Hôm nay,  

34 Nước Châu Mỹ Ok Lập Khu Tự Do Mậu Dịch

23/04/200100:00:00(Xem: 4602)
QUEBEC (AP) – Các vị nguyên thủ vùng Tây Ban1 Cầu hôm Chủ Nhật đã ký hiệp ước để mở cửa thị trường của họ vào tháng 12 năm 2005, và nói là chỉ những nước có chính phủ dân chủ mới có thể tham dự vùng tự do mậu dịch nhiều tham vọng nhất thế giới này.

Trong bản văn cuối cùng sau ba ngày thượng đỉnh, Tổng Thống Bush và 33 nguyên thủ khác từ Nam và Bắc Châu Mỹ và vùng Caribe cam kết kết thúc các thương lượng về vùng tự do mậu dịch vào tháng 1/2005, với bản văn hiệu lực từ cuối năm đó.

Họ viết rằng dân chủ là “nền tảng cho sự tiến bộ của tất cả các mục tiêu của chúng ta” và thêm rằng bất kỳ “sự sửa dổi vi hiến nào hay sự gián đoạn trật tự dân chủ nào... đều dẫn tới các trở ngại không vượt nổi” đối với sự tham dự thương thuyết mậu dịch vùng này tương lai.

Bản hiệp ước sẽ tạo ra vùng tự do mậu dịch từ Bắc Cực tới Argentina, nối các thị trường của 800 triệu dân và các nền kinh tế từ nước lớn nhất thế giới - Hoa Kỳ - tới vài nước loại nhỏ nhất.

Ngày chủ nhật, 34 nhà cầm đầu khắp Mỹ châu đã tinh lọc bản phác hoạ khối mậu dịch tự do được nền dân chủ hậu thuẫn để vén gọn ba ngày họp của hội nghị thượng đỉnh bị cuộc bạo động ngoài đường phố muốn phá hư.

Từng lãnh tụ một, trong đó có TT Bush đã ký các tài liệu đúc kết hội nghị trong lúc Thượng đỉnh của Mỹ châu cho bế mạc trong vòng rào an ninh chặt chẽ của cảnh sát Quebec.

Lần đầu Tổng thống George W. Bush vào sân khấu quốc tế qua việc dự Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ ba và cũng đúng lúc ông vừa giải quyết 1 khủng hoảng đối ngoại, sự dằng co với Trung quốc để thả phi hành đoàn của phi cơ do thám Mỹ.

Thượng đỉnh đã diễn ra suốt chủ nhật tại một thành phố Canada mà dân chúng nói tiếng Pháp, có sẵn những người biểu tình phản đối và việc giữ an ninh đã tăng cường tối đa, sau hội nghị tương tự năm 1994 ở Miami và hội nghị năm 1998 ở Santiago tại Chile.

Lý thuyết là mở ra các thị trường để củng cố một số quốc gia đang lót để theo nền dân chủ.

“Tôi tin rằng các ngài sắp nghe lời công bố mạnh mẽ tại Quebec City, các nước của bán cầu chúng ta gắn bó với nhau theo quan niệm thoả hiệp mậu dịch tự do. Thỏa hiệp này sẽ tốt cho dân chúng của chúng ta.” Theo như ông Bush đã tuyên bố trong một cuộc họp mặt với Tồng thống Argentina Fernando de la Rua tại Văn phòng bầu dục của tổng thống Hoa kỳ ngày thứ năm.

34 quốc gia trong hàng quyền lực kinh tế như Hoa kỳ, Brasil, Mexico, Canada và Argentina cho tới các quốc gia bé tí hon tại vùng biển Caribbean như St, Kitts, Nevis, Antigua và Barbuda.

Cuộc thương thảo cho Thỏa hiệp Mậu dịch Tự do Mỹ châu (FTAA) đã diễn từ năm 1994, nếu thành công, sẽ có ảnh hưởng thực tế mạnh để cho bành trướng Thỏa hiệp Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa các quốc gia như Hoa kỳ, Canada, Mexixo, tới vùng biển Caribbean, các quốc gia tại Trung và Nam Mỹ. Chỉ có Cuba bị loại trừ khỏi thỏa hiệp này, vì Cuba không theo chế độ dân chủ.

Mục tiêu này sẽ được hoàn tất vào năm 2005, nhưng các chuyên gia đã đồng ý với nhau các cuộc phản đối do cùng những nhóm vận động môi trường và lao động như đã hứa để chống lại Thoả ước Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ trong khi cho phản đối Hội nghị của Tổ chức Mậu dịch Thế giới tại Seatle có thể làm cho việc tiến triển chậm lại.

“Tôi thấy sự khác biệt quan trọng giữa hội nghị thượng đỉnh này với hai hội nghị thượng đỉnh trước là hội nghị lúc đầu tại Miami là một cuộc liên hoan lớn, vui vẻ, ít có người phản đối nằm trong thành phố,” theo lời của ông John Cavanagh, giám đốc Học viện Nghiên cứu Chính sách, nhà tư vấn có khuynh hướng lao động cấp tiến.

Ông đã cho biết : “ Trong tám năm qua, các ngài thấy các phong trào lao động xẩy ra dồn dập ở khắp bán cầu và trong xã hội dân sự, có khoảng 25 ngàn người biểu tình nằm ngoài thị xã Quebec City sẵn sàng để phản đối thỏa ước này, những người được các nghiệp đoàn công nhân hướng dẫn.”

“Phe doanh nhân Hoa kỳ đang cố gắng cho bỏ hàng rào mậu dịch tại bán cầu này. Cuộc thương thảo về Thỏa hiệp Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ là ưu tiên hàng đầu của Hiệp hội Chế xuất Hoa kỳ. Các người lao động đang lo sợ về việc xuất khẩu các công việc làm của dân Hoa kỳ vào các quốc gia phía nam có những thị trường lao động rẻ hơn.

“Các công ty Hoa kỳ đang cố gắng để gia tăng mậu dịch với các quốc gia trong vùng Nam Mỹ,” theo như lời của ông Jerry Jasinowski, chủ tịch của phe doanh nghiệp. “Nhưng các công ty Hoa kỳ bị lâm nguy trước sự cạnh tranh bất lợi nặng nề với các doanh nhân Âu châu, họ đang tới tấp thương thảo các thỏa hiệp về mậu dịch tại các quốc gia đó.”

Thomas “Mack” McLarty III, đại sứ tại Mỹ châu La Tinh do cựu Tổng thống Bill Clinton bổ nhiệm trước đây nay là một nhà tư doanh, đã cho biết : “Tôi cho rằng chúng ta cần thiết để ý thức, đây là một bối cảnh rất cạnh tranh đứng trên quan điểm toàn cầu và chắc chắn chúng ta không cần thiết để mất đi phần hùn của chúng ta về các thị trường nằm tại các quốc gia lân bang.”

Song tiềm thế kinh doanh có giới hạn, theo như lời của ông Bruce Stokes, một đồng liêu phụ tá trong việc nghiên cứu kinh tế của Hội đồng về Quan hệ với nước ngoài.

“Các con số đưa ra hoàn toàn để đánh lừa. Nếu các ngài cho bỏ Mexico và Canada ra ngoài điều khoản mậu dịch, vùng này hâù như không còn hấp dẫn nữa. Hoa kỳ sẽ chẳng bao giờ có việc mậu dịch với Argentina hay Chile như chúng ta hiện đang có với Mexico và Canada. Thực tế về mặt địa dư có ảnh hưởng mạnh tới các lưu lượng mậu dịch,” theo như lời của ông Bruces Stokes.

Có các điểm kẹt. Một mục quan trọng như liệu thoả hiệp mậu dịch có kèm theo việc cải thiện điều kiện lao động, áp đặt vấn đề nhân quyền và các tiêu chuẩn về sinh thái cho các quốc gia này không. Argentiana và Chile muốn gửi vào thị trường Hoa kỳ các nông sản để cạnh tranh với các hàng họ của Hoa kỳ. Hệ thống tư pháp cần thiết phải cải tiến để ve vãn sự đầu tư của người nước ngoài. Các điều khoản chống đổ hàng bán phá giá và chống chính phủ cho tài trợ hàng xuất khẩu cũng phải được đưa lên bàn để bàn cãi.

Vấn đề khác nữa là phải làm gì khi một quốc gia mới manh nha bước theo dân chủ gặp cú đảo chánh của quân đội. Liệu quốc gia này còn được quyền hưởng tối huệ nữa hay không"

“Cái hay nhất là hãy nhìn kỹ Mỹ châu La tinh, mặc dầu có vài đảo lộn trong vài năm qua, không phải chỉ một quốc gia đã chọn để đi ra khỏi hệ thống này,” theo lời ông Peter Hakim, chủ tịch của Hội Đàm thoại Mỹ châu, một tổ chức chuyên về Tây Bán Cầu Vụ.

“Thực tế là có tiến hành cải tổ, cởi mở kinh tế mà không có bước nào giật lùi, bởi vì không còn có đường nào trầm trọng hơn là sự quá nghèo khó và lạc hậu của một quốc gia.”

Có khoảng 1000 người biểu tình phản đối, đa số mang mặt nạ chống hơi cay, phá vỡ một khúc của bức tường bê-tông dài hai dặm và hàng rào an ninh bằng mắt xích lúc 3pm, giờ địa phương, họ quăng các lon, gạch, đá, ống sắt và các hòn đánh hockey.

Khoảng 150 cảnh sát, mặc áo quần chống náo loạn, ứng phó bằng cách bắn ra những trái lựu đạn hơi cay, các lựu đạn này được các người biểu tình phản đối ném ngược trở lại. Hàng ngàn nhân viên an ninh được trải ra các phố chính của Quebec City theo như dự đoán sẽ có cuộc náo loạn bùng ra.

Cuộc náo loạn vọt ra khoảng 90 phút sau khi Tổng thống Bush tới phi cảng quốc tế Jean Lesage của Quebec và dùng trực thăng đi vào trong thành phố cổ kính này. Tính tới cao điểm biểu tình, có lúc đông tới 30,000 người xuống đường biểu tình đêm Thứ Bảy.

Trong khi các người phản đối đối mặt với các nhân viên cảnh sát xử dụng vòi rồng, lựu đạn hơi cay và những quạt gió thổi hơi cay, Tổng thống cũng đang bắt đầu mở ra một loạt cuộc gặp mặt với các nhà cầm đầu của các quốc gia vùng Andean, Caribbean và Trung Mỹ. Một số người Tổng thống Bush muốn gặp mặt đã bị các người phản đối làm cho tới trễ khi xé hàng rào dài trên 50m của chu vi an ninh dài 2,3 dặm bao quanh khuôn viên của hội nghị thượng đỉnh.

Được hỏi về thành phần những người phản đối, ông Bush đã cho biết : “Tôi cho rằng việc mậu dịch rất quan trọng đối với bán cầu này. Mậu dịch không chỉ giúp để phổ biến sự thịnh vượng mà nó còm giúp cho việc phổ biến quyền tự do. Do đó tôi không đồng ý với những ai cho rằng việc mậu dịch sẽ làm cho những người lao động bi quan và những người hiện nay không có hy vọng kiếm ra công việc làm ở một vài nơi.”

Hàng trăm người đã phải vào bệnh viện của thành phố sau khi đối chọi với cảnh sát tại hàng rào cản, Thủ tướng Jean Chretien đã tuyên bố ngày thứ bẩy cuộc họp đại thành công.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ TT Putin: “Mục tiêu của chúng tôi không phải là đẩy nhanh guồng máy xung đột quân sự, mà trái lại là chấm dứt cuộc chiến hiện nay” - "Chúng tôi sẽ cố gắng chấm dứt cuộc chiến này, và tất nhiên là càng sớm càng tốt." ✱ PNV/TBÔ John Kirby: Ông Putin "hoàn toàn không cho thấy dấu hiệu nào rằng ông ta sẵn sàng đàm phán" để chấm dứt chiến tranh - Ông Biden sẵn sàng đàm phán với ông Putin, nhưng chỉ khi nào nhà lãnh đạo Nga "thể hiện sự nghiêm túc về đàm phán"...
Mãi cho đến dạo gần đây, hầu hết những ai không sống ở Iran có thể sẽ chưa bao giờ nghe đến cụm từ ‘cảnh sát đạo đức,’ chứ đừng nói là biết được vai trò rộng lớn của họ ở đất nước này. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 9 năm 2022, cái chết của Jina Mahsa Amini đã làm dấy lên hàng loạt cuộc biểu tình trên đường phố Iran và các nơi khác, và tới này vẫn chưa có dấu hiệu dịu đi. Amini đã bị Gasht-e-Ershad, tên tiếng Ba Tư của lực lượng cảnh sát khét tiếng này, giam giữ vì tội “không buộc khăn trùm đầu phù hợp.”
Thế giới đang đối mặt với một bước ngoặt của thời đại: một sự thay đổi kiến tạo cho thời đại. Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đã kết thúc một kỷ nguyên. Các cường quốc mới đã hoặc tái xuất hiện, bao gồm một Trung Quốc hùng mạnh về kinh tế và kiên quyết về chính trị. Trong thế giới đa cực mới này, các quốc gia và mô hình chính phủ khác nhau đang cạnh tranh về quyền lực và ảnh hưởng.
Một phong trào biểu tình chống chế độ và chống Xi, do dân chúng và phần đông giới trẻ, sinh viên các Đại học, phát động hôm 24/11/22, nhiều người cho là lớn nhứt từ 33 năm nay. Dân chúng các thành phố lớn, sinh viên từ nhiều Đại học xuống đường tố cáo biện pháp ác ôn « Zéro Covid » của Xi chống dịch Vũ Hán là giết người, trong lúc thế giới cũng chống dịch nhưng không ai làm như vậy...
Cuộc chiến hiện nay tại Ukraine, chẳng cần nói nhiều, đã là một bài học rất lớn cho Hoa Kỳ, và có lẽ nó sẽ được dùng làm chuẩn mực cho những xung đột trong tương lai giữa Hoa Kỳ và các thế lực thù địch trên thế giới...
✱ Reuters: Nga đang hy vọng rằng đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội - Chính quyền Biden sẽ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua các chương trình viện trợ cho Kyiv. ✱ Military: Các nhà vận động hành lang làm việc cho các nhà thầu quốc phòng, đã từng làm việc cho chính phủ liên bang trước đây - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã từng làm việc văn phòng quan hệ chính phủ của Raytheon. ✱ Al Jazeera: Nhiều dự luật trong quá khứ, đã được Hạ viện và Thượng viện thông qua trong nhiều thập kỷ mà không bị thất bại. ✱ Bilderbergmeetings Co. UK: Chính quyền Biden đã coi Nga và Trung Quốc là đối tác trong thách thức đối với “trật tự thế giới”- Sự cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc đang trở thành một nguyên tắc trong các chính sách kinh tế, đối ngoại và an ninh của Hoa Kỳ...
Tại Bangkok, Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2022 đã kết thúc và 21 quốc gia thành viên đã đồng thuận đưa ra một Bản Tuyên bố chung với nội dung lên án Nga về cuộc chiến tranh xâm lược tại Ukraine. Tuy nhiên, Bản Tuyên bố có nêu rõ giới hạn dè dặt là nhìn chung vẫn còn có "những quan điểm và đánh giá khác nhau về tình hình và các biện pháp trừng phạt.”
Với việc ông Tập Cận Bình siết chặt kìm kẹp sắt đá đối với đảng lãnh đạo và nền kinh tế chính trị của Trung Quốc, các cuộc tranh luận dai dẳng về tính bền vững của sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước đã trở lại nổi bật. Mô hình độc đoán của Trung Quốc, sau khi tiến xa, rốt cuộc có thể là không có gì là quá đặc biệt. Bằng chứng về sự trì trệ này cho thấy càng ngày càng tăng...
✱ CRS Congress: Tính đến ngày 14 tháng 10 năm 2022, Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 20,3 tỷ đô la viện trợ để giúp Ukraine bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ - Lực lượng Đặc biệt của Hoa Kỳ mở các khóa đào tạo và huấn luyện cho lực lượng đặc biệt Ukraine. ✱ Yahoo News: CIA giám sát một chương trình bí mật huấn luyện chuyên sâu ở Mỹ cho các lực lượng hoạt động đặc biệt tinh nhuệ của Ukraine và các nhân viên tình báo khác. Chương trình huấn luyện bắt đầu vào năm 2015, tại một cơ sở không được tiết lộ ở miền Nam Hoa Kỳ. ✱ DW Germany - Lực lượng Mỹ huấn luyện quân đội Ukraine tại Đức và giúp họ học sử dụng các hệ thống vũ khí tiên tiến - việc huấn luyện các lực lượng Ukraine đang diễn ra ở các khu vực khác tại châu Âu, nhưng không tiết lộ địa điểm. ✱ Al Jazeera/DIA: Sự thất bại của các lực lượng Nga trước sự đối kháng mãnh liệt của Ukraine cho thấy lực lượng của Moscow không có khả năng đạt được mục tiêu xâm lược ban đầu do TT Putin đã đề ra. ✱ White House: Chúng tôi có quyền nói chuyện trực tiếp.
Từ ngày 6 đến 18 tháng 11 năm 2022 Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 27 (Conference of the Parties, COP27) sẽ được tổ chức tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập. Hội nghị này được Antonio Gunterres, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc khai mạc và có khoảng đại diện của 200 quốc gia và hàng chục nghìn người tham dự...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.