Hôm nay,  

Toàn Cầu Còn 40% Đất Trồng Sợ Đói Vì Hết Đất Phì Nhiêu

12/11/200500:00:00(View: 6610)
Các bản đồ mới cho thấy rằng địa cầu đang mất đi rất nhanh đất mầu mỡ và sản lượng thực phẩm sắp không nuôi nổi dân số trên thế giới. Các bản đồ cho thấy rằng hơn 1/3 đất đai trên thế giới được dùng để trồng trọt hoặc để nuôi trâu bò.

Các nhà khoa học tại trường University of Wisconsin-Madison đã kết hợp những hình ảnh về đất đai từ vệ tinh với con số thống kê điều tra về nông nghiệp từ các nước trên thế giới để hoàn thành các bản đồ chi tiết về sự sử dụng đất đai toàn cầu.

Bản đồ hiện tại cho thấy một ảnh chụp đất đai toàn cầu sử dụng trong năm 2000, nhưng các nhà khoa học cũng có dữ liệu sử dụng đất đai từ năm 1700 trở lại đây, cho thấy mọi vật đã bị thay đổi như thế nào.

"Các bản đồ cho thấy, một vùng rộng rất nổi bật của hành tinh của chúng ta (áng chừng 40%) được sử dụng để hoặc trồng các vụ mùa hoặc để trâu bò ăn cỏ," theo Tiến sĩ Navin Ramankutty, thành viên của nhóm Wisconsin-Madison. Khi so sánh thì chỉ 7% đất đai thế giới được sử dụng cho nông nghiệp vào năm 1700.

Vùng Amazon (Nam Mỹ) đã có một số thay đổi lớn lao nhất trong thời gian gần đây, với đồng cỏ vĩ đại của rừng nhiệt đới bị đốn hạ để trồng đậu nành.

"Một trong những sự thay đổi chính yếu mà chúng tôi thấy được là sự mở rộng nhanh chóng các vùng trồng đậu nành ở Ba Tây và Á Căn Đình, trồng để xuất cảng sang Trung Quốc và Liên Au," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Sự mở rộng vùng nông nghiệp này cũng bằng với sự hao hụt rừng nhiệt đới ở cả hai nước này.

Trong khi đó, cách làm nông nghiệp thâm canh có nghĩa các vùng đất trồng trọt đã bị giảm dần tại Hoa Kỳ và Liên Âu và đất đai ngày bị mất dần vì đô thị hóa.

"Chỉ có châu Mỹ Latinh và châu Phi, hơn tất cả mọi nơi khác trên thế nơi, là nơi chúng ta có thể trồng các vụ mùa, sẵn sàng để trồng trọt. Những nơi còn lại hoặc quá lạnh hoặc quá khô để có thể trồng trọt được," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Cũng theo Tiến Sĩ Ramankutty, "Câu hỏi thực tế là, làm cách nào để chúng ta có thể tiếp tục sản xuất thực phẩm từ đất đai, trong khi việc ngăn chặn những hậu quả gây hại môi sinh bị vô hiệu, chẳng hạn như nạn phá rừng, nhiễm độc nước và sự ăn mòn đất ""

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
BEIJING - Cựu Thủ Tướng Li Peng (Lý Bằng), người đã ban hành quân luật chống lại phong trào Thiên An Môn 1989 và được biết tiếng như là “đao phủ Beijing” đã tạ thế tối Thứ Hai 22/07, hưởng thọ 90 tuổi.
Khoảng cuối tháng 07/2019, Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) đã bị hacker tấn công, làm lộ 7.5 terabyte dữ liệu về các dự án bí mật. Đây có thể là vụ làm lộ dữ liệu lớn nhất trong lịch sử tình báo Nga.
PARIS - Thời tiết nóng khác thường trở lại nước Pháp tuần này. Cục khí tượng dự báo nhiệt độ 46 độ C (bằng 115 độ F) tại miền nam nước Pháp.
LONDON - 1 trong các hành động quan trọng sau cùng của Thủ Tướng Theresa May trước khi từ chức, đó là triệu tập 1 phiên họp ủy ban khẩn cấp (COBR) vào lúc 10 giờ rưỡi sáng Thứ Hai 22-7, theo loan báo từ văn phòng số 10 Downing.
KIEV - Với 50% số phiếu đã kiểm, đảng “Công Bộc” mới thành lập của TT Zelensky chiếm 42% phiếu bầu đại biểu QH Ukraine.
TEHRAN - Truyền thông Iran loan báo ngày Thứ Hai 22-7: 17 gián điệp làm việc cho CIA bị bắt, 1 phần trong số này bị tuyên án tử hình.
ISLAMABAD - Thủ Tướng Imran Khan đã tới Mỹ gặp TT Trump tại Bạch Ốc vào ngày 22/07/2019. Đây là 1 phần trong nỗ lực giải tỏa căng thẳng gây ra bởi cuộc xung đột Afghanistan.
NEW DEHLI - Phi thuyền khảo sát Mặt Trăng Chandrayaan-2 đã được phóng đi lúc 2 giờ 43 phút chiều Chủ nhật.
KUALA LUMPUR - Do ảnh hưởng của chiến tranh mậu dịch giữa 2 nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới, khiếm ngạch mậu dịch của Malaysia sẽ là thấp hơn dự báo, theo thẩm định của kinh tế gia. Nhưng, về dài hạn, các phe đều bị thiệt hại.
HONG KONG - Bạo động diễn ta tối Chủ Nhật 21/07 bên trong ga xe điện cao tốc Yuen Long gây sửng sốt toàn thành phố.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.