Hôm nay,  

Phỏng Vấn Ô. Kojima Takayuki, Trưởng Ban Điều Hành Hội Nghị DC Á Châu

23/11/201100:00:00(Xem: 4947)

Phỏng Vấn Ô. Kojima Takayuki, Trưởng Ban Điều Hành Hội Nghị DC Á Châu

Vào Ngày 25 và 26 Tháng 11 Tại Tokyo, Nhật Bản

Âu Minh Dũng tường thuật

Tokyo 22/11/2011. Như trong bản tin ngày 16 tháng 11, chúng tôi đã tường trình một số chi tiết liên quan đến việc chính giới Nhật như cựu Thủ Tướng Abe Shinzo, Bộ trưởng nội chính Kawabata Tatsuo và cựu Bộ trưởng giáo dục Nakano Kansei và một số trí thức Nhật đứng ra tổ chức một Hội Nghị Dân Chủ Á Châu dưới chủ đề “Ngày Đẩy Mạnh Tiến Trình Dân Chủ Hóa Á Châu” vào ngày 25 và 26 tháng 11 tới đây tại Tokyo.

Ngày 25 tháng 11 là một Hội thảo về tình hình chính trị Á Châu, tổ chức tại Viện Đại Học Takusoku từ 6 giờ chiều đến 9 giờ tối. Ngày 26 tháng 11 là Hội nghị khoáng đại tại khuôn viên vận động trường Olympic Komazawa, Tokyo, dự trù quy tụ 3000 người tham dự, khai mạc từ 10 giờ sáng đến 3 giờ 30 chiều gồm có 2 phần. Buổi sáng là phần giao lưu, thưởng lãm vũ dân tộc các nước. Buổi chiều là phần chính của chương trình với các bài tham luận từ các chính giới và trí thức Nhật cùng với 7 diễn giả đại diện các dân tộc Á Châu gồm: Ông Xu Wenli, Chủ tịch Đảng Dân Chủ Trung Quốc (đảng đối kháng lớn nhất tại nội địa Trung Quốc hiện nay), ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân, Hòa Thượng Ajia Rinpoche, đại diện Hội Phật Giáo Nội Mông; ông Bema Garupo, đại diện chính phủ lưu vong Tây Tạng; ông Memmet Tohti, đại diện Lực lượng Dân chủ Uyghur (đại diện bà Rebiya Kadeer, thủ lãnh lực lượng dân chủ Uyghur); Ông Tin Win, đại diện Liên đoàn Dân chủ vì Quốc gia Miến Điện, Giáo sư Hoàng Văn Hùng, đại diện Khối dân chủ Đài Loan.

Để tìm hiểu thêm về mục đích của Hội Nghị Dân Chủ Á Châu, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Kojima Takayuki, Giám đốc Trung tâm Sinh ngữ FIJ, và là Trưởng Ban Điều Hành Hội Nghị như sau:

Xin Giáo sư Kojima Takayuki cho biết nguyên do gì Nhật Bản đứng ra tổ chức Hội Nghị Dân Chủ vào lúc này"

Giáo sư Kojima: Phải nói là từ trước đến nay, người dân và chính phủ Nhật không mấy quan tâm về các phong trào dân chủ tại Á Châu, và nhất là hoàn toàn im lặng trước những hành động vi phạm nhân quyền của một số chính phủ như Việt Nam, Miến Điện hay Trung quốc. Chúng tôi rất lấy làm hổ thẹn cho sự ứng xử quá thiếu sót này khi mà Nhật Bản là một thành viên của Á Châu. Chính cuộc cách mạng dân chủ mà người ta hay gọi là cách mạng Hoa Lài xảy ra tại Tunisia, Ai Cập vào đầu năm nay, đã làm cho người Nhật chúng tôi thức tỉnh rằng muốn có làn sóng dân chủ Á Châu thì không thể tiếp tục đứng bên ngoài những cuộc tranh đấu của các dân tộc Trung Quốc, Việt Nam, Miến Điện, Bắc Triều Tiên vân, vân…

Xin Giáo sư cho biết việc vận động tổ chức Hội nghị Dân Chủ Á Châu đã diễn ra như thế nào"

Giáo sư Kojima: Một số người bạn từng hoạt động với tôi trong Nghiệp Đoàn Đồng Minh trước đây và trong đảng Dân Chủ (đảng đang cầm quyền) đã gặp nhau và chia xẻ về ước muốn hỗ trợ phong trào dân chủ tại các nước Á Châu. Từ một số người này, chúng tôi đã liên lạc và trao đổi ý kiến với các dân biểu trong đảng Dân Chủ thì đa số đồng ý là phải làm một cái gì đó để giúp các lực luợng dân chủ Á Châu. Chúng tôi đã có được sự hậu thuẫn nhiệt tình của cựu Thủ tướng Abe và một số trí thức nổi tiếng của Nhật như bình luận gia Miyake Hisayuki, nhà truyền thông Sakurai Yoshiko hỗ trợ nên đã quy tụ trên 100 người tham gia vào Ủy Ban Vận Động Dân Chủ Hóa Á Châu, do giáo sư Kasei làm chủ tịch. Sau khi Ủy ban thành lập chúng tôi đã liên lạc vào trao đổi với đại diện của một số lực lượng dân chủ Á Châu có đại diện tại Nhật như đảng Dân Chủ Trung Quốc, Đảng Việt Tân, Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ Miến Điện…. để mời họ cộng tác và từ đó chúng tôi quyết định tổ chức Ngày Đẩy Mạnh Tiến Trình Dân Chủ Hóa Á Châu vào 2 ngày 25 và 26 tháng 11 tới đây, như là bước khởi đầu cho cuộc vận động.

Xin Giáo sư cho biết là sau Hội Nghị Dân Chủ sẽ có những công việc làm gì cụ thể để hậu thuẫn cho các lực lượng dân chủ Á Châu.

Giáo sư Kojima: Về phía Nhật Bản, chúng tôi có rất nhiều chương trình sẽ phải làm sau Hội Nghị như giới thiệu tình hình đấu tranh dân chủ tại Á Châu đến người Nhật, vận động tài chánh giúp cho các nhà chống đối đang bị cầm tù tại Trung Quốc, Việt Nam, Miến Điện và yêu cầu chính phủ Nhật Bản phải có những thái độ tích cực hơn về các cuộc đàn áp phong trào dân chủ Á Châu. Đối với phía các lực luợng dân chủ tại Á Châu, thì tuỳ theo kết quả Hội Nghị vào ngày 26 tháng 11, chúng tôi mong muốn các tổ chức này tiến đến việc hình thành một ban liên lạc để có thể trao đổi và hỗ trợ nhau thường xuyên hơn.

Trong phần trao đổi nói trên, Giáo sư Kojima còn cho chúng tôi biết là từ khi xảy ra cách mạng Hoa Lài ở Bắc Phi, nhận thức của người dân Nhật đã thay đổi khá nhiều. Ông tin là sẽ có nhiều người Nhật và nhất là những đảng viên của một số chính đảng Nhật Bản tham dự Hội Nghị Dân Chủ Á Châu để sau đó về vận động các dân biểu, nghị sĩ trong đảng của mình để đặt vấn đề với chính phủ tại Quốc hội để quan tâm hơn cục diện Á Châu. Còn tác động ra sao đối với các chính quyền độc tài tại Á Châu sau Hội Nghị thì Giáo sư Kojima tin rằng chắc chắn phải có, ít hay nhiều mà thôi, vì người dân Nhật sẽ không để cho họ có thể dễ dàng nhận viện trợ như trước đây nếu vạn còn duy trì các chính sách vi phạm nhân quyền.

Ban Tổ Chức đã thực hiện một trang Web để giới thiệu về Ngày Đẩy Mạnh Tiến Trình Dân Chủ Hóa Cho Á Châu với dư luận Nhật Bản: http://asiademocracy.jp/)

Âu Minh Dũng tường thuật từ Tokyo 22/11/2011

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông xếp của Biontech, Ugur Sahin tự tin rằng Vaccine-corona cũng sẽ bảo vệ được Omikron và các biến thể virus khác tiếp theo trước những trường hợp bệnh nghiêm trọng. Mainz - Omikron không phải là biến thể Corona đầu tiên xuất hiện, Sahin đã cho biết vào tối thứ Ba 30.11.2021 tại Mainz trước khi một giải thưởng được trao cho ông và vợ ông.
“Có lúc Honiara hoàn toàn căng thẳng, nhưng thành phố hiện đã trở lại bình thường,” theo Rave cho hay. Lực lượng an ninh đã không thể ngăn chận bất ổn tại Honiara mà đã bắt đầu hôm Thứ Tư với những người biểu tình đòi Thủ Tướng Manasseh Sogavare từ chức và hôi của và đốt tiệm và các cơ sở kinh doanh. Nhiều người biểu tình đến từ tỉnh Malaita đông dân nhất, nơi có sự phẫn nộ đối với chính phủ và chống lại quyết định năm 2019 của chính phủ này để chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và thiết lập quan hệ chính thức với Trung Cộng, theo Reuters tường trình.
Thủ Tướng Anh Boris Johnson nói rằng ông đã “kinh hoàng” bởi những gì đã xảy ra, nói thêm rằng Anh Quốc sẽ lật từng hòn đá để chận đứng các băng đảng buôn người. 5 phụ nữ và một người con gái nằm trong số người chết, theo bộ trưởng nội vụ Pháp cho hay. Gerald Darmanin cũng nói rằng 2 người đã được cứu và một người đã mất tích. Báo cáo ban đầu nói 31 người đã chết, nhưng tổng số đã được rút lại qua đêm hôm Thứ Năm.
Để trấn an các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN, trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN qua mạng, Tập Cận Bình phát biểu rằng “Bắc Kinh không tìm cách bắt nạt các nước láng giềng nhỏ hơn và sẽ không bao giờ lấy lợi thế nước lớn để tìm bá quyền trong khu vực,” nhưng ai tin được lời này, trong khi cũng vào những ngày này tàu hải giám TQ đã tấn công tàu Phi Luật Tân tại Quần Đảo Trường Sa, theo hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Hai, 22 tháng 11 năm 2021.
Bloomberg: Nội các tương lai của Thủ tướng Olaf Scholz (SPD) sắp tới xem như đã kết thúc. Theo một danh sách nội bộ lưu hành trong ban lãnh đạo đảng SPD, Xanh và FDP và được cung cấp cho Bloomberg, lãnh đạo FDP Christian Lindner đã thắng thế với yêu cầu đảm nhận bộ tài chính. Đổi lại, Robert Habeck, đồng lãnh đạo đảng Xanh, người cũng đã muốn đảm nhận bộ tài chính, nhận một "siêu bộ khí hậu" cũng sẽ chịu trách nhiệm về chính sách kinh tế và chuyển đổi năng lượng. Vẫn chưa rõ liệu Bộ này cũng sẽ có quyền phủ quyết (Vetorecht / Right of veto), như yêu cầu ban đầu của Xanh hay không.
Các công nhân ngủ trên những giường tầng không có nệm trong các nhà kho không có máy sưởi hay nước nóng. Họ nói với AP rằng họ không nhận được sự chăm sóc y tế ngay cả khi họ có các triệu chứng giống Covid-19, những viên quản trị của họ chỉ bảo họ ở lại trong phòng. Nguyen Van Tri, một trong những công nhân, nói rằng không có điều gì được đáp ứng đầy đủ từ hợp đồng việc làm mà ông đã ký tại Việt Nam trước khi bắt đầu cuộc hành trình dài tới Serbia. “Từ khi chúng tôi đến đây, không có điều gì tốt hết cả,’ theo ông Tri cho hay. “Mọi thứ đều khác hẳn với giấy tờ hợp đồng mà chúng tôi đã ký tại Việt Nam. Cuộc sống thì thật tồi tệ, thức ăn, thuốc men, nước … mọi thứ đều tồi tệ.”
Công Ty CVS sẽ đóng cửa khoảng 900 tiệm trong 3 năm tới, theo công ty này cho biết hôm Thứ Năm, 18 tháng 11 năm 2021, khi công ty cố gắng thích ứng với sự thay đổi các ưa chuộng của khách tiêu thụ bằng việc thử nghiệm các kiểu tiệm mới cung cấp nhiều dịch vụ sức khỏe hơn, theo Hãng Thông Tấn Anh Reuters tường thuật hôm Thứ Năm. Nổi tiếng với hệ thống tiệm thuốc tại hơn 9,900 địa điểm, công ty đã và đang mở rộng các dịch vụ của họ kể từ khi mua lại hãng bảo hiểm sức khỏe Aetna vào năm 2018.
“Dường như trách nhiệm của chúng ta là những lãnh đạo của TQ và Hoa Kỳ là bảo đảm rằng sự cạnh tranh giữa các quốc gia của chúng ta không trở chiều thành xung đột, cho dù là cố tình hay vô ý, đúng hơn chỉ đơn giản là sự cạnh tranh thẳng thắn,” theo Biden phát biểu lúc bắt đầu cuộc họp. Tập nói với Biden rằng hai bên cần cải thiện sự thông truyền. Hai nhà lãnh đạo đã đi chung với nhau khi cả hai còn là phó tổng thống, phó chủ tịch và quen biết nhau rất rõ. “Tôi đã sẵn sàng để làm việc với bạn, thưa Ông Tổng Thống, để xây dựng sự đồng thuận, thực hiện các bước và chuyển vận các mối quan hệ Trung-Mỹ hướng tới chiều hướng tích cực,” theo Tập, người gọi Biden là “bạn cũ” của ông ấy.
Không chỉ có các lãnh vực nghiên cứu mới, mà còn là quốc gia xa xôi và nền văn hóa của họ khiến cho một học kỳ ở nước ngoài hoặc thậm chí là toàn bộ khóa học trở nên thú vị đối với những người trẻ tuổi. Theo đánh giá về các tìm kiếm của Google trên toàn thế giới, một quốc gia đặc biệt được nhiều người quan tâm: Canada.
Trận đánh nhau kéo dài giữa các băng đảng thù địch nhau bên trong nhà tù lớn nhất của Ecuador đã giết chết ít nhất 68 tù nhân và làm bị thương 25 người khác hôm Thứ Bảy, 13 tháng 11 năm 2021, trong khi các giới chức chính quyền nói rằng những cuộc đụng độ vẫn chưa được kiểm soát nhiều giờ sau đó tại Nhà Tù Litoral, mà gần đây đã chứng kiến một cuộc tắm máu trong nhà tù tồi tệ nhất của đất nước này, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.