Hôm nay,  

1 Tiểu Ban Hạ Viện Điều Trần: Vn Leo Thang Đàn Áp Tôn Giáo

11/10/199900:00:00(Xem: 5844)
Dân Biểu Smith, LM N.H. Lễ tố cáo Bộ Ngoại Giao Mỹ bao che cho CSVN

Hoa Thịnh Đốn — Tại buổi điều trần ngày 6 tháng 10 trước Tiểu Ban Quốc Tế Vụ và Nhân Quyền của Hạ Viện Hoa Kỳ, Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (UBTDTG/VN) đã đưa ra nhiều dữ kiện về sự leo thang đàn áp tôn giáo ở Việt Nam, và yêu cầu Bộ Ngoại Giao có một số hành động cụ thể.
Đây là buổi điều trần để Quốc Hội duyệt xét về bản tường trình về tự do tôn giáo mà BNG nộp cho Quốc Hội cách đây một tháng.
Mở đầu, Dân Biểu Christopher Smith (CH, New Jersey), chủ toạ buổi điều trần, nhận xét rằng bản tường trình này của BNG cũng mang những khiếm khuyết giống như bản tường trình hàng năm về nhân quyền của họ. Theo DB Smith thì bản tường trình về tôn giáo đã có những chỗ tìm cách bọc đường cho sự thật xấu xa; điều này phản ảnh sự giằng co trong nội bộ BNG, giữa một đằng là những người thực sự quan tâm về nhân quyền và đằng kia là một số nhân viên lãnh sự đang tìm cách bao che cho các chế độ độc tài.
DB Smith cũng bày tỏ mối thất vọng là danh sách những quốc gia mà BNG cho là tình trạng đàn áp tôn giáo đáng quan tâm và do đó phải có biện pháp đối phó lại thiếu mất một số quốc gia vi phạm tự do tôn giáo một cách trầm trọng. Danh sách của BNG chỉ gồm có Miến Điện, Trung Cộng, Iran, Iraq, Sudan, Serbia, và A Phú Hãn. DB Smith hỏi vị Giám Đốc Văn Phòng Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế thuộc BNG, Tiến Sĩ Robert Seiple, rằng tại sao danh sách lại bỏ sót Việt Nam, nơi mà chính quyền “đàn áp một cách thô bạo” các giáo hội độc lập.
Đến phần TS Seiple điều trần, ông ta cho biết rằng đã thăm viếng 15 quốc gia, trong đó có Việt Nam, để lấy dữ kiện cho bản tường trình. Về phần Việt Nam, TS Seiple cho biết là các vị tu sĩ mà ông ta tiếp xúc ở Việt Nam đều nhận xét là có sự cải thiện trong chính sách của nhà nước đối với các tôn giáo trong những năm gần đây. TS Seiple cho biết rằng văn phòng của ông ta đã đón nhận tin tức từ rất nhiều nguồn và hứa tiếp tục hợp tác với Quốc Hội để chống lại sự đàn áp tôn giáo ở trên thế giới.
Dân Biểu Frank Wolf, người đã có công nhiều nhất trong việc đưa ra đạo luật chống đàn áp tôn giáo, bày tỏ sự thất vọng là bản tường trình của TS Seiple đã chỉ nói đến Việt Nam một cách qua loa, không phản ảnh đúng tình trạng đàn áp trầm trọng đang diễn ra ở quốc gia cộng sản này.
Trong phần phát biểu của các nhân chứng, Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ đại diện cho UBTDTG/VN trình bày về những thực tế mà một người ngoại quốc chỉ thăm viếng Việt Nam trong vài ngày sẽ không thể nào nhìn ra. LM Lễ nhận xét rằng bản tường trình của BNG có nhiều chỗ thiếu sót và có một số điểm không chính xác; nói chung bản tường trình đã hời hợt cho rằng các vụ vi phạm tự do tôn giáo chỉ là hành động cá lẻ của một vài viên chức địa phương.
Bằng những dẫn chứng cụ thể, LM Lễ giải thích rằng chính quyền Việt Nam có một chính sách nhất quán từ năm 1975 đến giờ nhằm triệt tiêu các tôn giáo. Trong những tháng gần đây họ đã leo thang chính sách đàn áp này đối với tất cả các giáo hội độc lập.
Cuối cùng LM Lễ đã đưa ra những đề nghị cụ thể cho BNG. LM Lễ yêu cầu BNG tạo điều kiện để một phái đoàn gồm các tu sĩ Phật Giáo và một số bác sĩ Hoa Kỳ đi Việt Nam thăm viếng Đại Lão Hoà Thượng Thích Huyền Quang hiện nay sức khoẻ bị suy yếu sau 22 năm giam lỏng.
Đồng thời BNG cần nhận diện ra các người đang bị đàn áp trầm trọng vì lý do tôn giáo và can thiệp để đưa họ đi tị nạn nếu an toàn cá nhân của họ bị đe doạ.
Cuối cùng LM Lễ kêu gọi BNG tận dụng mọi cơ hội trong quan hệ ngoại giao và trong cuộc thương thảo về mậu dịch với Việt Nam để đòi hỏi Việt Nam phải trả tự do cho tất cả các tu sĩ bị cầm tù, chính thức thừa nhận các giáo hội độc lập, và trả lại tất cả các tài sản mà nhà nước đã tịch thu của các giáo hội này.
LM Lễ đề nghị là trong bản tường trình sang năm BNG nên đánh giá thiện chí của chính quyền Việt Nam qua sự hợp tác của họ đối với ba yêu cầu trên.
Sau phần điều trần của các nhân chứng, vị Tham Mưu Trưởng của Tiểu Ban Quốc Tế Vụ và Nhân Quyền, ông Grover Joseph Rees, hỏi LM Lễ rằng tại sao có sự khác biệt quá nhiều giữa bản tường trình của BNG và những sự kiện mà LM Lễ vừa trình bày. LM Lễ giải thích rằng rất có thể là TS Seiple đã chỉ được tiếp xúc với các thành phần thuộc các tổ chức tôn giáo của nhà nước và dĩ nhiên họ phải đánh bóng cho chế độ.
Ông Rees kêu gọi UBTDTG/VN cung cấp thêm tin tức cho TS Seiple và cho Quốc Hội để bản tường trình năm sau được đầy đủ và chính xác.
Cùng điều trần với LM Lễ là Cô Nina Shea, thành viên của Uỷ Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế; TS Stephen Rickard, Giám Đốc Văn Phòng Ân Xá Quốc Tế ở Hoa Kỳ; Dr. Paul Marshall, thuộc Trung Tâm Tự Do Tôn Giáo của Tổ Chức Freedom House; và ông Abdughuphur Kadirhaji thuộc nhóm Hồi Giáo bị đàn áp ở Trung Cộng.
Để bày tỏ mối quan tâm về tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam cũng như để hỗ trợ cho LM Lễ, một phái đoàn trên 20 người Việt đã dự thính buổi điều trần gồm có Hoà Thượng Thích Hiện Hương, Thượng Toạ Thích Vân Đàm, Ông Lê Văn Trịnh Chánh Trị Sự Cao Đài Trung Hưng và Phó Chánh Trị Sự Nguyễn Văn Quế, cụ Phan Vỹ Chủ Tịch Cộng Đồng, và một số nạn nhân của sự tra tấn vì lý do chính trị hay tôn giáo...
Tham dự buổi điều trần gồm có nhiều vị dân biểu thuộc lưỡng đảng, trong đó DB Frank Wolf (CH, Virginia) chính là tác giả của đạo luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Quốc Hội thông qua đạo luật này vào cuối năm 1998 mặc dù đã gặp phải sự chống đối rất mạnh mẽ của Tổng Thống Clinton, của BNG, và của các đại công ty Hoa Kỳ.
Đạo luật này bắt buộc BNG thành lập Văn Phòng Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế với nhiệm vụ hàng năm phải tường trình cho Quốc Hội về tình trạng đàn áp tôn giáo trên thế giới và khuyến cáo về những quốc gia cần quan tâm. Đối với các quốc gia có sự vi phạm trầm trọng thì đạo luật ấn định một loạt biện pháp chế tài. Đối với các quốc gia mà sự vi phạm nhẹ hơn thì chỉ bị cảnh cáo.
Bên cạnh đó đạo luật thành lập Uỷ Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, mà thành viên do Tổng Thống và Quốc Hội chỉ định, để làm việc song hành với Văn Phòng kể trên. Đầu năm nay TT Clinton đã tìm cách ngăn chặn sự ra đời của Uỷ Hội bằng cách không đưa vào ngân sách quốc gia phần ngân quỹ cho Uỷ Hội. DB Wolf sau đó đã phải đưa ra điều luật để cung cấp ba triệu Mỹ kim cho Uỷ Hội hoạt động. Uỷ Hội này sẽ tổ chức điều trần vào ngày 20 tháng 10 và sẽ nộp bản tường trình cho Quốc Hội vào cuối năm nay.
UBTDTG/VN được thành lập cuối năm 1998, ngay sau khi đạo luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế được ban hành, với mục đích tận dụng đạo luật này để tranh đấu cho nền tự do tôn giáo ở Việt Nam. Một số thành viên nguyên thuỷ của Uỷ Ban đã làm việc chặt chẽ với Quốc Hội từ năm 1996 để vận động cho đạo luật này.


Từ ngày thành lập, Uỷ Ban đã nhiều lần tiếp xúc với TS Seiple và các giới chức khác ở Bộ Ngoại Giao, với DB Wolf, DB Smith và những nhân viên Quốc Hội liên quan đến đạo luật, và với Uỷ Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Uỷ Ban đã cung cấp tài liệu, tin tức, và chứng cớ về sự đàn áp tôn giáo ở Việt Nam cho các giới chức này, trong đó có danh sách một số tài sản bị tịch thu của các giáo hội, danh sách các tu sĩ bị cầm tù hay bị giam lỏng, và hồ sơ về một số vị tu sĩ cần được giải cứu khỏi Việt Nam. Riêng danh sách tài sản bị tịch thu đã được DB Smith đồng ý để vào hồ sơ Quốc Hội của buổi điều trần.
Đầu tháng 9 vừa qua nhân dịp Bà Ngoại Trưởng Madeleine Albright chuẩn bị đi Việt Nam, thể theo lời yêu cầu của Uỷ Ban DB Smith đã viết thư yêu cầu bà Albright nêu vấn đề nhân quyền với Việt Nam, đặc biệt về việc chấp thuận cho một phái đoàn tu sĩ Phật Giáo và bác sĩ Hoa Kỳ đi thăm Hoà Thượng Thích Huyền Quang. Nhiều vị dân biểu khác, kể cả DB Wolf, đã ngỏ ý sẵn sàng hỗ trợ cho lời yêu cầu này và làm việc với BNG để xúc tiến việc này.
Vị đại diện cho UBTDTG/VN tại buổi điều trần là một nhân sống chứng của sự đàn áp tôn giáo. Đầu năm 1976 LM Lễ, lúc ấy là Cha Xứ ở Tỉnh Bến Tre, bị bắt cải tạo sau khi lên tiếng phản đối chính sách đàn áp tôn giáo của cộng sản. Trong 13 năm tù LM Lễ đã nhiều lần bị đánh đập và tra tấn nặng nề, và bị biệt giam 3 năm sau một cuộc vượt trại không thành. Chỉ vài tháng sau khi được thả, LM Lễ đã vượt biên và được giáo hội Công Giáo Tân Tây Lan mời sang phục vụ cho cộng đồng Việt Nam ở quốc gia này.
LM Lễ hiện nay là Giám Đốc Điều Hành của UBTDTG/VN. Bà Ngô Thị Hiền, một người đã đóng góp rất nhiều trong các công tác nhân đạo trong nhiều năm qua, là Chủ Tịch, và Thượng Toạ Thích Vân Đàm là Chủ Tịch Ban Cố Vấn của Uỷ Ban.
Uỷ Ban hiện đang làm việc với một số tổ chức tôn giáo và nhân quyền để thực hiện một bản tường trình chi tiết về tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam. Bản tường trình này sẽ nộp cho Quốc Hội, Văn Phòng của TS Seiple, và Uỷ Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.
Lời phát biểu của DB Smith và các bản điều trần có đăng ở hội trang (web site) của Tiểu Ban Quốc Tế Vụ và Nhân Quyền theo địa chỉ http://www.house.gov/international_relations/hr/iohrhear.htm.


Dưới đây là Lời phát biểu của LM Lễ tại buổi điều trần:

Thưa Ông Chủ Tịch và quý thành viên của Tiểu Ban,
Tôi xin cảm ơn quý vị đã cho tôi cơ hội lên tiếng không những cho Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam mà cả cho các nạn nhân của chính sách đàn áp tôn giáo ở Việt Nam.
Uỷ Ban chúng tôi hoan nghênh việc phát hành bản Tường Trình Hàng Năm về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Tuy nhiên chúng tôi lấy làm quan ngại về sự hời hợt, về sự thiếu sót các dữ kiện quan trọng, và về một số tin tức không chính xác trong phần về Việt Nam của bản tường trình này.
Trước hết, bản tường trình tạo ngộ nhận rằng sự đàn áp tôn giáo ở Việt Nam không xuất phát từ chính sách kéo dài và nhất quán của chính quyền trung ương mà chỉ là những hành động riêng lẻ của một số giới chức địa phương. Bản chất của chính quyền cộng sản ở Việt Nam là phản tôn giáo. Lý thuyết cộng sản xem tôn giáo là kẻ thù của nhân dân. Chính sách của nhà nước là thẳng tay nhổ cỏ tất cả các hoạt động tôn giáo nào mà họ không kiểm soát được và không khai thác được cho mục tiêu của họ.
Ngay sau khi chiếm miền Nam năm 1975, chính quyền cộng sản đã khống chế các giáo hội Tin Lành và Công Giáo, và giải thể các giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hoà Hảo, và Cao Đài. Nhiều vị lãnh đạo tôn giáo đã bị bắt, bị cầm tù, bị tra tấn, và bị làm nhục; nhiều vị đã chết trong trại giam.
Bản thân tôi đã bị giam 13 năm trong nhà tù cộng sản vì lên tiếng đòi hỏi quyền tự do tôn giáo. Tôi đã bị tra tấn, đánh đập và bị biệt giam trong 3 năm.
Để thủ tiêu mọi dấu vết và ảnh hưởng của các giáo hội độc lập, chính quyền đã thay thế các giáo hội này bằng những tổ chức do nhà nước đẻ ra, mà nhiệm vụ chỉ là thi hành chính sách của nhà nước đối với các tôn giáo. Ban Đại Diện Phật Giáo Hoà Hảo được thành lập hồi tháng 5 vừa qua là một trường hợp điển hình. Một cán bộ cộng sản chỉ đạo ban đại diện này.
Chính quyền đã tinh vi tạo ra “một giáo hội trong giáo hội” để chia rẽ cộng đồng Công giáo. Vai trò của tổ chức Công giáo yêu nước là phân đôi cộng đồng Công giáo. Các tu sĩ nằm trong tổ chức này được hưởng nhiều đặc ân của nhà nước. “Sự cho phép hoạt động rộng rãi, kể cả trong lãnh vực giáo dục và nhân đạo” được nêu trong bản tường trình của BNG chỉ dành cho các thành phần hợp tác với nhà nước.
Trong mấy tháng gần đây, chính quyền đã leo thang nỗ lực làm khó, hăm doạ, và đàn áp các lãnh đạo tôn giáo, và áp đặt nhiều giới hạn cho việc hoạt động tôn giáo như trong việc ấn hành kinh sách và tài liệu.
Tháng Năm vừa qua, công an đã đột nhập buổi An Cư Kiết Hạ của các tu sĩ Phật Giáo ở Sàigòn và hăm doạ trừng trị nặng nề những ai ủng hộ cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Các tu sĩ Phật Giáo mới được thả bị công an bắt lại để chất vấn trong thời gian Bà Ngoại Trưởng Albright thăm viếng Việt Nam. Ông Trần Quang Châu, một vị lãnh đạo Cao Đài, hiện đang bị giam tại gia sau khi đồng ký tên vào một thư ngỏ hồi tháng rồi để yêu cầu nhà nước thừa nhận các giáo hội độc lập và trả lại các tài sản đã bị tịch thu. Bản tường trình của BNG không phản ảnh thực tế này.
Mặc dù bản tường trình thừa nhận là có đàn áp tôn giáo, nhưng lại cho rằng sự đàn áp đó chỉ là thái độ tuỳ tiện và cá lẻ của một vài giới chức địa phương ở một vài vùng hẻo lánh. Thực ra, đàn áp tôn giáo là cả một chính sách mà chính quyền trung ương đang thực hiện một cách có hệ thống trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên sự đàn áp này được nguỵ trang khéo léo và do đó không dễ nhận ra, nhất là đối với người ngoại quốc. Điều này có lẽ đã là một yếu tố tạo nên sự khiếm khuyết và sai lệch trong bản tường trình của BNG.

Chúng tôi biết rằng Văn Phòng Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế sẽ đệ trình những khuyến cáo cho Tổng Thống dựa trên sự hiểu biết của Văn Phòng về tình trạng tôn giáo ở Việt Nam. Chúng tôi xin đề nghị những điểm sau.
1. BNG cần tạo điều kiện để một phái đoàn gồm các tu sĩ Phật giáo và bác sĩ từ Hoa Kỳ thăm viếng Hoà Thượng Thích Huyền Quang, năm nay đã 81 tuổi, và đã bị giam trong suốt 22 năm qua. Sức khoẻ của Hoà Thượng đang suy đồi vì tuổi tác và vì thiếu sự chăm sóc về y tế.
2. Các toà lãnh sự ở Việt Nam cần bằng mọi cách nhận diện ra các nạn nhân của sự đàn áp tôn giáo và đưa họ sang Hoa Kỳ lánh nạn.
3. Chính phủ Hoa Kỳ cần tận dụng các cơ hội trong lãnh vực ngoại giao và thương thảo mậu dịch để thuyết phục Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân tôn giáo, chính thức công nhận các giáo hội độc lập, và hoàn trả tất cả các tài sản đã tịch thu. Nếu được phép của Ông Chủ Tịch, tôi xin đệ nạp danh sách sơ khởi tài sản của các giáo hội bị tịch thu, để đưa vào hồ sơ Quốc Hội của buổi điều trần.

Chúng tôi hy vọng rằng sang năm BNG sẽ tường trình một cách chi tiết về những tiến triển cũng như đánh giá về mức độ hợp tác của Việt Nam trong các vấn đề trên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ Tân Hoa Xã, TQ: Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ để tìm ra cách thức phù hợp nhằm hòa hợp với nhau - chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. ✱ Al Jazeera, Qatar: Chính quyền Biden cho biết Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh duy nhất của Hoa Kỳ “với mục đích định hình lại trật tự quốc tế và ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để thúc đẩy mục tiêu đó” ✱ Kyodo News, Jp: Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết việc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp cận một số chip cao cấp được Bắc Kinh sử dụng để sản xuất các hệ thống quân sự tiên tiến. ✱ Global Times, CN: Cuộc chiến chip ngày càng leo thang của Mỹ chống lại Trung Quốc đã tạo ra sự bất ổn to lớn cho ngành công nghiệp chip thế giới và đặt các nhà sản xuất chip hàng đầu vào tình thế cực kỳ khó khăn có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng. ✱ Asia Nikkei, Jp: Những hạn chế sẽ khiến Bắc Kinh khó khăn hơn nhiều trong việc mua hoặc chế tạo chất bán dẫn tiên tiến cho một quân đội...
✱ Declassified Uk.: Các hồ sơ giải mật cho thấy, Vương quốc Anh đã dự đoán về một "cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Nga và Ukraine" từ năm 1992. ✱ The Grayzone: Bài thuyết trình vào tháng 4 năm 2022 dành cho các sĩ quan tình báo cao cấp của Anh, vạch ra một kế hoạch phức tạp để làm nổ tung Cầu Kerch ở Crimea. ✱ TASS Ru.: Các nhân viên thuộc các cơ quan tình báo của Mỹ và Anh trực tiếp tham gia vào các hoạt động bí mật với Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và đào tạo nhân viên để thực hiện công tác ✱ Yahoo News: CIA đã bí mật đào tạo các lực lượng Ukraine tại vùng tiền tuyến phía đông của Ukraine - CIA huấn luyện các đối tác Ukraine về các kỹ thuật bắn tỉa, cách vận hành tên lửa chống tăng Javelin và các thiết bị khác...
Trước khi ngưng đọc vì cho rằng chúng ta đã nói rất nhiều về những điều tương tự trong nhiều tháng qua, xin hãy để tôi nói rõ: Tôi không nói về Nga. Không, đây là một vấn đề lớn hơn. Nó mang tên Trung Quốc...
Sáng thứ Hai 10/10/22 vùa qua, phải chăng Putin đã thay đổi bản chất cuộc chiến ở Ukraine khi phóng 83 hỏa tiễn nhằm thẳng 11 cơ sở vật chất dân sự và nhà cửa dân chúng? Putin đã áp dụng đúng lý thuyết chiến tranh của cộng sản là tiêu diệt sự sống xã hội của quốc gia địch khi mục tiêu không đạt được. Nhưng có người cho rằng oanh tạc Ukraine hôm thứ Hai thực chất không phải Putin thay đổi chiến thuật mà đó chỉ để vớt vát thể diện trước dân chúng Nga và thế giới sau nhiều thất bại liên tiếp ở Ukraine và, đau đớn hơn nữa, « cầu Putin » (Kertch) bị đặc công Ukraine phá hỏng...
Vào giữa tháng 3, chưa đầy một tháng sau khi Nga xâm lăng Ukraine, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã đưa ra một dự đoán nổi bật: Ukraine sẽ chiến thắng. Sáu tháng sau, Ukraine đang trên đà tấn công và tái chiếm lãnh thổ quan trọng giữa nhiều dấu hiệu là quyết tâm của Nga đang suy yếu. Các bản tường thuật chỉ ra rằng vũ khí và thông tin tình báo do Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác cung cấp đang mang lại cho cuộc phản công của Ukraine một sự thúc đẩy nghiêm trọng. Liên minh NATO vẫn bền vững và đoàn kết đứng sau Ukraine, bất chấp nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu sự thống nhất đó bằng cách hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu...
Trong thời đại kinh tế toàn cầu hoá dựa vào tri thức và thông tin, thì kiến thức trở thành sức mạnh và Internet là phương tiện kết nối. Các kiến thức mới đang được phổ biến tự do trên khắp thế giới và mọi người có thể truy cập được dễ dàng hơn. Trước các chuyển biến dông bão này, tình hình cạnh tranh giữa các cường quốc không chỉ còn nằm trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh mà còn canh tân kỹ thuật và nhiều quốc gia cảm thấy đang bị đe dọa bởi sự tụt hậu về kiến thức và trang bị kỹ thuật số...
Cả hai nhà lãnh đạo nữ này đều là những nhân vật xuất chúng, những phụ nữ đầu tiên giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp bậc nhất trên đất nước họ. Hình ảnh hai bà kề vai sát cánh trên trường thế giới bất chấp một siêu cường do đàn ông thống trị chuyên đi bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn, quả là một thách thức tương phản và là một biểu tượng dũng cảm của thời đại...
Chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ở Đài Loan tạo thêm sự đe doạ mới của Trung Quốc đối với hòn đảo này, nó được tạo ra do nhu cầu duy trì việc kiểm soát đối với tình hình ở eo biển Đài Loan sau những chiến thắng bầu cử liên tục của đảng ủng hộ sự độc lập của Đài Loan...
Bản đồ thứ ba về thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bắt nguồn từ cái thường được gọi là “Lý thuyết Hiện thực” (Realist Theory) về quan hệ quốc tế. Theo lý thuyết này, các quốc gia thực sự là chủ thể quan trọng duy nhất trong các vấn đề thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia là một mối quan hệ hỗn loạn (anarchy), và do đó để đảm bảo sự tồn tại và an ninh của họ, các quốc gia luôn cố gắng tối đa hóa quyền lực của mình... Một cái nhìn viễn kiến về mối hiểm họa xung đột giữa các quốc gia trên thế giới, của nhà Chính trị học lừng danh Samuel P. Huntington, do Bác sĩ Hồ Văn Hiền chuyển ngữ và chú thích. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ MI5: ĐCSTQ áp dụng cách tiếp cận cấp nhà nước, trong đó các doanh nghiệp và cá nhân bị pháp luật TQ buộc phải hợp tác với Đảng ✱ SHU Yenjoon, sĩ quan tình báo Trung Quốc đã bị kết án về tội đánh cắp bí mật thương mại trong lĩnh vực hàng không Hoa Kỳ ✱ MI5: Để ngăn chặn, năm 2020, Hoa Kỳ ngừng cấp thị thực mới cho các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Quân đội PLA ✱ ALJ: Giám đốc FBI Cảnh báo các công ty phương Tây rằng Bắc Kinh quyết tâm đánh cắp công nghệ của họ để đạt được lợi ích cạnh tranh. ✱ ĐS Trung Quốc tại London đã bác bỏ các cáo buộc của McCallum (MI5) và Wray (FBI), là "hoàn toàn vô căn cứ”. ✱ AFP: TMT Liên Quân Mỹ cáo buộc ông Tập Cận Bình thất hứa...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.