Hôm nay,  

Châu Á Chạy Đua Vũ Trang, Biển Đông Là Điểm Nóng

14/06/200900:00:00(Xem: 2241)

Châu Á chạy đua vũ trang, Biển Đông Là Điểm Nóng

Tin của Reuters được phát đi từ Hà Nội cho biết kinh tế khó khăn và thâm thủng ngân sách đã không làm giảm tiêu chí chạy đua vũ trang xung quanh các nước trong khu vực. Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong việc bỏ ra một số tiền lớn để nâng cấp khả năng quân sự của mình. Châu Á chỉ đứng nhì sau Trung Đông trong số các nước đang phát triển thu mua vũ khí nhiều nhất trên thế giới.
Điều này là một tin mừng cho các quốc gia sản xuất vũ khí. Châu Á đang là thị trường thu hút nhiều công ty đầu tư quốc phòng. Tại cuộc triễn lãm không quân tại Paris vào tầun sau, nhiều nhân vật Châu Á dự báo sẽ có mặt.
Chi phí quân đội tại vùng Châu Á Thái Bình Dương, không tính Nam Á đã tăng 5% vào năm 2008 so với một năm trước đó lên đến khoảng $248 tỉ đô. Thông tin này được chính thức Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Thế Giới Stockholm (SIPRI) thông báo.
Theo Cơ Quan Nghiên Cứu Quốc Hội Hoa Kỳ thì Châu Á chiếm hơn 40% các vụ mua bán vũ khí giữa năm 2000 và 2007. Kinh tế khó khăn đã biến các quốc gia mua vũ khí chỉnh sửa lại kế hoạch của họ. Điển hình như tại Phi Luật Tân, quân đội đã yêu cầu cính phủ chuyển từ việc mua súng trường, trực thăng, và điện đàm sang mua dầu hỏa và đạn dược để giúp họ chống lại các phần tử Hồi Giáo cực đoan.
Việc tăng trưởng kinh tế ở một số khu vực lại khiến Châu Á khó khăn trở thành thị trường tiêu thụ vũ khí lớn nhất. "Nếu nhìn vào các chi phí mua bán như là một phần của tổng sản lượng GDP, thì thực tế cho thấy con số này đi xuống chứ không. Đơn giản là vì các quốc gia này trở nên thịnh vượng hơn và họ có các kỹ thuật tân tiến về phòng thủ," trích lời Bộ Trưởng Quốc Phòng New Zealand Wayne Mapp. Dù sao đó cũng chỉ là một yếu tố.


Yếu tố quan trọng kế tiếp chính là việc Trung Quốc tăng cường kả năng quốc phòng của họ. SIPRI ước đoán Trung Quốc là quốc gia thứ nhì sau Mỹ có lượng thu mua vũ khí lớn vào năm 2008. Và trong tương lai, khó có thể thấy được nước này sẽ giảm chi phí của mình. Bắc Kinh đã bỏ hàng tỉ đô để mua các loại tàu ngầm chạy trong yên lẫn, các loài tàu ngư lôi, máy bay tiêm kích và mới đây đã công nhận việc xây dựng các loại hàng không mẫu hạm. Điều đó đã khiến các quốc gia lân bang e ngại. Đài Loan có thể nói đã tăng việc thu mua của mình lên đến 22% trong năm 2008. Đảo quốc này được xem là một phần của Hoa Lục và đang có hàng trăm hỏa tiển từ phía Trung Quốc nhắm vào. Nước này cũng là một trong số những quốc gia mua vũ khí lớn nhất từ Mỹ.
Cũng theo bản tin trên thì Việt Nam đã đặt mua 6 loại tàu Kilo và một hạm đội phản lực của Nga. Thông tin này do chính phía Nga kiểm chứng. Các chuyên gia nói rằng sự kiện này từ phía Việt Nam là phản ánh trực tiếp từ việc gia tăng hạm đội biển của Hoa Lục.
Ngoài ra Việt Nam, Trung Quốc và nhiều nước khác trong vùng cũng đang tranh chấp ngoài vùng biển Đông, với lợi thế chiến lược giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Phân tích gia tại RAND Corp kết luận trong năm 2008, trong bản thông báo của mình daàh cho lực lượng không lực Hoa Kỳ rằng, người đồng minh của Hoa Kỳ tại Châu Á- Úc, Nhật, Phi, Nam Hàn, Singapore, và Thái- đều không có ý định cải tiến quân đội của mình. Ngược lại những nước này cải thiện quan hệ an ninh với Mỹ và các quốc gia khác. Tuy nhiên nghiên cứu này đã không cập nhật những diễn tiến gần đây vào năm 2009, Úc đã đưa ra một thông báo nói rằng Trung Quốc cần phải công khai một số thông số và ý định của mình nếu lực lượng của họ có khả năng đi xa khỏi đảo Đài Loan.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.