Hôm nay,  

Tin Vắn Thế Giới

04/11/200000:00:00(Xem: 4537)
TƯỚNG MỸ TỚI BẮC KINH
BẮC KINH - Tướng Henry Shelton, Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ, cũng là viên chức quân sự Hoa Kỳ cao nhất thăm Bắc Kinh kể từ năm 1997, sáng Thứ 6 đã bắt đầu các cuộc hội đàm nhằm làm giảm căng thẳng trong vùng. Tướng Shelton nói : ông thich thú được tới quan sát khu quân sự Sang Jie và xem quân sĩ luyện tập. Ông cho biết ông cũng sẽ thảo luận về những vấn đề hai bên cùng quan tâm. Trong 3 ngày lưu lại trung quốc, tướng Shelton cũng sẽ có dịp chứng kiến 1 cuộc thao diễn bắn đạn thật ở Nam Kinh, một thành phố miền Đông lục địa.

NGA GẠ BÁN CHO HOA LỤC 5 PHI CƠ RADAR BÁO ĐỘNG
BẮC KINH - Thủ Tướng Nga Kasyanov đang hội đàm với các viên chức Trung quốc tại Bắc Kinh về cuộc thương lượng bán cho Bắc Kinh 5 phi cơ trang bị hệ thống radar báo động sớm, tương đương hệ thống AWACS của Hoa Kỳ, trị giá 1 tỉ MK.
Thủ Tướng Kasyanov gặp Thủ Tướng Chu sáng Thứ 6, và buổi chiều gặp Chủ Tịch Giang. Hồi Tháng 7, vì áp lực của Washington, Israel đã phải hủy bỏ chương trình bán hệ thống Phalcon, tương đương AWACS.
Hệ thống Beriev A50 là radar hình nấm đặt trên nóc phi cơ Ilyushin-76, tầm phát giác phi đạn 400 dặm, có hiệu năng kém 2 hệ thống của Israel và Hoa Kỳ, theo đánh giá của NATO, nhưng vụ mua bán đang thương lượng vẫn gây lo ngại cho Hoa Kỳ.

THỔ DÂN THẮNG KIỆN ANH TỘI ÉP CƯ DÂN DỜI ĐẢO
LONDON - Dân hải đảo Diego Garcia, giữa Ấn Độ Dương, bị ép buộc di cư cách đây gần 30 năm, đã thắng kiện.
Sáng Thứ 6, tại London, Tối Cao Pháp Viện phán rằng hành động của chính quyền nước Anh năm 1971 là trái luật, chỉ thị cấm dân Diego Garcia hồi hương phải bị hủy bỏ.
Đảo Diego Garcia nằm giữa đường từ Phi Châu đi Indonesia, cách Ấn Độ 2400 cây số, năm 1966 được chính quyền Anh cho Hoa Kỳ thuê trong thời hạn 50 năm để đặt căn cứ quân sự chiến lược từng tham dự chiến cuộc Vùng Vịnh.
Bộ Ngoại Giao Anh không tìm cách biện minh về quyết định dời cư dân đảo gần 30 năm trước, nhưng cho biết đang xem xét khả năng tái định cư dân đảo Diego Garcia tại những đảo khác trong quần đảo Chagos. Theo ước lượng, chỉ còn 500 người sống sót trong số 2000 người bị ép buộc dời cư.

SINGAPORE: SPIDERMAN LEO CAO ỐC
SINGAPORE - Một người Pháp 38 tuổi bạo gan leo tòa nhà chọc trời 21 tầng Overseas Union Bank, cao 280 mét, tại trung tâm Singapore, đã bị cảnh sát bắt khi lên tới noc. "Người nhện" Alain Robert nói ông coi những tòa nhà chọc trời như những ngọn núi giữa đô thị. Ông Robert leo bằng hai bàn tay trần đã chinh phục trên 30 tòa nhà chọc trời, trong số này có cao ốc Empire State ở New York, tháp Eiffel ở Paris, Tháp Sears 110 tầng ở Chicago. Năm ngoái, ông được tiếp cứu khi đang leo giữa chừng 1 tòa nhà cao 110 mét ở Paris vì bị co rút bắp thịt. Trong số các nhân chứng, có người tưởng rằng "người nhện" Alain Robert là người có ý định tự tử.

QUÁN TRỌ DƯỚI ĐẤT
Đó là một quán trọ độc nhất vô nhị: Leon Hornby và con trai đã mở ra một quán trọ dưới đất có tên Underground Dug-Out Motel tại White Cliffs, Úc, đaò sâu vào hang núi trên đồi Smith’s Hill của thị trấn hầm mỏ này, nơi phần lớn dân số phải sống dưới đất để thoát nhiệt độ gay gắt.

BIA ĐAN MẠCH MUA BIA THỤY SĨ
Hãng bia Đan Mạch Carlsberg AS đang mua hãng bia Thụy Sĩ Feldschoesschen với giá 492 triệu Mỹ Kim theo hãng này loan báo hôm Thứ Sáu. Trụ sở chính của hãng bia Đan Mạch đặt tại Copenhague, giữa những điện đài cổ kính.

SRI LANKA: BÀN NGƯNG NỘI CHIẾN
COLOMBO - Cựu dân biểu Erik Solheim, sứ giả hòa bình của Na Uy, cho biết lãnh tụ Prahakaran của loạn quân Tamil muốn điều đình với chính quyền Colombo để giải quyết cuộc nội chiến đã kéo dài 17 năm tại đảo quốc Sri Lanka, tên cũ Tich Lan. Ông cho biết cuộc gặp gỡ của ông và nhà lãnh đạo Tamil hôm Thứ 3 là tich cực, mặc dù chưa định thời điểm mở hòa đàm. Trong ngày Thứ 6, sứ giả Solheim gặp TT Kamaratunga để thăm dò khả năng đàm phán, tuy không có thông điệp nào từ lãnh tụ Tamil để chuyển giao. Ông Solheim nói : 2 nguyên tắc căn bản để đàm phán là sẽ không có 1 quốc gia mới ở Sri Lanka, và giải pháp tương lai phải nằm trong phạm vi chủ quyền của Sri Lanka, phía lãnh tụ Prahakaran chưa đặt 1 điều kiện nào.

NGA: TANG LỄ THỦY THỦ TÀU NGẦM


KURSK - Hàng ngàn người dự tang lễ của thủy thủ thứ nhì được vớt xác từ tàu ngầm nguyên tử Nga, tại thành phố Kursk. Vài giờ trước khi có tin xác người con trai 27 tuổi được thu hồi từ đáy biển, mẹ của thủy thủ Kunetsov cũng tắt thở vì bệnh tim tại thị xã bản doanh của tàu ngầm nguyên tử. Vợ anh Kunetsov gục khoc trên chiếc quan tài phủ cờ và đặt chiếc mũ hải quân của chồng. Hôm Thứ 5, tại thành phố St Petersburg đã cử hành đám tang Trung Tá Kolesnikov, người chỉ huy khoang máy của tàu ngầm và để lại thư tuyệt mệnh. Tới nay, giới hữu quyền vẫn chưa minh định nguyên nhân tai nạn nổ tàu ngầm Kursk mà Tư Lệnh Hải Quân Nga có nói là do va chạm với 1 tàu ngầm ngoại quốc.

ANH LỤT LỚN KỶ LỤC CỦA THẾ KỶ
YORKSHIRE - Trận lụt tệ hại nhất nửa thế kỉ tại Anh-quốc gây ra cảnh di tản tại nhiều nơi, trong khi Sở Khí Tượng thông báo thời điểm xấu nhất nhất chưa tới, và còn mưa lớn trong 48 giờ sắp tới. Thủ Tướng Tony Blair đã dùng phi cơ quan sát các khu vực bắc Yorkshire và thung lũng Severn. Ở vùng Worcester, tình hình không khá hơn : 1 bệnh viện đã phải di tản. Mực nước 9 con sông dâng cao, nguy ngập nhất là lưu vực sông Severn. Ở thị xã Shrewsbury, trên 200 nhà đã bị ngập, việc đi lại hầu như hoàn toàn gián đoạn.

PHI: BÃO LỚN, ÍT NHẤT 26 CHẾT
MANILA - Ít nhất 26 người chết vì trận bão Bebinca tại miền bắc đảo Luzon của Philippines. Bão đã kéo tới khu vực thủ đô Manila vào luc hừng đông ngày Thứ 6, các trường học và công sở đóng cửa, đài truyền hình khuyến cáo dân chúng ở yên trong nhà, sau khi hàng trăm người đã tới tạm trú ở các trường học.
Tại thủ đô, 65% của dân số không có điện, nhà chức trach cắt điện tại nhiều khu vực để phòng tai nạn điệt giựt, tàu thuyền cũng bị cấm rời bến. Theo Sở Khí Tượng, sức mạnh của bão Bebinca là 120 cây số/giờ, cường độ cấp 3, gió giựt 150 cây số/giờ, đang di chuyển về hướng Hoa Nam với tốc độ 19 cây số. Hôm đầu tuần, bão Xangsane đã gây thiệt mạng 44 người, mất tich 58 người, thiệt hại vật chất 1 tỉ đồng Pesos tại Philippines.

LOẠN QUÂN ANGOLA ĐÃ BẮN HẠ PHI CƠ
TỈNH NAM LUNDA - Loạn quân UNITA nhận trach nhiệm bắn rơi 1 phi cơ do Nga chếâ tạo với 48 người trên tàu, trên đường trở về thủ đô Luanda. Nhà chức trach hàng không Angola cho biết chiếc Antonov 26 thuê bao do phi hành đoàn Ukraine lái rơi và nổ tối Thứ 3 gần thị trấn Saurimo, phía đông bắc cựu thuộc địa Bồ Đào Nha này. Năm ngoái, UNITA nhận đã bắn rơi 2 phi cơ Antonov, và đang bán kim cương lấy tiền nuôi dưỡng cuộc chiến chống lại chính quyền Angola.

NASA BAY THỬ TÀU CỨU SINH X38
CĂN CỨ KHÔNG QUÂN EDWARDS - Các khoa học gia của NASA đã thử nghiệm chuyến bay trở lại địa cầu của phi thuyền X-38. NASA gọi X-38 là tàu cứu sinh, sẽ được bố trí trên trạm không gian quốc tế, sẽ giúp các phi hành gia thoát thân trong trường hợp khẩn cấp. Phi thuyền X-38 đã đáp an toàn tại California sau khi được phi cơ mẹ thả ở độ cao trên 36ngàn feet. Con tàu này sẽ thay thế phi thuyền Soyuz của Nga vào năm 2005, trang bị dù lớn nhất lịch sử hàng không. Theo ước tính của các chuyên viên NASA, kinh phí chế tạo tàu X-38 chỉ bằng 1/10 dự toán 2 tỉ MK. Cùng ngày tàu X-38 được thử nghiệm, phi hành đoàn Nga Mỹ đã bước sang ngày làm việc thứ tư trên trạm không gian quốc tế.

IRAN BIỂU TÌNH CHỐNG MỸ, DO THÁI
TEHRAN - Nhân kỉ niệm 21 năm vụ chiếm và bắt con tin tại Tòa Đại Sứ Mỹ, hàng ngàn người Iran biểu tình tuần hành tới tòa nhà sứ quán cũ, trên đường đi dự lễ cầu kinh Hồi Giáo ngày Thứ 6 hàng tuần. Đoàn thiếu nhi đi đầu đoàn tuần hành với các khẩu hiệu chống Mỹ và Israel. Một khẩu hiệu lớn viết "Chúng tôi chống Mỹ đến giọt máu cuối cùng". Vụ bắt giữ 52 con tin kéo dài 444 ngày và kết thuc sau ngày Hoa Kỳ đoạn giao với Iran. Ban tổ chức biểu tình phát truyền đơn đòi tiêu diệt Israel khỏi vũ trụ này, cờ Mỹ và cờ Israel bị đốt.

BẮC HÀN, MỸ HỌP THẤT BẠI
KUALA LUMPUR - Cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn tại thủ đô Malaysia kết thuc không kết quả. Theo thương thuyết gia Robert Einhorn, Phụ Tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ về các vấn đề tài binh, 2 bên đã xác định rõ hơn lập trường về vấn đề phi đạn, và mở rộng những điểm tương đồng trong những lãnh vực khác. Ông cho biết các vấn đề quan trọng còn được thăm dò thêm. Phái đoàn Băc Hàn mô tả cuộc đàm phán Kuala Lumour thân mật, cởi mở hơn cuộc đàm phán với Nhật Bản.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.