Hôm nay,  

Trí Thức Miến Góp Sức Dân Chủ

15/02/201200:00:00(Xem: 6210)

Trí Thức Miến Góp Sức Dân Chủ

Nhiều người Miến Điện lưu vong đang trở về nước để góp tay xây dựng đất nước vì tin là chế độ đang bước trên một lộ trình dân chủ hóa.

Bản tin RFI gọi đó là “hiện tượng thất thoát chất xám mà Miến Điện phải chịu trong hàng chục năm của chế độ độc tài quân sự có khả năng được đảo ngược.”

Bản tin RFI dẫn ra trường hợp của Aung Naing Oo. Vào năm 1988, sau khi phong trào nổi dậy của sinh viên bị chính quyền quân sự đàn áp dã man, Aung Naing Oo đã băng rừng chạy sang Thái Lan lánh nạn. Tại đấy, anh đã trở thành một chuyên gia phân tích rất có uy tín. Ngày 10/02/2012 vừa qua anh đã quay lại Miến Điện, tham gia một cuộc hội thảo về vấn đề phát triển đất nước.

Trả lời hãng tin Pháp AFP, anh giải thích lý do thúc đẩy anh trở về nước sau khí bị buộc phải trốn chạy khỏi quê hương: «Tôi xem chuyến đi này là một sự hòa giải của cá nhân tôi với đất nước của chính tôi, với cả cuộc đời của tôi, một nỗ lực chữa lành các vết thương, nỗi chấn thương mà chúng tôi đã phải chịu đựng». Aung Naing Oo cũng hy vọng là thay đổi ở Miến Điện sẽ mở ra «một kỷ nguyên mới» cho những người lưu vong.

Suốt trong thời gian tỵ nạn ở Thái Lan, Aung Naing Oo luôn luôn hướng về quê hương. Cùng với một nhóm người lưu vong khác, Aung Naing Oo đã thành lập Viện Phát triển Vahu tại trường Đại học Chieng Mai, một định chế nghiên cứu và đào tạo, chuyên trách các lãnh vực cải cách chính trị, cũng như phát triển kinh tế và xã hội công dân tại Miến Điện.

RFI cũng ghi nhận, cùng về nước với Aung Naing Oo lần này, còn có ba nhân vật hàng đầu khác của Viện Phát triển Vahu. Tất cả đều mong muốn góp phần cải thiện tình hình của một đất nước ngày nay đã bị kiệt quệ, với phần đông thành phần ưu tú đã phải tha hương trong thời gian qua để tránh đàn áp của chế độ quân phiệt.

Phải nói là do việc sinh viên Miến Điện thường là lực lượng đi đầu trong các phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài trong thời gian qua, giới tướng lãnh cầm quyền đã lơ là hẳn địa hạt giáo dục, đào tạo, khiến cho nước này rất thiếu nhân công lành nghề. Đối với Aung Naing Oo, những thay đổi đang diễn ra tại Miến Điện gần như là một phép lạ. Thế nhưng, các thách thức đối với đất nước này vẫn còn rất nhiều nghiên cứu thuộc nước láng giềng của Miến Điện. Theo ông, lẽ dĩ nhiên là trong chính quyền cũng có người giỏi, nhưng vấn đề là họ thiếu kinh nghiệm và bị cung cách quan liêu cũ bó tay ».

Từ tháng 03/2011 đến nay, sau khi tập đoàn quân sự tự giải tán và chuyển giao quyền hành cho một chính phủ dân sự, một loạt những cải cách theo chiều hướng tôn trọng tự do và dân chủ nhiều hơn đã được tiến hành. Thực tế này đã khiến hàng triệu người Miến Điện hải ngoại bớt hẳn sợ hãi khi trở về nước. Trong số này, có rất nhiều người được đào tạo tại các đại học nổi tiếng thế giới và làm việc trong mọi lãnh vực.

RFI nhận xét, “Việc họ hồi hương sẽ làm đảo ngược tiến trình thất thoát chất xám, giúp Miến Điện vươn lên. Theo giới phân tích, trên một đất nước coi như phải xây dựng lại từ đầu và bắt đầu mở cửa ra thế giới, thu hút nhân tài về nước quả là một vấn đề quan trọng hàng đầu.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
2 tổ chức túc cầu lớn nhất hành tinh là FIFA (Hiệp Hội Túc Cầu Thế Giới) và UEFA (Hiệp Hội Túc Cầu Châu Âu) vào ngày 28/02/2022 đã cấm các đội bóng Nga tham gia vào các trận đấu quốc tế quan trọng sắp tới. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đội tuyển Nga tại giải World Cup sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay tại Qatar.
Điểm báo quốc tế, Đỗ Kim Thêm tuyển dịch.
Úc phá vỡ mạng lưới gián điệp Trung Cộng định chi phối bầu cử 2022.
Trong hai tuần qua, biến thể Omicron của Covid– 19 đang làm điên đảo loài người. Tuy nhiên điều đang làm thế giới chú tâm và lo lắng là cuộc khủng hoảng Ukraina chưa biết đi về đâu. Trong tình hình đó, Nhật Ký Biển Đông ghi nhận những diễn biến quan trọng như sau:
Dựa vào nguồn tin từ các báo chí và hãng thông tấn quốc tế, tác giả Đào Văn Bình tổng hợp các thông tin đáng chú ý trên toàn cầu trong năm 2021.
Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về “một loạt các chủ đề, bao gồm cả các cam kết ngoại giao sắp tới,” nữ phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia, Emily Horne cho biết trong một tuyên bố thông báo về cuộc điện đàm. Các cuộc đàm phán diễn ra khi Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây nhận thấy sự gia tăng ồ ạt của các lực lượng Nga dọc theo biên giới, ước tính đã tăng tới 100.000 người, và làm dấy lên lo ngại rằng Moscow đang chuẩn bị xâm lược Ukraine.
Viễn Vọng Kính quan sát trị giá 10 tỉ đô la đã lao về đích đến 1 triệu dặm (1.6 triệu kilometers), hay là xa hơn gấp 4 lần bên kia mặt trăng. Nó sẽ mất 1 tháng để tới đó và thêm 5 tháng nữa trước khi những con mắt hồng ngoại của nó sẵn sàng quét vào vũ trụ. Trước hết, tấm gương khổng lồ và tấm kính che nắng của viễn vọng kính cần mở ra; chúng được gấp lại theo kiểu origami của Nhật để vừa trong hình nón mũi hỏa tiễn. Nếu không, viễn vọng kính quan sát sẽ không thể quay ngược thời gian 13.7 tỉ năm như được dự kiến, chỉ trong 100 triệu năm kể từ khi vụ nổ Big Bang hình thành vũ trụ.
Đức Giáo Hoàng Francis hôm Thứ Bảy, 25 tháng 12 năm 2021, đã cầu nguyện cho sự kết thúc đại dịch vi khuẩn corona, sử dụng bài diễn văn Ngày Lễ Giáng Sinh của ngài để thúc giục việc chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người, thuốc ngừa cho người nghèo và đối thoại để giải quyết các xung đột trên thế giới, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy. Giữa lúc gia tăng kỷ lục trong các trường hợp bị lây nhiễm Covid-19 tại Ý trong tuần này, chỉ vài ngàn ngừa đứng dưới mưa tại Quảng Trường Thánh Peter để nghe diễn văn Lễ Giáng Sinh gửi đi cho toàn thế giới hàng năm của Đức Giáo Hoàng Francis.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Francis đã thúc giục tín đồ tập trung vào “sự nhỏ bé” của Chúa Jesus, và nhớ rằng Ngài sinh vào nơi nghèo khổ của thế giới này, không có ngay cả một chiếc nôi đàng hoàng. “Đó là nơi Chúa có mặt, trong sự nhỏ bé,” theo Đức Giáo Hoàng Francis giảng. “Đây là thông điệp: Chúa không vươn lên cao lớn, mà tự hạ mình xuống bé nhỏ. Sự nhỏ bé là con đường mà Ngài chọn để đến với chúng ta, để chạm vào trái tim của chúng ta, để cứu chúng ta và mang chúng ta trở lại với những gì quan trọng thực sự.”
Tòa Bạch Ốc cho biết, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ký ban hành đạo luật cấm nhập cảng hàng hóa từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc vì vấn đề lao động cưỡng bức, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 23 tháng 12 năm 2021. Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (The Uyghur Forced Labor Prevention Act) là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ chống lại những hành động của chính quyền Bắc Kinh đối với cộng đồng thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, mà Washington coi là tội diệt chủng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.