Hôm nay,  

Hội Chứng Mới: Ảo Giác An Toàn Đã Tan Vỡ

16/09/200100:00:00(Xem: 3804)
WASHINGTON- Theo tờ báo San Francisco Chronicle, Hoa kỳ đã mất đi cái ảo giác khống chế ngày 11/9 khi bị khủng bố quốc tế. đánh trúng. Các nhà tâm lý học và các chuyên gia về bệnh tâm thần cảnh báo là sẽ có một sự điều chỉnh lâu dài và đau đớn sau các đợt vì kích động sinh ra khước từ, vi sợ hãi sinh ra giận dữ.

"Đó là một chấn thương quốc gia theo một thang độ mà chúng ta chưa từng đối phó với nó trước đây," theo lời của nhà tâm lý học Justin Schulz tại Littleton, Colorado.

Các nhà tâm lý học cho biết, một trong những dạng bất ngờ nhất của cuộc tấn công là có ý nghĩ về một kẻ thù vô hình như thể nó có khả năng đánh bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, chống lại bất cứ ai. "Tất cả chúng ta đều cảm thấy có cái bong bóng của tự hào vô địch đã bị đâm nổ," theo lời của Bác sĩ Mark Levy, chủ tịch của Tổ chức Phân Tâm Học tại San Francisco.

Nhiều năm làm tư vấn cho các cựu chiến binh tham dự chiến tranh Việt Nam làm cho nhà tâm lý học Schulz tin rằng Hoa kỳ còn phải học thêm nữa không phải từ các bài học về việc đổ bộ tấn công toàn bộ mà Thế chiến II đã ép Hoa kỳ và về du kích chiến lúc mờ, lúc ảo trong những cánh rừng đầy chông bẫy tại Đông Dương mà các chiến binh Hoa kỳ đã từng trải qua. Schulz đã cho biết "Lý do tại sao áp lực của hậu chấn thương thường thấy về Việt Nam là những tổn thất nhiều nhất không phát sinh ra từ sự trực diện với trận đánh. Hầu hết các tổn thất này là do các mìn và bẫy. Ít ra trong việc tranh đấu trong tình thế hỏa hoạn, bạn phải cho dẹp đi phần nào thịnh nộ và sợ hãi bằng cách cụ thể phấn đấu để giành lại sự sống của bạn."

GIẢI QUYẾT BỊNH RỐI LOẠN TÂM THẦN
Elna Yadin là nhà tâm lý học của Israel hiện nay tại Trung tâm Trị bịnh Bất an của đại học University of Pennsylvania, bà cho biết, người Hoa kỳ hiện nay phải đối phó với một cảm xúc dễ hư vỡ, phần vì do cảnh chiến tranh làm chia rẽ tại Phi châu vàtại Trung Đông.

Nhà nữ tâm lý học gốc Israel nói: "Tại Israel và những nơi khác loại chuyện thế này thường xẩy ra, người ta biết phải làm gì khi họ cảm thấy bị đe dọa và sợ hãi. Họ biết là phải tìm ra các chi tiết và tìm cách nào đó để đối phó."

Yadin đã cho biết, mọi người cần phải tìm ra cách nào đó để duy trì lấy đức tin cần thiết để giữ an toàn cho cuộc sống hàng ngày. Yadin nói: "Đây là thời gian mà đức tin đã bị xúc động, nó làm cho hoàn toàn mất hướng. Mọi việc bạn nghĩ rằng bạn hiểu bất thần thấy không đúng như sự thực vào lúc này."

Yadin cho biết, "Sợ hãi là cái gì mà bạn đang đối phó. Bạn không có thể nào bỏ qua được, bạn không có thể giả bộ như nó đã không xẩy ra, nhưng bạn cũng phải chế ngự nó, nhưng chắc chắn không phải từ ngay khi nó mới bắt đầu xẩy ra."

Các nhà tư vấn cho biết họ phấn khởi để nhìn thấy không phải chỉ hành động anh hùng của những nhân viên cấp cứu trong đống đổ nát, mà còn nhìn thấy những người tình nguyện xếp hàng để hiến máu, những người lạ trên đường phố, các phụ huynh và các thấy giáo đang chẩy nước mắt cùng với những trẻ em, tất cả cho thấy việcï sợ hãi đã qua và đang bước sang một cảm xúc mới.

Levy cho biết "Cái gì sẽ xẩy ra trong vài tuần tới sẽ là cảm xúc của cộng đồng ào ra. Những người lối xóm với nhau trước đây chưa bao giờ mở miệng sẽ dang rộng cánh tay để ôm chầm lấy nhau, giống y như hồi Kennedy bị ám sát."

CÁC MỤC TIÊU TƯỢNG TRƯNG
Tuy nhiên những chuyện rắc rối sâu hơn nữa có thể để về sau này, một khi sự thực nguy hiểm và việc đối phó với hiểm họa đang xuất hiện.

"Chuyện muốn biết rõ ràng hiện nay là có bao nhiêu người bị thiệt mạng. Hàng triệu người muốn biết ai đã chết, bởi vì khuynh hướng này mạnh nhất," theo như lời của bác sĩ Thomas Neylan, giám đốc y khoa về Chương trình Rối loạn của Áp lực Hậu Chấn Thương tại đại học University of California tại San Francisco.

Bác sĩ Neylan đã nhấn mạnh các tên khủng bố đã nhắm đánh ngay vào hai biểu tượng quyền lực và phồn vinh của Hoa kỳ được thấy rõ nhất. "Có ý đồ nằm sau hình tượng quốc gia là chúng có thể tiêu hủy cái gì phi thường như Trung tâm Thương mại Thế giới. Ngoài ra còn gây thêm một cảm giác sợ hãi và vô vọng," theo như bác sĩ cho biết.

CẢM NHẬN AN TOÀN ĐÃ BỊ XÚC ĐỘNG
Đối với hầu hết chúng ta, cần phải có ý chí nào đó tỏ ra rõ ràng để tiến lên, không để cho sự sợ hãi ám ảnh.

"Chúng ta có quyền có chút lo lắng hơn vào những tháng tới và những năm tới," theo như lời của bác sĩ Ira Glick, giáo sư về thần kinh học của trường y khoa trực thuộc đại học Stanford University.

"Bọn khủng bố tấn công ngay chính vào con người của các bạn. Chúng tôi ở Hoa kỳ cảm thấy có an toàn hơn bất cứ nơi nào khác trên trái đất. Bọn khủng bố đã đánh ngay vào đức tin này," theo lời giáo sư giải thích. "Trường hợp các bạn cảm thấy lo lắng, giận dữ, xuống tinh thần, các bạn không bị cô độc đâu. Các bạn nói ra với gia đình, với bạn bè và với đồng nghiệp," theo như lời của Glick.

Nancy Adler là nữ chuyên gia về sinh lý căng thẳng của đại học UCSF, bà cho biết, dân chúng tại Hoa kỳ từng trải qua những cảm giác sâu đậm về thiệt thòi. Cái gì đã qua chỉ là sự cảm nhận của ảo tưởng, mọi sự cần đều phải nằm dưới sự kiểm soát.

Nhưng bà cũng nói rõ, cuộc nghiên cứu đã cho thấy đa số dân chúng Hoa kỳ, kể cả những người lần đầu tiên trực diện với những thứ vô cùng khủng khiếp và thảm cảnh cá nhân đều có sức chịu đựng không có thể nào tưởng tượng nổi và tìm ra cách để đối phó với hoàn cảnh xẩy ra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.