Hôm nay,  

Tìm Thấy 1 Thái Dương Hệ Giống Hệ Mặt Trời Chúng Ta

17/08/200100:00:00(Xem: 4249)
LOS ANGELES (AP) - Các nhà thiên văn đã tìm thấy một Thái dương hệ đầu tiên ngoài Trái Đất giống hệ Mặt trời của chúng ta. Thái dương hệ này có nhiều hành tinh quay xung quanh một ngôi sao trên quỹ đạo tròn.
Giáo sư Thiên văn học Geoffrey Marcy là một nhân viên trong đoàn thiên văn gia của Đại học Berkeley ở Califronia đã tìm thấy Thái dương hệ này. Ông nói: “Việc tìm thấy một Thái dương hệ như vậy thật phấn khởi. Nó khiến chúng ta nghĩ đến Thái dương hệ của chúng ta”.
Hôm thứ tư các nhà thiên văn loan báo tìm thấy hành tinh thứ hai xoay quanh ngôi sao đã được đặt tên là 47 Ursae Majoris.
Cho đến nay đã có khoảng 70 hành tinh được nhìn thấy ở ngoài hệ Mặt trời, chúng xoay quanh các ngôi sao một cách chặt chẽ, quỹ đạo của chúng thường rối loạn.

Nhưng hai hành tinh xoay quanh ngôi sao 47 Ursae Majoris đều chạy theo quỹ đạo hầu như tròn ở 1 độ xa các ngôi sao của chúng, nếu so với Thái dương hệ của chúng ta, là ở ngoài quỹ đạo Hỏa tinh và trong quỹ đạo Mộc tinh.
Marcy nói: “Khi chúng tôi tìm thấy hành tinh đầu tiên của 47 Ursae Majoris cách đây 5 năm, tôi không hề mơ tưởng chúng tôi có thể tìm thấy hành tinh thứ hai của ngôi sao này”.
Hai hành tinh này, một có cỡ lớn bằng 2.5 lần Mộc tinh và một bằng 3/4 Mộc tinh. Ngôi sao Ursae Majoris nằm trong chòm sao Đại hùng tinh, cách Địa cầu 51 năm ánh sáng.
Mộc tinh là hành tinh lớn nhất trong Thái dương hệ của chúng ta. Tính từ Mặt trời, đó là hành tinh thứ 5.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.