Hôm nay,  

TQ: Dọa Sẽ Đánh, Giết Vợ, Ép Trần Quang Thành Bỏ Tị Nạn

03/05/201200:00:00(Xem: 6438)
BẮC KINH - Nhà tranh đấu Zeng Jinyuan, bạn của luật sư mù tranh đấu chống nhũng lạm Trần Quang Thành, cho biết: chỉ vì bảo vệ gia đình, Trần quyết định không xuất ngoại.

Trước đó, Trần nhận được lời đe dọa rằng vợ ông sẽ bị đánh đập tới chết nếu ông rời Trung Quốc. Bà Zeng cho hay bà mới nói chuyện với Trần, đang ở trong 1 bệnh viện Bắc Kinh với vợ và con. Theo lời bà Zeng, Trần muốn xuất ngoại, nhưng buộc phải thỏa hiệp để ở lại trong nước, học trường luật và để bảo vệ mạng sống của vợ con. Không biết mối đe dọa là ai.

Nguồn tin khác xác nhận ĐS Hoa Kỳ Gary Locke đã hộ tống luật sư Trần từ sứ quán đến bệnh viện Chaoyang sau 6 ngày tạm trú tại sứ quám Hoa Kỳ, gây căng thẳng ngoại giao. Các viên chức Hoa Kỳ xác nhận nhà cầm quyền bảo đảm sự an toàn của gia đình Trần. Trên đường đi bệnh viện, ông Trần báo tin cho luật sư của mình, ông Li Jinsong, rằng "Tôi được tự do - tôi đuợc bảo đảm". Ông Trần cũng nhận đuợc điện thoại thăm hỏi của ngoại trưởng Clinton. Ông cảm ơn bà Clinton đã nêu vấn đề với chính quyền Trung Quốc, và nói "Tôi muốn hôn bà".

1 phần trong thỏa thuận hậu trường là chính quyền cho phép gia đình Trần dời cư đến nơi an toàn để Trần theo học bậc đại học và các tố cáo lạm dụng của Trần sẽ đuợc điều tra.

Bản tuyên bố của ngoại trưởng Clinton ghi "Việc Trần rời sứ quán Hoa Kỳ là chọn lựa của Trần. Hoa Kỳ sẽ theo dõi. Việc thực hành cam kết là giai đọan quan trọng kế tiếp".

Phiá Trung Quốc, 1 tuyên bố gỡ thể diện của Bộ ngoại giao mô tả việc sứ quán Hoa Kỳ tiếp nhận Trần là can thiệp vào việc nội bộ của Trung Quốc, và đòi Washington xin lỗi.

Với giải pháp tạm, ít nhất vào lúc này, ngoại trưởng Clinton, Bộ trưởng ngân khố Geithner và các viên chức Trung Quốc có thể chú tâm vào mục tiêu chính của cuộc đàm phán 2 ngày, bắt đầu Thứ Năm.

Theo các nhà tranh đấu, thương lượng về luật sư Trần gồm phương án cho Trần xuất ngoại.

Viên chức Hoa Kỳ ẩn danh tiết lộ: sứ quán cho Trần tạm trú vì ông bị thương ở chân trong lúc trốn thoát cuộc quản thúc. Tại sứ quán Hoa Kỳ, Trần không yêu cầu đuợc xuất ngoại an toàn hay đuợc tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ. Các viên chức Hoa Kỳ cho biết: chính quyền hưá cư xử với Trần như mọi sinh viên bình thường.

Dàn xếp về Trần cũng là bất trắc với chính quyền Bắc Kinh vì mối lo có thể khuyến khích các nhà ly khai và phe chỉ trích.

Các nhà tranh đấu và luật gia mô tả cuộc thương lượng về Trần là chưa từng có, và chưa biết sẽ đuợc tuân thủ hay không. Theo luật sư Li Fangping "Chưa có quy chế pháp trị. Riêng tôi không tin tưởng nhiều".

Ý kiến bạn đọc
04/05/201216:04:45
Khách
Còn Jimmy Vo thì khi viết theo tiếng Việt xin vui lòng viết cho mọi người hiểu chứ " thể cánh " là gì mà không thấy trong bất cứ sách hay tự điển Việt Nam nào cả ? hay đây là từ mới vừa sáng chế ???
03/05/201201:17:17
Khách
Tôi không hiểu tại sau hầu như tất cả báo Việt ngữ đều đánh vần tên của những người ngoại quốc theo thể cánh đánh vần theo tiếng Việt Nam. Xin vui lòng đánh vần tên của những người ngoại quốc theo cách đánh vần quốc tế. Đừng đánh vần theo tiếng Việt Nam, tại sau:
a. Bị lầm lẩn đó là người Việt Nam
b. Mình nên tỏ lòng kính trọng người ấy bằng cách đánh vần theo lối đánh vần quốc tế.
c. Để chúng ta có cơ hội học hỏi biết đánh vần và giao tiếp với quốc tế.
Cám ơn
Jimmy Võ
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.