Hôm nay,  

Từ Giữa Năm,kinh Tế Cất Cánh, Thế Giới Thịnh Trị Lâu Dài

20/01/200200:00:00(Xem: 3947)
Từ khi có cuộc biểu tình phản đối tại hội nghị của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) tại Seatle, Washington, chúng ta đã quen với cảnh bạo động, ngăn cản sự nhóm họp của các chính trị gia, thương gia và các nhà đầu tư. Tất cả những bạo động này được đặt dưới chiêu bài "chống toàn cầu hoá" của những người chống đối.

Trên thực tế, toàn cầu hoá là một mật mã. Đối với một số người, toàn cầu hoá có nghĩa là chống Mỹ, đối với một số khác có nghĩa là chống nghèo đói, và với một số người khác, toàn cầu hoá có nghĩa là chống mậu dịch, chống nguyên tử năng, chống than đá, chống dầu hoả.

Điều đáng nói là cũng như những tổ chức, phong trào trước họ, những nhóm chống toàn cầu hoá chỉ đưa ra những lập luận chống đối mà không hề đưa ra bất cứ một đề nghị xây dựng thực tiễn để thay thế.

Thế giới đã làm nhiều điều để thoả mãn những yêu sách của các phong trào này kể từ ba năm nay. Thực vậy, nhiều người cho rằng Ngân Hàng Thế Giới và vị chủ tịch James Wolfensohn đã cúi mình để thực hiện tất cả những yêu sách của họ. Nhiều người khác tin rằng Ngân Hàng Thế Giới đã trở nên nhu nhược và đang cố gắng áp đặt những quan điểm của một thiểu số lên đại đa số trên toàn thế giới. Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF) cũng đã cố gắng ép mình, ban hành những chính sách rõ ràng đã đi trật ra ngoài luật lệ của họ. Cuối cùng, IMF cũng đã nhân nhượng, giảm cuộc họp của họ từ 5 ngày xuống còn 2 ngày, và cắt giảm mạnh con số tham dự của các thương gia vì sợ sẽ có khoảng 100,000 người sẽ biểu tình tại Washington DC. Cuộc họp sau đó đã được bãi bỏ hoàn toàn sau sự kiện 9-11.

Thật lạ lùng, sự kiện 9-11 có thể đã thay đổi quan niệm của chúng ta một cách vĩnh viễn. Đại đa số quần chúng muốn thế giới có một cuộc sống ấm no, an bình cho tất cả mọi người.

Sau sự kiện 9-11, đại đa số trên thế giới chợt nhận ra rằng họ phải cùng đứng lên để chống lại những kẻ muốn trở về với sự ăn lông ở lỗ.

Cùng lúc, sự suy thoái của nền kinh tế Hoa Kỳ ảnh hưởng bởi sự kiện 9-11 đã giúp chúng ta có một cái nhìn chính xác hơn về toàn cầu hoá và hiểu biết hơn về nhược điểm của nó.

Với Tổng Sản Lượng Quốc Gia lên đến 10 ngàn tỷ Mỹ kim, nền kinh tế Hoa Kỳ được coi như lớn nhất trên toàn thế giới trong nhiều thập niên. Với mức độ đó, nền kinh tế Hoa Kỳ đã ảnh hưởng rất mạnh tới sự hưng thịnh của nền kinh tế toàn cầu, trực tiếp hoặc gián tiếp.

Dầu vậy, nhiều việc đã thay đổi vĩnh viễn trong gần 20 năm vừa qua. Trước tiên, sự dễ dàng trao đổi mậu dịch đã đem lại giầu có cho nhiều quốc gia trên thế giới. So với năm 1980, hiện tại trao đổi mậu dịch đã chiếm 26% của các hoạt động kinh tế, tăng 9%. Vốn đầu tư thế giới đã luân lưu một cách rất hiệu quả hơn bao giờ hết.

Sự kiện này đã đem chúng ta lại gần với nhau nhưng nó cũng làm gia tăng mức độ tuỳ thuộc của thế giới vào nền kinh tế của Hoa Kỳ. Sự khủng hoảng về rượu taquila của Mễ Tây Cơ năm 94-95, sự khủng hoảng tiền tệ của Á Châu năm 97-98 đã được cứu vãn nhờ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ.

Những điều này cho thấy sự hưng vong của các quốc gia trên thế giới, đang phát triển hoặc đã phát triển tuỳ thuộc vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ hơn bao giờ hết. Đây là nhược điểm mà những phong trào chống toàn cầu hoá đã lấy làm căn bản.

Nhiều sự thay đổi về kỹ thuật cũng đã ảnh hưởng đến chu kỳ và sự hợp nhất của nền kinh tế thế giới. Vấn đề chuyển vận dễ dàng đã giúp các công ty trên thế giới không còn nhận thấy sự phân chia ranh giới nữa. Hàng tồn kho bây giờ được áp dụng phương cách đúng lúc (just-in-time), đã giúp giảm chi phí, kiểm soát được sự lạm phát, ngay cả trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng mạnh. Nó cũng giúp cho chu kỳ kinh tế suy trầm ngắn lại, trải đều trên toàn cầu, hơn là trong quá khứ. Vì vậy, cuối cùng, không những đây là trường hợp thắng-thắng trong thời gian tăng trưởng mà còn giảm được sự mất mát, thiệt hại trong thời gian trì trệ.

Mặc dầu vậy, điều này không có nghĩa là tất cả các quốc gia đều tăng trưởng như nhau. Nó chỉ được áp dụng cho hậu quả của một chu kỳ thương vụ tự nhiên. Những quốc gia có những vấn đề với hạ tầng cơ cấu, thí dụ như Nhật Bản trong gần thập niên vừa qua, sẽ tăng trưởng chậm hơn.

Cho năm 2002, điều này có nghĩa chúng ta sẽ đối diện với sự suy trầm của nền kinh tế toàn cầu trong đệ nhất tam cá nguyệt, hay có thể kéo dài đến đệ nhị tam cá nguyệt, vì sự tương quan của nền kinh tế toàn cầu trên lãnh vực trao đổi mậu dịch và tài chánh và mức độ xoay chuyển với tốc lực cao của chu kỳ kinh tế. Trong đệ tam tam cá nguyệt và đệ tứ tam cá nguyệt, sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu sẽ tự động cất cánh và tới năm 2003, chúng ta sẽ được hưởng một thời gian tăng trưởng vững mạnh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cơ quan Hàng hải Madagascar cho biết, một vụ tai nạn chìm tàu ngoài khơi bờ biển đông bắc Madagascar đã giết chết ít nhất 83 người, theo trang CNN đưa tin ngày Thứ Tư, 22 tháng 12 năm 2021. Theo Cơ quan Hải Cảng Sông và Biển (APMF), con tàu chở 138 người bị chìm vào khuya Thứ Hai, 20 tháng 12 năm 2021. Hiện có 50 người đã được cứu và 5 người vẫn đang mất tích.
Tân tổng thống của Chile, ứng viên cánh tả thuộc thế hệ Millennial, đã giành chiến thắng sau một chiến dịch căng thẳng và được ví như Donald Trump, theo trang APnews đưa tin ngày Chủ Nhật, 19 tháng 12 năm 2021. Ứng viên cánh tả Gabriel Boric đã giành chiến thắng với 56% số phiếu bầu, so với 44% của đối thủ là nhà lập pháp José Antonio Kast. Kast đã ngay lập tức nhận thất bại và đăng tweet chúc mừng Boric về “chiến thắng vĩ đại.” Trong khi đó, Tổng thống sắp mãn nhiệm Sebastian Pinera đã tổ chức một cuộc họp video với Boric và cho biết chính phủ của ông sẽ hỗ trợ đầy đủ trong quá trình chuyển giao quyền lực ba tháng.
Tổng số người chết từ Siêu Bão Nhiệt Đới Rai đã tăng lên tới ít nhất 75 người, theo các viện chức địa phương báo cáo hôm Thứ Bảy, sau khi trận bão đã tàn phá Phi Luật Tân vào cuối tuần rồi, theo CNN tường thuật hôm Chủ Nhật, 19 tháng 12 năm 2021. Các hoạt động tìm và cứu người đã tiếp tục vào cuối tuần sau khi trận bão Rai, cơn bão nhiệt đới thứ 15 đổ bộ vào Phi Luật Tân trong năm nay, gây đất chùi hôm Thứ Năm tại Đảo Siargao, nơi du lịch và lướt sóng nổi tiếng trên bờ biển miền đông.
Cô là một trong ít nhất 10 nhà báo và nhà bình luận đầu tiên đã cố thúc giục chính quyền TQ làm rõ hơn về ảnh hưởng của vi khuẩn và bị bịt miệng bởi các viên chức đang chật vật để kiểm soát tin tức về đại dịch. Dù nhiều người khác đã được thả sau đó, Zhang vẫn bị ở tù, và gia đình, bạn bè và những người ủng hộ của cô sợ cô có thể chết trong cuộc tuyệt thực phản đối mà cô đang thực hiện để chống đối. “Cô ấy đứng lên vì sự thật, và cô ấy đứng lên vì công lý,” theo Jane Wang, nhà hoạt động có trụ sở tại Anh Quốc vận động thả Zhang, đã nói với NBC News. “Và cô tiêu biểu cho điều tốt nhất của TQ.”
Đây là biện pháp mới nhất trong một loạt các biện pháp nhằm gia tăng các hình phạt của Hoa Kỳ dành cho Trung Quốc, với cáo buộc lạm dụng có hệ thống và rộng rãi đối với các dân tộc thiểu số và tôn giáo ở khu vực phía tây, đặc biệt là người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi Giáo ở Tân Cương. Chính quyền Biden cũng công bố các lệnh trừng phạt mới nhắm vào một số công ty công nghệ sinh học và giám sát của Trung Quốc, một nhà sản xuất máy bay không người lái hàng đầu, và các tổ chức chính phủ vì các hoạt động ở Tân Cương.
Ít nhất 62 người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương sau khi một xe bồn chở xăng phát nổ ở Cap-Haitien, thành phố lớn thứ hai ở Haiti, theo trang CNN đưa tin ngày Thứ Ba, 14 tháng 12 năm 2021. Phó Thị trưởng Patrick Almonor cho biết, tình hình vẫn còn đang “rất nguy hiểm” và đã mở rộng lời kêu gọi hiến máu. Almonor cho biết thêm chiếc xe bồn xăng đã phát nổ sau khi dừng lại do các vấn đề về máy móc và xăng bắt đầu bị rò rỉ. Người dân tụ tập lại để hốt xăng chảy ra từ xe bồn thì vụ nổ xảy ra.
Các bộ trưởng ngoại giao từ Hoa Kỳ, Anh và các nước còn lại của nhóm G-7, với sự tham gia của người đứng đầu các vấn đề đối ngoại của Liên minh châu Âu, đã đưa ra một tuyên bố chung về việc “thống nhất lên án việc xây dựng quân sự của Nga và những lời lẽ hung hăng đối với Ukraine.” G-7 kêu gọi Nga hãy “giảm leo thang, theo đuổi các kênh ngoại giao và tuân thủ các cam kết quốc tế về tính minh bạch của các hoạt động quân sự,” đồng thời ca ngợi “sự kiềm chế” của Ukraine. “Mọi hành vi sử dụng vũ lực để thay đổi biên giới đều bị nghiêm cấm theo luật pháp quốc tế. Nga nên chắc chắn rằng việc tiếp tục gây hấn quân sự đối với Ukraine sẽ gây ra những hậu quả lớn và cái giá phải trả là rất đắt,” tuyên bố viết.
Thứ Tư, ngày 08 tháng 12 năm 2021: Thời đại Angela Merkel đã kết thúc. Quốc hội Đức bầu Olaf Scholz làm Tân Thủ tướng Liên bang. Tổng thống Đức Steinmeier trao giấy chứng nhận bổ nhiệm cho ông ta. 16 bộ trưởng sau đó cũng nhận được chứng nhận bổ nhiệm.
Mỹ đã bày tỏ thái độ rõ rệt đối với việc Campuchia ngày càng bị lệ thuộc vào TQ qua việc Mỹ ra lệnh cấm vận vũ khí và hạn chế xuất cảng mới đối với Campuchia vì cho rằng quân đội TQ ngày càng gia tăng ảnh hưởng lên Campuchia, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật trong buổi phát thanh ngày 9 tháng 12 năm 2021.
Olaf Scholz đã được tuyên thệ nhậm chức tân thủ tướng Đức, chính thức kế vị sau 16 năm lãnh đạo lịch sử của Angela Merkel, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021. Ông cam kết sẽ làm tất cả những gì ông có thể làm được để hướng tới một khởi đầu mới cho nước Đức. Khi bà rời chức vụ thủ tướng tại Berlen, chấm dứt 31 năm sự nghiệp chính trị, Bà Merkel nói với cựu phó thủ tướng của bà rằng hãy nhận lấy nhiệm vụ “với niềm vui.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.