Hôm nay,  

Đại Hội Nhân Quyền: Thế Kỷ Mới Cho Vn

22/04/200000:00:00(Xem: 5401)
HÒA LAN - Một đại hội quốc tế về nhân quyền Việt Nam sẽ tổ chức tại Hòa Lan vào cuối tháng 5, trong đó sẽ đọc các bài tham luận của Thượng Tọa Tuệ Sỹ và Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế gửi ra từ VN. Dưới đây là thông báo.
Thông Cáo Báo Chí
25 năm qua, ngày 30 tháng 4 năm 1975, cộng sản miền Bắc đã thôn tính miền Nam Việt Nam. Ngày đó đối với cộng sản Việt Nam là ngày mừng chiến thắng. Còn đối với người Việt tỵ nạn tại hải ngoại và một số lớn những người Việt Nam trong nước thì đó là ngày đau buồn, quốc hận. Tại sao" Tại vì những người Việt Nam đã nhận rõ giấc mộng đại đồng của cộng sản không thành, mà là hình thành bộ máy độc quyền cai trị đất nước. Sau 25 năm với chủ nghĩa cộng sản, chẳng những Việt Nam mà còn nhiều nước khác, niềm lo sợ của mọi người càng ngày càng rõ ràng hơn.
Chế độ cộng sản đã và đang muốn làm thay đổi chế độ trong lãnh vực kinh tế. Có tự do trong một vài lãnh vực đó, nhưng chưa có tự do trong tôn giáo, ngôn luận và các quyền căn bản của dân chủ. Mặc dù tư tưởng cộng sản trong thế giới đã mất nhiều ảnh hưởng, nhưng tư tưởng của Hồ Chí Minh vẫn còn mạnh mẽ. Ở các trường học các học sinh, sinh viên bắt buộc phải nghiên cứu. Nhưng mà họ rất ít tin tưởng thật sự vào tư tưởng này.
Hệ thống cộng sản không thể chịu đựng lâu nữa. Sự thay đổi về kinh tế đã không đủ chất lượng. Thị trường Việt Nam không thu hút được các nhà đầu tư mới, mà những nhà đầu tư cũ cũng đã dần dần rút khỏi. Chính quyền cộng sản thấy vậy đã lên tiếng đổi mới một lần nữa. Lần này có nhiều biện pháp khá hơn. Vài ghi nhận của sự đổi mới này như: Phóng thích vào khoảng 12.500 tù cải tạo vào 30 tháng 4 tới đây, liên hệ hoặc muốn liên hệ đến sự thoả thuận hợp tác với Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ, bắt đầu có tự do riêng trong cơ cấu quốc doanh, v.v...
Điều quan trọng là người Việt Nam tại hải ngoại phải hiểu biết và một lòng trong đó. Đó là phải đối thoại, hợp tác giữa người Việt Nam ở hải ngoại và những người yêu nước thực sự hiện đang sống tại Việt Nam. Tự mình hoặc một nhóm nhỏ, ít quan trọng ỳhơn là cố gắng đạt kết quả đến một nền dân chủ cho Việt Nam, ở đó những người Việt Nam đi lại được tự do với nhau (nhân quyền phải được tôn trọng) và làm việc tích cực cho sự phồn thịnh và hạnh phúc cho tất cả. Do đó, điểm mấu chốt ở đây là cần thiết đối thoại cởi mở và sự hợp tác tốt đẹp, kể cả với chính quyền hiện hữu.

Với những phát triển vừa kể trên, Stichting voor Ontwikkeling van Vietnam (SOV) trong năm 1999 đã tổ chức Đại hội quốc tế: “Tình trạng Nhân Quyền Việt Nam và những triển vọng khi bước qua thế kỷ 21”. Có nhiều sự quan tâm rất lớn cho Đại hội quốc tế năm 2000 và sự đối thoại phải được tiếp diễn. Đó là ngày 20 và 21 tháng 5 sắp đến tại khách sạn Bijhorst, Zijdeweg 54, 2245 BZ tại Wassenaar (Den Haag) với chủ đề: “Thế kỷ mới, Chiến lược mới cho sự phát triển tại Việt Nam”. Cả hai Đại Hội đều được sự yểm trợ của NCDO.
Chúng tôi chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến và nhận định quan trọng được phát biểu trong đại hội này. Phần đầu Đại hội sẽ bằng tiếng Anh và tiếng Hòa Lan, các phần sau bằng tiếng Việt Nam. Có rất nhiều diễn giả vô cùng quan trọng sẽ trình bày cùng quý vị. Nếu muốn làm cuộc hẹn để phỏng vấn, xin quý vị liên lạc với văn phòng của SOV.
Ngày 20 tháng 5 sẽ có diễn giả của Liên Hiệp Âu Châu (Bà H. Maij-Weggen), Quốc Hội Hòa Lan (Kỹ sư E. Hessing, Tiến sĩ G. Valk) và Bộ Ngoại Giao Hòa Lan (Tiến sĩ H. Hartogh) cũng như những người bất đồng quan điểm với nhà nước Việt Nam như Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ và Bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Hai người này đã được phóng thích năm 1999. Kể từ 1978 họ đã bị cộng sản bắt giam, tra tấn và cải tạo. Diễn giả quan trọng nữa là Giáo sư Nguyễn Thanh Trang, Chủ tịch Mạng Lưới Nhân Quyền Hoa Kỳ. Và còn nhiều diễn giả quan trọng của các tổ chức khác như: Bác sĩ Nguyễn Quốc Nam (Pháp), Ông Từ Trì (Cao học chính trị, Pháp), Tiến sĩ Nguyễn Hoàng (Hòa Lan), Ông Phạm Hoàng (Đức), Phó tiến sĩ Phạm Chính Nghĩa (Đức), Tiến sĩ Nguyễn Văn Trần (Pháp), Tiến sĩ Ngô Văn Tuấn (Hòa Lan).
Quý vị Nghị sĩ và Dân biểu của Liên Hiệp Âu Châu và Quốc Hội Hòa Lan đã yêu cầu với chính quyền Việt Nam hãy cho những người bất đồng quan điểm nói trên được đến tham dự Đại Hội. Nếu như điều này có thật xảy ra thì chắc chắn những người Tây phương sẽ thấy được chính quyền Việt Nam nghiêm chỉnh với chương trình cải tổ. Hội SOV hy vọng rằng những người bất đồng quan điểm sẽ có thể hiện diện trong Đại hội.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.