Hôm nay,  

TQ Phản Đối Nhật Về Phản Ứng Chống Vùng Phòng Không

26/11/201300:00:00(Xem: 2819)
BẮC KINH - Viên chức cao cấp Bộ ngoại giao Trung Quốc đã phản đối với ĐS Nhật về phản ứng của Tokyo chống lại "vùng phòng không" của Nhật tại Biển Đông - Tân Hoa Xã đưa tin: hôm Thứ Hai, thứ trưởng Zheng Zeguang đã mời gặp ĐS Kitera Masato và phản đối "các tố giác không hợp lý" về vùng phòng không Hoa Đông mà Bắc Kinh công bố hôm Thứ Bảy.

Bộ ngoại giao Trung Quốc nói: vùng phòng không này đuợc thiết lập để bảo vệ chủ quyền quốc gia, lãnh thổ và không phận, phù hợp với luật và sự thực hành luật quốc tế.

Ông Zheng nhắc lại: từ thập niên 1950, trên 20 quốc gia, gồm Nhật, đã làm thế - khi nhắc tới trường hợp đảo Senkaku mà người Hoa gọi bằng tên Diaoyu, thứ trưởng Zheng khẳng định đảo này là 1 phần của lãnh thổ Trung Quốc, nên lẽ tự nhiên "vùng phòng không Hoa Đông" bao gồm đảo này.

Cùng ngày Thứ Hai, phát ngôn viên Qin Yang của Bộ ngoại giao hô hào chính phủ Nhật nỗ lực giải quyết các vấn đề bằng đối thoại và thương luợng. 1 ngày trước, Bộ quốc phòng đã lên tiếng, mô tả phản ứng của Tokyo là vô căn cứ và không thể chấp nhận.

Mặt khác, Bắc Kinh báo động Washington chớ nhúng tay vào cuộc tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật - sau khi chính phủ Hoa Kỳ tỏ ý bất bình với tuyên cáo về vùng phòng không Hoa Đông,

Bắc Kinh yêu cầu Washington tức khắc điều chỉnh sai lầm và đòi ĐS Hoa Kỳ giải thích. Đại tá phát ngôn viên Bộ quốc phòng Yang Yujun tuyên bố "Mục đich của thiết lập vùng phòng không là để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh không phận, là hành xử hữu hiệu quyền tự phòng thủ".

Ông Yang khẳng định "Trung Quôc hành động phù hợp với hiến chương LHQ và luật quốc tế". Tân Hoa Xã cho biết Bộ ngoại giao đã phản đối với ĐS Gary Locke, dẫn lời phát ngôn viên Qin Yang.

Tại Tokyo hôm Thứ Hai, thứ trưởng ngoại giao Akitaka Saidki đã tiếp ĐS Cheng Yonghua - cùng ngày, Thủ Tướng Shinzo Abe khẳng định không chấp nhận tất cả các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, và rằng "Các tuyên bố chủ quyền đó không có giá trị với Nhật, Trung Quốc nên rút lại các biện pháp xâm phạm tự do bay tại không phận quốc tế".

Ngoài ra, ngoại trưởng Kishida tuyên bố "Đó là hành động 1 chiều có thể đưa tới hiểm nguy không thể luờng trước".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko bị lật đổ bởi các cuộc biểu tình hiện tại, thì theo ý kiến ​​của nguyên thủ quốc gia đang gây tranh cãi Lukashenko, " tiếp theo sẽ là Nga ".
Hoa Kỳ đang có kế hoạch rút gần một nửa số binh sĩ Mỹ ra khỏi Iraq, theo một viên chức quân sự cao cấp của Hoa Kỳ cho biết qua bản tin của NPR hôm Thứ Tư, 9 tháng 9 năm 2020.
Trong vụ nhà hoạt động đối lập người Nga Alexei Navalny bị đầu độc, Moscow kiên quyết phủ nhận mọi cáo buộc. Nhưng quốc tế, các yêu cầu phải làm rõ ngày càng lớn hơn: Nga nên hành động.
Một tòa án tại Ả Rập Saudi đã đưa ra phán quyết cuối cùng hôm Thứ Hai, 7 tháng 9 năm 2020 về vụ giết chết một ký giả và nhà bất đồng chính kiến Jamal Khashoggi trong năm 2018, kết án tù 8 người, theo truyền hình chính phủ Saudi cho biết, theo bản tin của Fox News hôm Thứ Hai.
Không có dấu vết của một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất của phe đối lập ở Belarus (Weißrussland / White Russia), Maria Kolesnikova. Các đồng nghiệp của cô ta không liên lạc được với cô ấy, dịch vụ báo chí của hội đồng điều phối phong trào dân chủ ở Minsk cho biết hôm thứ Hai 07.09.2020. Ngoài ra, nhân viên của cô là Ivan Kravzov và người phát ngôn của cô Anton Rodnenkow cũng không còn liên lạc được nữa.
Cảnh sát Hong Kong đã bắt từ 90 tới 289 người tại các cuộc biểu tình chống chính quyền qua quyết định hoãn cuộc bầu cử, theo bản tin của Fox News cho biết hôm Chủ Nhật, 6 tháng 9 năm 2020.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer (CDU) công kích mạnh mẽ giới lãnh đạo Nga xung quanh Tổng thống Vladimir Putin sau vụ mưu hại bằng chất độc nhắm vào nhà phê bình Điện Kremlin Alexej Navalny.
USA đã lên án mạnh mẽ vụ đầu độc nhà phê bình điện Kremlin Alexej Navalny theo thông tin mới từ chính phủ Đức về "vụ việc". Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Toà Bạch Ốc John Ullyot hôm thứ Tư 02.09.2020 cho biết: “Mỹ quan ngại sâu sắc về kết quả công bố hôm nay. "Việc đầu độc" Alexei Navalny là hoàn toàn đáng trách."
Chính phủ Trump đã giữ im lặng hôm Thứ Tư, ngày 2 tháng 9 năm 2020, trong khi các nhà lãnh đạo trên thế giới bày tỏ sự quan ngại và đòi hỏi câu trả lời từ chính phủ của Tổng Thống Nga Vladimir Putin về phát giác rằng nhân vật lãnh đạo đối lập đã bị đầu độc bởi chất độc thần kinh hóa học thời Sô Viết
Nhà chỉ trích chính phủ Nga Alexej Navalny đã bị đầu độc bằng chất độc thần kinh hóa học Novitschok sau cuộc điều tra của một phòng thí nghiệm đặc biệt của lực lượng vũ trang Đức (Bundeswehr). Chính phủ liên bang đã thông báo hôm thứ Tư 02.09.2020 rằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cung cấp "bằng chứng rõ ràng".
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.