Hôm nay,  

Báo Chí Mỹ Đã Cướp Hào Quang Cuộc Chiến Vn

08/10/200000:00:00(Xem: 4171)
Nhiều anh hùng giả mạo bịa chuyện cho báo chí, và được đăng thành tin giựt gân, nhưng báo Mỹ vẫn không đính chính sau khi biết là tin sai

B. G. Burkett, người đã viết một cuốn sách thuộc vào hàng bán chạy nhất nhan đề “Stolen Valor, How the Vietnam Generation Was Robbed of Its Heroes Its History” (Vinh Quang Bị Đánh Cắp, Cách Mà Thế Hệ Việt Nam Đã Bị Cướp Mất các Anh Hùng và Lịch Sử của Nó), trong sách mà ông đã vạch trần những nguời tự cho mình là anh hùng của chiến tranh VN và các câu chuyện của họ được các phóng viên và chủ bút chấp nhận và xuất bản mà không hề đặt ra những câu hỏi liên quan tới sự xác thực của những tuyên bố này.

Khi nhà báo Mark Bowden của Brill’s Content hỏi Jug (tên ngắn gọn của Burkett) điều mà những nguời làm tin nói khi ông báo cho họ biết rằng họ đã tinn vào những điều dối trá, Burkett đáp lại, “thường họ không nói gì cả.”

Bowden viết: “Nếu Burkett đúng, vậy thì Hollywood và những ký giả bá láp đã giúp loan truyền việc kéo dài những sai lầm về chiến tranh Việt Nam.” Ông mô tả một vài trong những sai lầm: nhiều cựu chiến binh đã chết vì tự tử từ khi có chiến tranh hơn là bị giết trong trận đánh; hầu hết những nguời đi lính ở Việt Nam thì nghèo hay là người da đen; và sự tàn bạo trong thời chiến tranh là phổ biến tới bình thường.

Burkett đã quyết tâm xua tan những huyền thoại đó bằng cách lột mặt thật các anh hùng giả mạo đó, những người đã tự tạo ra họ, và mang chứng cớ ông góp nhặt được từ những hồ sơ quân ngũ của các nguời này tới báo chí. Trong nhiều trường hợp, những tờ báo được trọng vọng như tờ Los Angeles Times, the Dallas Morning News, the Detroit Free Press, the Syracuse Herald Journal, và CBS đã lờ đi các sai trái, không đính chính những câu chuyện của những anh hùng giả mạo sau khi đương đầu với sự thật.

Burkett nói với Bowden: “Theo kinh nghiệm của tôi, những phóng viên và chủ bút không đính chính những loại câu chuyện này, hay là chỉ làm bất đắc dĩ. Tôi có quá nhiều trường hợp tương tự nhiều đến nỗi mà tôi không đếm được. Nó được xem như là một vài loại hiện tượng kỳ lạ của xã hội.”

Buttket nói: “Những nguời mà tuyên bố là những anh hùng chiến tranh và kể ra những câu chuyện về những sự tàn bạo ở Việt Nam đã phổng tay trên và làm méo mó sự thực về cuộc chiến VN.”

“Những người đã chiến đấu ở Việt nam xứng đáng được ghi nhớ như là những công dân danh dự, những người mà đã đáp lại lời kêu gọi của đất nước bỏ mặc sự nguy hiểm chính bản thân; đó là điều hiếm thấy.”

Trong một vụ, CBS đã chiếu một đoạn phim tài liệu được kể bởi Dan Rather về một nhóm các cựu chiến binh Việt Nam bị những ám ảnh trong thời chiến tranh đến nỗi mà họ đã rút vào sống trong những khu rừng ở Seatle. Khi Burkett kiểm tra lại, ông tìm thấy rằng những câu chuyện của họ không phù hợp với những hồ sơ của họ. Khi sự thực được báo cáo tới đài CBS, hệ thống CBS đã công bố rằng họ vẫn giữ nguyên câu chuyện.

Trong một thí dụ khác được kể chi tiết trong sách của Burkett, Ông David Goff ở thành phố Syracuse ở N.Y., được tờ báo Syracuse Herald Journal viết lên như một nạn nhân thảm thương mà những ám ảnh về chiến tranh Việt Nam làm ông trở thành người nghiện ruợu và có những khó khăn khác.

Goff nói với nguời phụ trách một mục cho tờ Journal là Marie Villari rằng ông là một kẻ ám sát đã giết nhiều lãnh tụ chính trị ở Việt Nam và nói rằng ông đã được tưởng thưởng những huy chương Distinguished Service Cross, the Silver Star, Bronze Star và Purple Heart.

Goff nói với Villari:”Tôi đã chứng kiến sự chết chóc và hủy hoại đã ảnh hưởng suốt cuộc đời tôi,” ông thêm rằng ông là nạn nhân đã bị tra tấn bằng điện bởi quân đội Hoa Kỳ như là một cảnh cáo không được để lộ ra về công việc cảm tử của ông ở Việt Nam.

“Việc trọng đại của chúng tôi là ám sát các viên chức chính trị và quân đội trong Quân lực miền Nam - tạo nên sự hỗn loạn với chính phủ.”

Câu chuyện đó đã được đăng lên các nhật báo trên khắp các tiểu bang nước Mỹ và gây sự chú ý cho Laura Palmer, một bỉnh bút chuyên nghiệp, và cũng là người đã phỏng vấn Goff và sau đó loan truyền câu chuyện của Goff xa thêm khắp nơi. Vấn đề là: Goff chưa bao giờ đi lính một ngày ở Việt Nam, ông chưa bao giờ được giao cho việc ám sát, và không hề có một huy chương.

Khi Burkett báo cáo sự thực cho Syracuse Herald Journal và nguời viết bài Villari, ông không nhận được sự trả lời nào. Khi Bowden hỏi Villari về sự việc, bà cho Burkett biết rằng bà không muốn “làm tổn thương” Goff vì đã dựng lên những điều nói láo.

Trong quyển sách của ông, Burkett đưa ra những khám phá với một phóng viên làm việc cho tờ Journal để kiểm chứng lại những lời tuyên bố của ông về Goff. Burkett nài nỉ người phóng viên mang hồ sơ quân sự của Goff tới để ông có thể biết rằng những hồ sơ này có xác thực hay không. Ông bảo với nguời phóng viên “Đó là bằng chứng khẳng định Goff đã bịa chuyện.” Và nguời phóng viên nói: “Không, không phải vậy, ông Burkett. Ông Goff giải thích rằng. Chính phủ đã làm giả những hồ sơ đó vì họ cố che đậy hoạt động mà ông Goff đã có mặt trong đó. Mọi nguời đều biết rằng đó là những hồ sơ giả tạo của CIA.”

Câu chuyện không bao giờ được đính chính lại. 4 năm sau Goff đã thú nhận ông chưa bao giờ đi lính ở Việt Nam khi ông bị truy tố đeo những huy chương mà ông chưa từng được tưởng thưởng. Mặc dù tờ Journal viết về sự thú tội của ông và sự lên án ông, điều đó không bao giờ chữa lại được câu chuyện lúc đầu.

Burkett tin rằng việc báo chí từ chối việc kiểm tra lại các câu chuyện về những cựu chiến binh Việt Nam mạo xưng và sự sẵn sàng chấp nhận những tuyên bố đôi khi xúc phạm của họ là kết quả của những thành kiến của các phóng viên và chủ bút mà đã chống lại chiến tranh Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.