Hôm nay,  

Châu Á Lão Hóa: Nguy Hại Kinh Tế, Xã Hội

10/12/201200:00:00(Xem: 5630)
Có những khuynh hướng lớn đang ảnh hưởng kinh tế toàn cầu, trong đó có hiện tượng các thị trường mới nổi xuất hiện, thứ nhì là hiện tượng dân số lão hóa, một tình hình đang ảnh hưởng một số thị trường, thí dụ như Nhật Bản và Châu Âu, gây thiệt hại cho sức tăng kinh tế và ổn định tài chánh.

Nhưng lo ngại nhất là ở Trung Quốc. Một phần vì chính sách "một con," khởi sự áp dụng từ 1977 và 2 năm sau là áp dụng toàn quốc, ước tính lực lượng lao động TQ sẽ bắt đầu co cụm từ năm 2015.

Sau 3 thập niên tăng tốc kinh tế, TQ sẽ khựng lại vì khối người lao động lão hóa, co cụm.

Hiện nay, TQ có 137 triệu người tuổi 65 trở lên. Trong 12 năm tới, dự kiến sẽ có thêm 100 triệu người nữa.

Tỷ lệ người hồi hưu đối với người lao động sẽ tăng từ 49% hiện nay lên tới 69% trong năm 2030, giả sử là tuổi hồi hưu không thay đổi.

Vào năm 2035, tuổi trung bình ở TQ sẽ tăng từ 35 lên 45 năm, bằng tuổi trung bình ở Nhật hiện nay.

Không chỉ TQ. Dân số lao động ở Nam Hàn sẽ bắt đầu co cụm từ năm 2015.

Đài Loan có tỷ lệ tuổi hồi hưu đối với người lao động dự kiến từ hiện nay là 37% sẽ tối 56% trong năm 2050, lúc đó sẽ là dân số già lão nhất Châu Á. Tương tự sẽ là Hồng Kông và Singapore.


Thái Lan cũng thể: dân số lao động sẽ co cụm kể từ 10 năm tới.

Nhiều ảnh hưởng sẽ xảy tới khi dân số lao động cụ cụm. Đặc biệt là ở Châu Á, nơi dựa vào năng suất người lao động là chính.

Nguy hiểm lớn còn là khuynh hướng tiêu thụ, vì tiêu thụ mới là sức tăng cho các kỹ nghệ. Con người tiêu thụ nhiêù nhất là tuổi từ 20 tới 40 -- lượng tuổi của ăn nhiều, mặc nhiều, vui chơi nhiều, xài nhiều.

Khi tuổi già đi, các gia đình xài ít lại, như thế sẽ tác hại các nước dựa vào xuất cảng và đầu tư vì các thị trường sẽ tiêu thụ ít hơn.

Tuổi lớn, trong khoảng từ 40 tơi 65 tuổi, thường có khuynh hướng tiết kiệm để lo cho con và để phòng vệ khi về hưu, nhưng khi về hưu thì không còn gì để tiết kiệm nữa. Nhật Bản đã là nạn nhân của hiện tượng này: tỷ lệ tiết kiệm các hộ dân cư giảm từ hai hàng số trong thập niên 1990s tới mức thấp hơn cả so với Mỹ.

Tại Nam Hàn, tỷ lệ tiết kiệm bắt đầu giảm, vì người vào tuổi về hưu đông hơn.

Nghĩa là, mất đi sức tiêu thụ để kích thích kinh tế.

Và tuổi già có nghĩa là chi phí y tế tăng, Thêm gánh nặng cho xã hội, trong khi người trong tuổi lao động không tăng nhanh được vì sinh xuất hầu hết các nước Châu Á đều ở mức thấp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.