Hôm nay,  

Cao Trào Quần Chúng Ai Cập: Dân Chủ Không Thể Lùi

26/07/201100:00:00(Xem: 1745)

Cao Trào Quần Chúng Ai Cập: Dân Chủ Không Thể Lùi

CAIRO - 6 tháng sau ngày lật đổ nhà độc tài cầm quyền lâu nhất lịch sử thế giới, các nhóm tranh đấu dân chủ hoá lại cắm trại giữa công viên Tahrir của thủ đô Ai Cập, đòi thay đổi nhanh hơn - cựu TT Mubarak có thể lãnh án tử hình nếu không chết vì bệnh tật.

Du khách chưa trở lại các kim tự tháp trong khi tỉ lệ thất nghiệp và cuộc sống nghèo khó tiếp sức các cuộc xuống đường - kết quả cuộc nổi dậy trong muà Xuân là không đầy đủ, nhưng ít có tranh luận giữa các phe tranh đấu về sự thay đổi từ căn bản của xứ sở Ai Cập sau ngày 25-1.

Nữ phóng viên ảnh Lillian Wagdy, tham dự biểu tình tại công viên Tahrir, nói cô cảm thấy lạc quan về tương lai, và nay dân chúng tiếp tục đòi hỏi các quyền chính đáng của họ.

Tại trường kinh tế London, giám đốc Fawaz Gerges, giám đốc trung tâm Trung Đông, nhận xét : nguời Ai Cập đang trải qua "cơn say tâm lý" - ông giải thích "Hàng triệu người thấp cổ bé miệng đã lên tiếng - đã có thay đổi trong mối quan hệ giữa cha và con trai, giữa cha với con gái".

HĐ Quân Lực đình chỉ hiến pháp, thành lập 1 chính phủ dân sự lâm thời, nhưng vẫn giành quyền quyết định tối hậu.

Theo nữ luật sư Rajia Omran cũng tham gia phong trào tranh đấu, cần kiên nhẫn chờ đợi 6 tháng hay 10 năm, luợng giá bây giờ là vội vã - trong lúc các phe chưa thể đồng ý với nhau nên bầu cử trước hay thay đổi hiến pháp trước, giáo sư Gerges nói : vấn đề là cần có 1 chính phủ làm việc hữu hiệu trong 2, 3 năm tới trong điều kiện có sự đồng thuận về tương lai.

Tại chi nhánh Qatar của Viện Brookings, phân tích gia Shadi Hamid mô tả biểu tình tái tục tại thủ đô là chuyển hướng đáng sợ - theo ông, nhóm quân nhân cầm quyền ngày càng trở thành kẻ thù của cách mạng và của thời kỳ chuyển tiếp.

Tại trường đại học George Washington, giáo sư Nathan Brown nhắc lại rằng: quân đội là xương sống của nhà nước Ai Cập kể từ khi đại tá Mubarak làm đảo chính lật đổ chế độ quân chủ năm 1952, và các Tướng tiếp tục gĩư nhiều ảnh hưởng trong bất cứ chính quyền mới nào.

Ông Brown cũng tin rằng ưu quyền như thế nay là khó với xã hội Ai Cập sau nổi dậy, nghĩa là đã khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.