Hôm nay,  

Cải Tổ Đau Đớn, Kinh Tế TQ Mới Khỏi Sụp

10/04/201200:00:00(Xem: 6556)
Kinh tế TQ đang hướng tới hạ cánh gập gềnh vài năm tới

BẮC KINH - Nền kinh tế Trung Quốc đuợc mô tả như là "bất chấp trọng lực" tiêu thụ nhiều năng lượng đã chuyển hướng để giảm tốc độ sau nhiều năm tăng trưởng với tỉ lệ hàng chục. Đồn đoán về khả năng "hạ cánh an toàn" sau mỗi chu kỳ phát triển chỉ hạ giảm khi sức tăng trưởng của Trung Quốc sẽ tái diễn.

Tuy nhiên lần này, các yếu tố bên ngoài và nội tại đang củng cố xu huớng xuống dốc. Nhiều nhà chuyên môn báo động: nếu không thực hành các cải tổ đau đớn, khó khăn tệ hại sẽ phát sinh. Dù vậy, giới kinh tế gia có những ý kiến khác nhau về sự sút giảm của kinh tế Trung Quốc.

Những điều tạo ra trường hợp "hạ cánh khó khăn" nay đuợc tin là không thể tránh là khác nhau giữa các phân tích gia tuy điểm chính là tỉ lệ tăng trưởng.

Giáo sư khoa tài chính Franklin Allen của trường Wharton nói "Người ta định nghĩa khác nhau - của tôi là tăng trưởng dưới mức 5%".

Tỉ lệ tăng trưởng của Trung Quốc 3 tháng cuối năm qua đuợc tính là 8.9% sau nhiều tháng chính quyền Bắc Kinh làm dịu lạm phát bằng các cắt giảm tín dụng của ngân hàng, tăng lãi suất, và tăng định mức vốn dự trữ của ngân hàng.

Tại QH hôm 5-3, Thủ Tướng Wen JIabao đề ra chỉ tiêu tăng truởng năm 2012 là 7.5%, là lần đầu tiên dưới 8%, là mức tối thiểu để tạo việc làm và bảo đảm ổn định xã hội.

Tỉ lệ tăng trưởng đề ra trong kế hoạch 5 năm là 7%. Tại 1 cơ quan nghiên cứu Hongkong, kinh tế gia Wei Yao tiên đoán tỉ lệ tăng trưởng năm nay là 8,1%, năm tới là 7.7% và năm 2016 là 7%. Ông này nhận rằng "hạ cánh khó khăn" là khó tránh. Giáo sư Patrick Chovanec của trường đại học Tsinghua tiên đoán kinh tế Trung Quốc đang hướng tới "hạ cánh gập ghềnh" với những trồi sụt trong vài năm tới.

Theo giáo sư Chovanec, Bắc Kinh cần điều chỉnh thị trường bất động sản và chú tâm vào sự tăng trưởng của các hoạt động đưa tới thành quả thật.

Ổn định xã hội sẽ tùy thuộc vào việc chỉnh đốn kinh tế để bảo đảm sức tăng trưởng bền vững, như ám chỉ của 1 phúc trình Tháng 2 của Ngân Hàng Thế Giới.

Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới Robert Zoellick nhận định "Nay là lúc cần thích ứng với các thay đổi lớn trong các nền kinh tế thế giới và quốc nội - như các nhà lãnh đạo Trung Quốc biết, mô hình tăng trưởng của đất nước họ là không bền vững".

Cuộc chuyển tiếp qua 1 thời kỳ tăng trưởng yếu hơn sẽ có 1 số điểm tương đồng với kinh tế Nhật đầu thập niên 1990 - nhưng điểm dị biệt quan trọng có thể đưa tới những hậu quả xấu của "hạ cánh khó khăn", theo giáo sư Marshall W. Meyer, là Trung Quốc còn rất nhiều người nghèo.

Nhật thì khác, đa số là người trung lưu, có bảo hiểm sức khoẻ và an sinh xã hội. Ông Meyer nói "Đó là khó khăn chính trị".

Bất mãn với lợi tức thấp và dịch vụ xã hội thiếu kém có thể leo thang nếu tăng trưởng lâm vào bế tắc. Theo ông Meyer. Trung Quốc và thế giới đều không muốn thấy hỗn loạn tại Hoa Lục, như đã thấy tại Bắc Phi và Trung Đông vào muà xuân 2011. Hồi giữa Tháng 12, Thủ Tướng Wen JIabao cũng ghi nhận rằng nếu không cải tổ, sẽ thấy bất ổn xã hội tạo ra một đợt Cách Mạng Văn Hoá khác.

Khuyến cáo của Ngân Hàng Thế Giới là bảo đảm sức tăng trưởng tùy thuộc vào nhu cầu tiêu thụ của công chúng hơn là đầu tư vào xây dựng và trang bị về vốn từng là nguồn lực chính của tăng trưởng trong thời gian qua.

Giáo sư Chovanec cho hay thủ thuật dựa vào đầu tư của các công ty quốc doanh không còn hiệu quả. Tại trường đại học John Hopkins, giáo sư Pieter Bottelier nhận thấy thị trường địa ốc tại Trung Quốc là điểm yếu - cơ nguy là sự sụp đổ của thị trường nhà đất tương tự tại Hoa Kỳ và châu Âu trong những năm gần đây.

Ông Bottelier ghi nhận : hoạt động xây dựng nhà cửa là 1 phần lớn trong nền kinh tế Hoa Lục, chiếm 15% GDP và 1 phần lớn lao động nông thôn thiếu chuyên môn, có thể dẫn tới "hạ cánh khó khăn".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.