Hôm nay,  

Chủ Hòa Thời Khủng Bố: Ht Nhất Hạnh, Ni Sư Chodron

16/10/200100:00:00(Xem: 4523)
SAN FRANCISCO (SF Chronicle) - Có một thời ở Mỹ, thật dễ dàng trở thành một người hoạt động hoà bình.

Nhưng điều nầy trở nên khó hơn vào ngày 11/9 và phức tạp hơn vào ngày 7/10, khi những loạt bom bắt đầu rơi xuống Afghanistan và quân đội Mỹ khởi sự tiến vào khu vực Trung Á.

"Chủ Nghĩa Hoà Bình bị thử thách," theo lời nhà sư Alan Senauke, nhà hoạt động hoà bình, nhà sư Phật Giáo và cũng là cư dân Berkley.

"Con người đang bị đẩy đến giới hạn của niềm tin," sư Senauke nói thêm, nhà sư cũng là Giám đốc Điều hành của tổ chức Liên Hữu Hoà Bình Phật Giáo. "Theo tôi, điều nầy rất có lợi. Chủ Nghĩa Hoà Bình đạt được dễ dàng không phải là một Chủ Nghĩa Hoà Bình có nền tảng vững chắc."

Thực tế, Vùng Vịnh Bắc Cali từ lâu vẫn là trung tâm phản chiến, có số đông cư dân ưa chuộng giáo lý Phật Giáo. Ví dụ, hai tu sĩ Phật Giáo, Thích Nhất Hạnh và Pema Chodron, có tên trong danh mục sách bán chạy nhất của nhật báo San Francisco Chronicle gần suốt tháng trước. Những quyển sách mới của hai vị được phát hành trước ngày 11/9 kinh hoàng, nhưng với tựa đề có liên quan đến mối đe dọa sau đó.

Sư Chodron, sinh tại Mỹ, giảng sư về Phật Giáo Tây Tạng, đưa ra cuốn "Những Nơi Làm Bạn Sợ: Hướng Dẫn Về Vô Úy Trước Những Thời Điểm Khó Khăn" (The Places That Scare You: A Guide to Fearlessness in Difficult Times). Sư Nhất Hạnh, thiền sư gốc Việt, với quyển sách mới có nhan đề "Phẫn Nộ: Trí Tuệ Để Dập Tắt Lửa Giận" (Anger: Wisdom for Colling the Flames).

Sư Nhất Hạnh không phải là người xa lạ với chiến tranh. Ở những năm 60s, các chế độ miền Nam Việt Nam được Mỹ hỗ trợ đã buộc nhà sư phải lưu vong vì quan điểm phản chiến. Khi Bắc Việt thắng trận ở những năm 70s, chế độ CS mới tiếp tục cấm nhà sư trở về quê hương.

Vì sao nhà sư nguy hiểm đến thế"
Rồi thì, giờ đây, làm nhà hoạt động hoà bình không còn là lập trường được ưa chuộng, khi thế giới đang vội vã nhảy vào chiến tranh.

"Khi bạn dội bom xuống địch quân, bạn dội bom lên chính bản thân mình, bạn dội bom lên chính quê hương của bạn," theo HT Nhất Hạnh viết. "Thời chiến Việt Nam, người dân Hoa Kỳ chịu nhiều đau khổ như người dân Việt Nam. Ở Mỹ, vết thương chiến tranh cũng sâu như vết thương chiến tranh ở Việt Nam."

Vài ngày sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9, HT Nhất Hạnh có buổi thuyết giảng tại Berkeley và đã không thay đổi bài giảng cho dù khuôn mặt kẻ thù đã thay đổi.

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với Beliefnet.com, vị sư áo nâu được hỏi, ngài sẽ nói gì nếu có thể nói chuyện với Osama bin Laden.

"Điều đầu tiên là lắng nghe," nhà sư trả lời, "Lắng nghe với thiện chí để hiểu rằng nguồn gốc của đau khổ chính là nguyên nhân của hành động bạo lực."

Nhà sư có đồng tình với việc oanh tạc chống khủng bố và các quốc gia đang che chở chúng"

Không.

"Mọi hung bạo đều phi công lý," nhà sư nói. " Ngọn lửa oán hận và hung bạo không thể bị dập tắt bằng cách châm thêm vào sự oán hận và hung bạo. Thuốc chữa duy nhất cho bạo lực là từ bi".

Vậy rồi Thầy sẽ làm gì"

"Chúng ta phải tìm một cac1h để chấm dứt bạo lực, dĩ nhiên. Nếu cần, chúng ta phải đưa những người trách nhiệm giam vào tù."

Vì sao điều nầy đang xẩy ra ở Mỹ" Tại sao họ căm thù chúng tôi"

"Những khuôn mẫu của sự tiêu dùng là nguyên nhân sâu xa của tình trạng hiện nay. Hoa Kỳ tiêu thụ 60% năng lượng thế giới tuy dân số chỉ chiếm 6% so với tổng số dân thế giới."

Còn Pema Chodron, sinh tại Deidre Blomfield-Brown năm 1936, New York. Bà sống ở Bay Area, tốt nghiệp Đại học Berkeley, sau đó trở thành môn đồ của Đạo sư Tây Tạng, Trungpa Rinpoche, và học đạo từ 1974 cho đến khi vị thầy qua đời năm 1987.

Trong vài trang sách, Choron viết về một phụ nữ trẻ người Mỹ bắt gặp mình ở một thị trấn nhỏ Trung Đông, đang bị đám đông đe doạ ném đá. Thoạt đầu bà hoảng sợ. Rồi một vài điều gì đó xảy ra.

"Bất chợt nàng nhìn thấy khuôn mặt của mình hiện ra trong mọi khuôn mặt xuyên suốt lịch sử nhân loại, những người đã từng bị nguyền rủa hoặc oán hận,"

Ni sư Chodron viết. " Có điều gì đó bị nứt rạn, mở ra, và nàng đứng trong cương vị của hàng triệu người bị áp bức và thấy ra một viễn cảnh mới".

Cũng tốt. Nhưng Phật Tử nên làm gì về cuộc chiến ở A Phú Hãn"

Có lẽ một gợi ý tới từ nhiều truyện trong đời Đức Phật. Như dường là dòng họ của Đức Phật bị xâm lặng ba lần trong đời Ngài. Hai lần đầu, theo truyện kể, Đức Phật ngồi nơi chiến trường, giữa hai bên dàn quân. Hai phía xúc động tới nổi họ ngưng lòng căm thù.

Tuy nhiên, lần thứ ba, Đức Phật thấy là chiến tranh không tránh nổi. Nên Ngài chỉ ngồi bên lề, nhìn buồn bã.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.