Hôm nay,  

Miến Cho Tam Đầu Chế Liên Âu Tìm Hiểu Nhân Quyền

12/12/200000:00:00(Xem: 4144)
VIENTIANE (Kyodo) - Vấn đề Miến Điện đã nổi bật trong cuộc đối thoại giữa ASEAN và Liên Âu ở Lào.

Sáng thứ hai 11-12, Miến Điện đã đồng ý để cho một phái đoàn tam đầu chế của Liên Âu thực hiện một sứ mạng tìm kiếm sự kiện tại nước này. ASEAN và Liên Âu đã mở lại cuộc đối thoại bị ngưng trệ từ năm 1997 vì các nhà lãnh đạo Liên Âu không chịu ngồi chung bàn hội nghị với các lãnh tụ quân nhân Miến Điện.

Tuy nhiên Ngoại trưởng Miến Win Aung nói với các phóng viên sau cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên giữa Âu-Á rằng tam đầu chế không được phép làm trung gian hòa giải giữa chính quyền quân nhân và những lực lượng vì dân chủ.

Tam đầu chế gồm có Pháp, hiện là chủ tịch Liên Âu, Thụy Diển Chủ tịch sắp tới và đại diện Ủy hội Âu châu.

Trong cuộc thảo luận các phái đoàn Anh, Hòa Lan và Đan Mạch trong Liên Âu đã chỉ trích nặng nề vấn đề nhân quyền của Miến Điện và tố cáo phe quân nhân cầm quyền không chịu làm gì để cải thiện tình hình. Trong khi đó các phái đoàn ASEAN, nhất là Singapore, đã ủng hộ Miến Điện biện hộ cho chính sách đối nội của nước này.

ASEAN và Liên Âu đã ngừng họp trong 3 năm chỉ vì những vi phạm nhân quyền ở Miến Điện.
Gerard Depayre, Tổng giám đốc Ngoại vụ của Ủy hội Âu châu, nói việc mở lại đối thoại “không phải là một sự yếu kém của lập trường Liên Âu” đối với Miến Điện. Còn Ngoại trưởng Miến nói các nước Liên Âu không có vẻ chú ý đến những lời giải thích của Miến Điện.

Tránh né khơi ra những dị biệt, đại diện của Âu Châu Charles Josselin tán dương sự hồi phục tiệm tiến của châu Á, và tỏ ý hi vọng rằng khó khăn không làm ngăn trở các cuộc cải tổ. Các viên chức tham dự hội nghị cho biết có một số bất đồng về vấn đề nhân quyền tại Miến Điện, về ổn định chính rị tại Indonesia và về vòng đám phán mới với Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới.

Theo các nguồn tin thân cận, 2 khối thỏa thuận sẽ nêu ra trong thông Cáo Chung ngày Thứ 5 về nhu cầu đối thoại để xúc tiến hòa giải chính trị giữa chính quyền Myanmar và Phong Trào Dân Chủ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.