Hôm nay,  

Giá Dầu Hạ Sẽ Làm Toàn Cầu Hỗn Loạn; OPEC Sẽ Giảm 30% Doanh Lợi Tới 2018

19/07/201300:00:00(Xem: 2407)
NEW YORK - Giá dầu thô hạ có thể đem lại nhiều phúc lợi - người tiêu thụ có nhiều tiền hơn trong túi và khiếm ngạch mậu dịch giảm.

Các doanh nghiệp có thể bán hàng với giá thấp hơn.

Nhưng, nếu giá dầu tiếp tục hạ trong vài năm, ảnh hưởng sẽ không là màu hồng, theo nhận định của giới phân tích.

Trước hết, các thành viên của tổ chức OPEC sẽ cảm thấy thiệt hại - điều đó sẽ nảy sinh thành hỗn loạn tại nhiều nước. Trong thời gian gần đây, các nước xuất cảng dầu dùng nguồn thu dầu để xoa dịu dân chúng - không đâu thật hơn là vương quốc Saudi Arabia, quốc gia đã dùng nguồn thu xuất cảng dầu thô để tài trợ các lãnh vực gia cư, y tế và năng luợng. Saudi xuất cảng hàng trăm tỉ MK dầu từ ngày "muà xuân Arap" nổi lên tại Bắc Phi đầu năm 2010. Nay, Saudi cần giá dầu thô ở mức gần 100 MK/thùng để cân bằng ngân sách - nếu giá dầu hạ, chính quyền Riyadh sẽ phải tiả xén các chi tiêu của các chương trình xã hội.

Ảnh hưởng của giá dầu thô sẽ lan rộng ngoài các thành viên OPEC.

Giáo sư Meghan O'Sullivan của trường Harvard nhận xét "Bất ổn tại Trung Đông là không lợi cho Hoa Kỳ, ngay cả nếu Hoa Kỳ không nhập cảng dầu từ Trung Đông - với Nga cũng thế".

Do sự tăng trưởng của kỹ nghệ dầu khí tại Hoa Kỳ, Canada và nơi khác trong khi Trung Quốc giảm tiêu thụ dầu vì kinh tế tăng trưởng yếu, nhu cầu mua dầu của OPEC có thể giảm 1 triệu thùng/ngày trong 3 năm tới, theo ước lượng của cơ quan năng lượng quốc tế (IEA).

Với nhu cầu dầu trong nước và dự báo về giảm giá dầu thô, các nước OPEC sẽ thấy nguồn thu giảm 30% từ nay đến năm 2018, theo tiên liệu của phân tích gia Trevor Houser tại Rhodium Group. Ảnh hưởng khó khăn sẽ không là đồng đều.

Phụ tá giáo sư Steffen Hertog của London School of Economics nói "Tại Iran, đó có thể là 1 yếu tố trong sự thay đổi chế độ, vì sẽ gây ra làn sóng bất ổn xã hội" - hậu quả với Venezuela là tương tự, tuy có thể diễn ra tại phòng phiếu.

Tuy nhiên, đồng giám đốc David Pumphrey của Cenetr for Strategic and International Studies nhắc nhở: vào những thời gian dầu thô giảm giá, các chính quyền đã có thể xoay trở - ông nêu thí dụ: chế độ Tehran bị trừng phạt kinh tế từ nhiều năm mà chưa sụp đổ. Ông Pumphrey diễn giải "Nhiều người lo ngại cách mạng bùng nổ - chắc chắn các nhà lãnh đạo cũng sợ".

Tại Saudi Arabia, chính quyền đang ra sức giảm tiêu thụ xăng dầu tại các lãnh vực không quan yếu.

Giáo sư O'Sullivan nói "Nhà cầm quyền Riyadh biết thế - đây là những vấn đề đòi hỏi thay đổi văn hoá. Nhưng thực sự đây là cuộc chạy đua với thời gian".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.