Hôm nay,  

Toàn Cầu Còn 40% Đất Trồng Sợ Đói Vì Hết Đất Phì Nhiêu

12/11/200500:00:00(View: 6597)
Các bản đồ mới cho thấy rằng địa cầu đang mất đi rất nhanh đất mầu mỡ và sản lượng thực phẩm sắp không nuôi nổi dân số trên thế giới. Các bản đồ cho thấy rằng hơn 1/3 đất đai trên thế giới được dùng để trồng trọt hoặc để nuôi trâu bò.

Các nhà khoa học tại trường University of Wisconsin-Madison đã kết hợp những hình ảnh về đất đai từ vệ tinh với con số thống kê điều tra về nông nghiệp từ các nước trên thế giới để hoàn thành các bản đồ chi tiết về sự sử dụng đất đai toàn cầu.

Bản đồ hiện tại cho thấy một ảnh chụp đất đai toàn cầu sử dụng trong năm 2000, nhưng các nhà khoa học cũng có dữ liệu sử dụng đất đai từ năm 1700 trở lại đây, cho thấy mọi vật đã bị thay đổi như thế nào.

"Các bản đồ cho thấy, một vùng rộng rất nổi bật của hành tinh của chúng ta (áng chừng 40%) được sử dụng để hoặc trồng các vụ mùa hoặc để trâu bò ăn cỏ," theo Tiến sĩ Navin Ramankutty, thành viên của nhóm Wisconsin-Madison. Khi so sánh thì chỉ 7% đất đai thế giới được sử dụng cho nông nghiệp vào năm 1700.

Vùng Amazon (Nam Mỹ) đã có một số thay đổi lớn lao nhất trong thời gian gần đây, với đồng cỏ vĩ đại của rừng nhiệt đới bị đốn hạ để trồng đậu nành.

"Một trong những sự thay đổi chính yếu mà chúng tôi thấy được là sự mở rộng nhanh chóng các vùng trồng đậu nành ở Ba Tây và Á Căn Đình, trồng để xuất cảng sang Trung Quốc và Liên Au," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Sự mở rộng vùng nông nghiệp này cũng bằng với sự hao hụt rừng nhiệt đới ở cả hai nước này.

Trong khi đó, cách làm nông nghiệp thâm canh có nghĩa các vùng đất trồng trọt đã bị giảm dần tại Hoa Kỳ và Liên Âu và đất đai ngày bị mất dần vì đô thị hóa.

"Chỉ có châu Mỹ Latinh và châu Phi, hơn tất cả mọi nơi khác trên thế nơi, là nơi chúng ta có thể trồng các vụ mùa, sẵn sàng để trồng trọt. Những nơi còn lại hoặc quá lạnh hoặc quá khô để có thể trồng trọt được," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Cũng theo Tiến Sĩ Ramankutty, "Câu hỏi thực tế là, làm cách nào để chúng ta có thể tiếp tục sản xuất thực phẩm từ đất đai, trong khi việc ngăn chặn những hậu quả gây hại môi sinh bị vô hiệu, chẳng hạn như nạn phá rừng, nhiễm độc nước và sự ăn mòn đất ""

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
DHAKA - Người bệnh sốt xuất huyết tràn ngập bệnh viện khắp nước Bangladesh, trong khi báo chí vận động công chúng hiến máu.
JAKARTA - Indonesia muốn vận động nguồn tiền của kiều dân sinh sống ngoài nước và cả du học sinh để giảm lệ thuộc tài trợ và đầu tư của ngoại quốc, theo tiết lộ của viên chức Bộ tài chính.
KUALA LUMPUR - Vào ngày 29/07, Tổng thanh tra cảnh sát Abdul Hamid Bador cho biết: việc bài trừ ma túy tại Malaysia là khó, vì nhiều nhân viên cảnh sát nghiện. Thủ phạm chính là methamphetamine chiếm tỉ lệ ngày cảng tăng.
PHNOM PENH - Thủ Tướng Hun Sen loan báo vào hôm 28/07: Cambodia sẽ mua 40 triệu MK vũ khí từ Trung Quốc – hàng chục ngàn khẩu súng cũ được thay thế nhân dịp này.
HONG KONG - Chính quyền Hoa Lục lên án bạo động tại đặc khu Hong Kong, đồng thời nhắc lại chủ trương hậu thuẫn đặc khu trưởng Carrie Lam và cảnh sát Hong Kong.
Ít nhất 52 tù nhân bị giết -- gồm 16 người bị chặt đầu -- trong thời gian bạo loạn đổ máu giữa các phe phái tội phạm đối thủ nổ ra vào sáng Thứ Hai 29/07 bên trong một nhà tù ở miền bắc Brazil, theo các giới chức thẩm quyền cho biết.
Ngày hôm nay có khoảng 70 triệu tị nạn trên toàn thế giới. Theo tổ chức CARE, cứ mỗi phút lại có 24 người, tương đương với 34,000 người trong một ngày buộc phải rời quê hương của mình vì bị đe dọa cuộc sống.
Mexico lập thêm một kỷ lục mới “không vui” về mức tăng 5.3% kỷ lục về tỉ lệ tội phạm giết người trong 6 tháng đầu năm 2019, khi so với cùng kỳ năm 2018. Nguyên nhân được cho là do tình trạng bạo lực băng đảng tại nhiều tiểu bang.
Khi tôi – Danielle Laporte -- 30 tuổi, tôi đã có được cơ hội để làm một khán giả riêng với Đức Đạt Lai Lạt Ma. “Này nhóc,” chủ của tôi gọi, “Tôi đã có cuộc hẹn với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại tịnh thất của ngài ở Ấn Độ,” Tôi đã gói đồ đạc xong.
CHINA -- Chính quyền trung ưng Trung Quốc đang áp lực các viên chức để theo dõi số tín đồ Thiên Chúa Giáo sống trong các thành phố của họ, và đe dọa gánh các hậu quả nếu các số liệu không được thêm vào, theo một phúc trình cho thấy.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.