Hôm nay,  

Toàn Cầu Còn 40% Đất Trồng Sợ Đói Vì Hết Đất Phì Nhiêu

11/12/200500:00:00(Xem: 6607)
Các bản đồ mới cho thấy rằng địa cầu đang mất đi rất nhanh đất mầu mỡ và sản lượng thực phẩm sắp không nuôi nổi dân số trên thế giới. Các bản đồ cho thấy rằng hơn 1/3 đất đai trên thế giới được dùng để trồng trọt hoặc để nuôi trâu bò.

Các nhà khoa học tại trường University of Wisconsin-Madison đã kết hợp những hình ảnh về đất đai từ vệ tinh với con số thống kê điều tra về nông nghiệp từ các nước trên thế giới để hoàn thành các bản đồ chi tiết về sự sử dụng đất đai toàn cầu.

Bản đồ hiện tại cho thấy một ảnh chụp đất đai toàn cầu sử dụng trong năm 2000, nhưng các nhà khoa học cũng có dữ liệu sử dụng đất đai từ năm 1700 trở lại đây, cho thấy mọi vật đã bị thay đổi như thế nào.

"Các bản đồ cho thấy, một vùng rộng rất nổi bật của hành tinh của chúng ta (áng chừng 40%) được sử dụng để hoặc trồng các vụ mùa hoặc để trâu bò ăn cỏ," theo Tiến sĩ Navin Ramankutty, thành viên của nhóm Wisconsin-Madison. Khi so sánh thì chỉ 7% đất đai thế giới được sử dụng cho nông nghiệp vào năm 1700.

Vùng Amazon (Nam Mỹ) đã có một số thay đổi lớn lao nhất trong thời gian gần đây, với đồng cỏ vĩ đại của rừng nhiệt đới bị đốn hạ để trồng đậu nành.

"Một trong những sự thay đổi chính yếu mà chúng tôi thấy được là sự mở rộng nhanh chóng các vùng trồng đậu nành ở Ba Tây và Á Căn Đình, trồng để xuất cảng sang Trung Quốc và Liên Au," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Sự mở rộng vùng nông nghiệp này cũng bằng với sự hao hụt rừng nhiệt đới ở cả hai nước này.

Trong khi đó, cách làm nông nghiệp thâm canh có nghĩa các vùng đất trồng trọt đã bị giảm dần tại Hoa Kỳ và Liên Âu và đất đai ngày bị mất dần vì đô thị hóa.

"Chỉ có châu Mỹ Latinh và châu Phi, hơn tất cả mọi nơi khác trên thế nơi, là nơi chúng ta có thể trồng các vụ mùa, sẵn sàng để trồng trọt. Những nơi còn lại hoặc quá lạnh hoặc quá khô để có thể trồng trọt được," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Cũng theo Tiến Sĩ Ramankutty, "Câu hỏi thực tế là, làm cách nào để chúng ta có thể tiếp tục sản xuất thực phẩm từ đất đai, trong khi việc ngăn chặn những hậu quả gây hại môi sinh bị vô hiệu, chẳng hạn như nạn phá rừng, nhiễm độc nước và sự ăn mòn đất ""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
MANILA - Vào ngày 22/07, Trong thông điệp về “tình trạng quốc gia”, TT Duterte xác nhận thực tế là Philippines làm chủ vùng biển bao quanh, nhưng Trung Cộng kiểm soát. Bằng chứng là Trung Cộng đưa phi đạn trên đảo nhân tạo tại Biển Đông.Vì vậy, ngư thuyền Trung cộng được phép họat động để tránh chiến tranh với Trung Cộng.
BEIJING - Theo thỏa thuận giữa chủ tịch Xi Jinping và TT Trump bên lề hội nghị Osaka, 2 bên sẽ nối đàm phán mậu dịch. 2 phái đoàn sẽ gặp mặt tuần tới, theo nguồn tin thông thạo.
PHNOM PENH - Trung Cộng có thể phối trí quân đội tại căn cứ hải quân Ream của Cambodia trên bờ Vịnh Thái Lan, theo tin hôm Chủ Nhật 21/07 của báo Wall Street Journal.
Trong suốt cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra, không có nhiều đề cập về 5G. Nhưng công nghệ 5G thật sự đóng vai trò quan trọng và tương lai của nó sẽ bị ảnh hưởng nhiều.
WASHINGTON - TT Trump loan báo tại Bạch Ốc vào ngày 18/07: phi cơ không người lái (UAV) Iran bị bắn hủy vì nó không ngưng tiến đến gần tàu USS Boxer khoảng 900 mét tại hải phận quốc tế trong vùng Eo Hormuz.
BERLIN - Vào ngày Thứ Sáu 19/07, trong buổi họp báo hàng năm, Thủ Tướng Đức Angela Merkel tuyên bố: phát biểu kỳ thị của TT Trump về 4 nữ dân biểu da màu gây thiệt hại sức mạnh của Hoa Kỳ tạo thành bởi sự tập hợp đa chủng tộc.
GOBRALTAR - Nhà chức trách Gibraltar được tòa thượng thẩm gia hạn 30 ngày để giam tàu dầu Grace 1 của Iran bị TQLC Anh bắt vì tình nghi vi phạm các trừng phạt Syria.
ATHENS - Trong ngày 19/07, động đất 5.1 độ Richter rung chuyển thủ đô Hy Lạp trong 15 giây.
KHARTOUM - Hàng ngàn người tuần hành đến 1 công viên giữa thủ đô Sudan hôm Thứ Năm 18/07, để vinh danh số người bị lực luợng an ninh bắn tử
TOKYO - Bộ Ngoại Giao Nhật mời đại sứ Nam Hàn tới nhận kháng thư, sau khi Seoul bác bỏ đề nghị mời trọng tài phân xử cuộc tranh chấp về công nhân Hàn bị cưỡng bách lao động thời chiến tranh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.