Dân Miền Nam Sudan Bỏ Phiếu Trưng Cầu Dân Ý Độc Lập; Nếu Miền Nam OK Độc Lập, Sudan Mất 1/3 Lãnh Thổ Với 25% Dân
JUBA - Phụ nữ ca hát và đàn ông quấn cờ quanh người trong lúc đi bỏ phiếu trưng cầu dân ý về quy chế độc lập của Nam Sudan có thể tạo ra 1 quốc gia mới.
Giới quan sát tin rằng miền nam với đa số dân theo đạo thiên chuá sẽ ly khai với miền bắc tập trung người Hồi Giáo, chia đôi nước lớn nhất Phi Châu.
TT Sudan là nhà lãnh đạo bị lên án về các tội ác chiến tranh và diệt chủng hứa để cho nửa lãnh thổ miền nam giàu tài nguyên dầu tách riêng sau nhiều năm cố sức ngăn trở cuộc trưng cầu dân ý mà nay đuợc tổ chức dưới sự giám sát của quốc tế. Tổn thất của TT al-Bashir là không tránh khỏi cũng vì tương lai đan xen giữa 2 miền: miền nam có mỏ dầu, và các đường ống dẫn chạy qua miền bắc để ra cảng.
TT Salva Kiir của miền nam tuyên bố trước dân chúng khi bỏ phiếu "Đây là giờ phút lịch sử mà nhân dân miền nam đã chờ đợi từ nhiều năm." Ông lộ rõ vẻ xúc độc khi nhắc tới 2 triệu người bị giết trong thời kỳ nội chiến 1983-2005. Ông cũng vinh danh lãnh tụ kháng chiến John Garang đã chết trong 1 tai nạn phi cơ không lâu sau ngày hoà ước đuợc ký. Ông nói "Những người nổi dậy không chết uổng".
Nhiều cử tri xếp hàng trong đêm và 1 số người ngủ gần mộ phần của thủ lãnh Garang sát bên phòng phiếu mà TT Salva Kiir đến bỏ phiếu. Đứng gần ông là nữ cử tri 30 tuổi Rachel Akech mang bầu phát biểu "Tôi không ngủ đuợc - tôi nghĩ đến ngày này đã từ lâu lắm".
Cuộc trưng cấu dân ý hôm chủ nhật là 1 phần trong hoà ước 2005. Cử tri có thể chọn ô vẽ hình 1 bàn tay hay 2 bàn tay vỗ vào nhau trên lá phiếu vì 15% trong dân số 8.7 triệu người không biết chữ.
Dân miền nam tự nhận là người châu Phi luôn phàn nàn chính quyền Arap tại miền bắc giành chiếm nguồn lợi dầu mà không đầu tư phát triển miền nam.
Nếu kết quả trưng cầu dân ý là miền nam độc lập, Sudan sẽ mất 1/3 lãnh thổ và 25% dân số.
Cựu TT Carter mô tả cuộc trưng dầu dân ý diễn ra trong ôn hoà. Trung Tâm Carter có quan sát viên theo dõi cuộc trưng cầu dân ý khắp nước.
Tại miền bắc, khoảng 117,000 người miền nam đi bỏ phiếu tại thủ đô Khartoum, tuy không sôi nổi như ở miền nam. Tổng số cử tri ghi danh là 3.9 triệu.
Sau trưng cầu dân ý, 2 miền sẽ phải thương lượng về biên giới, về quyền sử dụng sông White Nile và nguồn lợi dầu mỏ. Quy chế độc lập hoàn toàn của miền nam không bắt đầu trước ngày 9-7, khi hoà ước 2005 hết hiệu lực để thay thế bằng 1 thỏa ước mới.
JUBA - Phụ nữ ca hát và đàn ông quấn cờ quanh người trong lúc đi bỏ phiếu trưng cầu dân ý về quy chế độc lập của Nam Sudan có thể tạo ra 1 quốc gia mới.
Giới quan sát tin rằng miền nam với đa số dân theo đạo thiên chuá sẽ ly khai với miền bắc tập trung người Hồi Giáo, chia đôi nước lớn nhất Phi Châu.
TT Sudan là nhà lãnh đạo bị lên án về các tội ác chiến tranh và diệt chủng hứa để cho nửa lãnh thổ miền nam giàu tài nguyên dầu tách riêng sau nhiều năm cố sức ngăn trở cuộc trưng cầu dân ý mà nay đuợc tổ chức dưới sự giám sát của quốc tế. Tổn thất của TT al-Bashir là không tránh khỏi cũng vì tương lai đan xen giữa 2 miền: miền nam có mỏ dầu, và các đường ống dẫn chạy qua miền bắc để ra cảng.
TT Salva Kiir của miền nam tuyên bố trước dân chúng khi bỏ phiếu "Đây là giờ phút lịch sử mà nhân dân miền nam đã chờ đợi từ nhiều năm." Ông lộ rõ vẻ xúc độc khi nhắc tới 2 triệu người bị giết trong thời kỳ nội chiến 1983-2005. Ông cũng vinh danh lãnh tụ kháng chiến John Garang đã chết trong 1 tai nạn phi cơ không lâu sau ngày hoà ước đuợc ký. Ông nói "Những người nổi dậy không chết uổng".
Nhiều cử tri xếp hàng trong đêm và 1 số người ngủ gần mộ phần của thủ lãnh Garang sát bên phòng phiếu mà TT Salva Kiir đến bỏ phiếu. Đứng gần ông là nữ cử tri 30 tuổi Rachel Akech mang bầu phát biểu "Tôi không ngủ đuợc - tôi nghĩ đến ngày này đã từ lâu lắm".
Cuộc trưng cấu dân ý hôm chủ nhật là 1 phần trong hoà ước 2005. Cử tri có thể chọn ô vẽ hình 1 bàn tay hay 2 bàn tay vỗ vào nhau trên lá phiếu vì 15% trong dân số 8.7 triệu người không biết chữ.
Dân miền nam tự nhận là người châu Phi luôn phàn nàn chính quyền Arap tại miền bắc giành chiếm nguồn lợi dầu mà không đầu tư phát triển miền nam.
Nếu kết quả trưng cầu dân ý là miền nam độc lập, Sudan sẽ mất 1/3 lãnh thổ và 25% dân số.
Cựu TT Carter mô tả cuộc trưng dầu dân ý diễn ra trong ôn hoà. Trung Tâm Carter có quan sát viên theo dõi cuộc trưng cầu dân ý khắp nước.
Tại miền bắc, khoảng 117,000 người miền nam đi bỏ phiếu tại thủ đô Khartoum, tuy không sôi nổi như ở miền nam. Tổng số cử tri ghi danh là 3.9 triệu.
Sau trưng cầu dân ý, 2 miền sẽ phải thương lượng về biên giới, về quyền sử dụng sông White Nile và nguồn lợi dầu mỏ. Quy chế độc lập hoàn toàn của miền nam không bắt đầu trước ngày 9-7, khi hoà ước 2005 hết hiệu lực để thay thế bằng 1 thỏa ước mới.
Gửi ý kiến của bạn