Hôm nay,  

Bộ Ngoại Giao Mỹ: Đừng Đưa VN Vô CPC; Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo: VN Đàn Áp Tôn Giáo

03/05/200800:00:00(Xem: 2261)

Trong khi Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC (các nứơc quan ngại vì đàn áp tôn giáo), theo bản tin đài RFA, thì Bộ Ngoại Giao Mỹ đã nhanh chóng lên tiếng bênh vực cho chính phủ Hà Nội, theo bản tin đài VOA hôm 2-5-2008.

Bản tin đaì RFA viết, trích:

“Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ hôm thứ Sáu công bố phúc trình về tình hình tôn giáo trên toàn thế giới năm 2008 và kiến nghị Ngoại trưởng Condoleeza Rice về vấn đề các quốc gia cần quan tâm đặc biệt.

Trong phần nói về Việt Nam, đưa ra tại cuộc họp báo ngày 2 tháng 5 ở Washington, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ cho biết tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam năm qua vẫn tệ hại. Số tín đồ bị trù dập tuy có giảm nhưng các hành động sách nhiễu, bắt bớ, giam cầm, và phạt vẫn thường xuyên diễn ra, cho thấy nhà cầm quyền tiếp tục giới hạn tự do tôn giáo của dân chúng.

Gặp nhiều khó khăn

Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ cho hay các tôn giáo trong năm rồi đã gặp nhiều khó khăn. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tiếp tục bị trù dập và bị lên án là một tổ chức chính trị. Các quyền tự do di chuyển, bày tỏ ý kiến, hội họp vẫn bị giới hạn. Tăng ni và những người có liên hệ với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị công an thường xuyên sách nhiễu và điều tra lấy cung. 12 tu sĩ lãnh đạo của giáo hội vẫn còn bị đặt trong tình trạng quản chế.

Hà Nội cũng tiếp tục cấm đoán và gây cản trở cho các hoạt động tôn giáo của những giáo phái khác như Cao Đài, Hoà Hảo, các nhóm Phật Giáo Khmer tại vùng ĐBSCL. Nhà cầm quyền ra sức điều khiển, kiểm soát các buổi tế tự, cầu kinh, và quyết định việc  lựa chọn thành phần lãnh đạo của đạo Cao Đài; theo dõi, thẩm vấn và bắt giam các nhà sư người Khmer khi họ có các cuộc phản đối ôn hoà tại Cambodia cũng như Việt Nam, và kềm hãm sự truyền bá ngôn ngữ, văn hoá của họ; tuyên án nhiều năm tù đối với những tín đồ Hoà Hảo tuyệt thực bất bạo động để bày tỏ bất mãn trước sự đàn áp của  chính quyền  và việc bắt giữ một số tín hữu từ năm 2005.

Chính quyền Việt Nam, theo nhận định của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, đã đặt ra những luật lệ nhằm giới hạn hoạt động của các tôn giáo. Việc tế tự, nghi lễ phải đựơc các quan chức cho phép, phải mất nhiều thời gian mới được thông qua và nếu bị từ chối sẽ không được tái cứu xét. Chính quyền địa phương thường có những yêu sách gây khó dễ như đòi phải có danh sách của tín đồ, tuy điều này không hề có trong luật định.

Luật buộc đăng ký bị áp dụng sai lạc, và nhiều nhóm  tôn giáo bị từ chối không được hoạt động, như các nhóm Cao Đài, Hoà Hảo, Mennonite, Baptist, Tin Lành ở vùng ĐBSCL, Tây Nguyên và các tỉnh phía Tây Bắc.  Có những làng theo đạo Tin Lành bị đối xử phân biệt, không được hưởng các qui chế về y tế, nhà cửa, giáo dục và các trợ giúp của quốc tế, đồng thời chính quyền đe doạ cắt mọi phúc lợi xã hội nếu cha mẹ không khuyên con cái bỏ đạo.

Trước các tố giác của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ,bà Ngô Thị Hiền, Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo cho Việt Nam, trụ sở tại Mỹ, có nhận định rằng: Chúng tôi nhận thấy những nhận xét của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế rất là chính xác. Tôn giáo tại Việt  Nam đang bị đàn áp...”

Lập tức cũng trong ngaỳ Thứ Sáu, Bộ Ngoại Giao Mỹ bênh vực Hà Nội, theo bản tin đaì VOA, trích:

“Tuy nhiên, trong một buổi thuyết trình tại Bộ Ngoại Hoa Kỳ, khi trả lời một câu hỏi liên quan đến ý kiến vừa kể, Phó phát ngôn viên của Bộ ông Tom Casey nói rằng Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế là một tổ chức độc lập, và chắc chắn là Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tôn trọng quan điểm của Ủy ban. Nhưng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã xóa tên Việt Nam trên Danh sách các quốc gia đáng quân tâm đặc biệt hồi năm 2006 vì Bộ tin rằng Việt Nam đã giải quyết những vấn đề chủ yếu cấu thành những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo, và Việt Nam đang tiếp tục có những cải thiện trong những vấn đề này.

Phó Phát ngôn viên Casey nói tiếp: vì vậy, tại thời điểm này, chúng tôi tin rằng, mặc dù chắc chắn vẫn còn một số vấn đề, đứng về mặt tự do tôn giáo ở Việt nam mà nói thì những hành động mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhằm giải quyết một số quan tâm của chúng tôi làm cho Việt Nam trở thành một  nước không đáng được ghi tên trên Danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt...”  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thủ tướng Scott Morrison cho biết, Úc Đại Lợi sẽ cùng Hoa Kỳ tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội Mùa đông ở Bắc Kinh, dù quyết định có thể sẽ làm xấu đi mối quan hệ song phương vốn đã cay đắng, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021. Hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không cử các quan chức chính phủ của mình đến tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh, để phản đối “hành động tàn bạo” xâm phạm nhân quyền của Trung Quốc. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài tuần sau các cuộc đàm phán nhằm xoa dịu quan hệ căng thẳng giữa hai bên. Sau đó, Trung Quốc đã cảnh báo Hoa Kỳ sẽ “trả giá” cho quyết định của mình và về “các biện pháp đáp trả kiên quyết”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng phương Tây sẽ áp đặt “các biện pháp kinh tế mạnh mẽ cùng các biện pháp khác” đối với Nga nếu họ xâm lược Ukraine, trong khi ông Putin yêu cầu đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng xa hơn về phía đông, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Ba, 7 tháng 12 năm 2021. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai giờ về Ukraine và các tranh chấp khác về mối quan hệ Mỹ-Nga, vốn đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc hơn ba thập kỷ trước, khi Nga có hàng chục nghìn quân lính ở biên giới Ukraine.
Công ty dầu hỏa Mỹ ExxonMobil tiếp tục các kế hoạch khai thác khí đốt tại mở Cá Voi Xanh năm ngoài khơi bở biển Việt Nam bất chấp sức ép của Trung Quốc, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 8 tháng 12 năm 2021.
Trưởng phòng báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết, chính quyền Biden sẽ không cử phái đoàn chính thức của Hoa Kỳ đến Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh như một tuyên bố chống lại “tội ác diệt chủng và chống lại loài người đang diễn ra ở Tân Cương,” theo trang CNN đưa tin hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021. Các vận động viên Hoa Kỳ sẽ vẫn được phép thi đấu tại Thế vận hội, nhưng chính quyền sẽ không cử các quan chức chính phủ tới các trận đấu. Chính sách tương tự cũng được áp dụng cho Thế vận hội Paralympic (Thế vận hội cho người khuyết tật), cũng sẽ diễn ra ở Bắc Kinh.
Ủy ban Quản lý Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết hôm Chủ Nhật, 5 tháng 12 năm 2021, vụ phun trào đã khiến 56 người khác bị thương, trong đó có 35 trường hợp nghiêm trọng, sau khi tro bụi bao phủ các ngôi làng và khiến người dân phải chạy khỏi những đám mây bụi dày đặc. Theo Ủy ban, 5 trong số các nạn nhân vẫn chưa được xác định và 9 người vẫn đang mất tích. Khoảng 1.300 người đã phải di dời đến các trung tâm sơ tán. Hàng trăm ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn và 33 trường học bị hư hại do vụ phun trào.
Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Thống Nga Vladimir Putin sẽ đối thoại qua cuộc gọi video vào Thứ Ba tới, theo Bạch Ốc cho biết, giữa những căng thẳng đang gia tăng về vấn đề Ukraine, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Bảy, 4 tháng 12 năm 2021. Tin này đến sau khi Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Hoa Kỳ có bằng chứng cho thấy Nga đã lên các kế hoạch cho một cuộc tấn công ở “quy mô rộng lớn” vào Ukraine. Nhưng ông nói thêm rằng điều không rõ là không biết Ông Putin đã có quyết định sau cùng để xâm lăng chưa.
Tình hình Biển Đông ngày càng u ám khi Trung Quốc tiếp tục “các hành động đơn phương có vấn đề” đã làm cho Mỹ và Liên Âu quan ngại và khiến cho Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự của họ ở Biển Đông qua các cuộc tập trận chung với các nước trong vùng và thực hiện những chuyến đi lại “tự do hàng hải” trong vùng biển này, theo hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021.
Chính phủ liên bang và tiểu bang đã đồng ý vào thứ Năm 02.12.2021 để thắt chặt đáng kể các quy tắc về Corona ở Đức. Trong số những thứ khác, sẽ không chỉ có những hạn chế tiếp xúc đáng kể đối với những người chưa được tiêm chủng. Cũng không thể đến được rạp chiếu phim, đến tham dự các sinh hoạt hoặc đi mua sắm.
Như vậy là TQ đã thực hiện được một phần trong kế hoạch “một đai một đường” để khống chế Đông Nam Á và sẽ mở rộng ra thế giới mà cụ thể là TQ và Lào đã xây xong con đường xe lửa cao tốc trị giá 5.9 tỉ đô la qua xuyên qua Lào, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát đi hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021, giờ VN.
“Bằng lương tâm, tôi không thấy cách nào tôi có thể yêu cầu các lực sĩ của chúng tôi cạnh tranh ở đó khi mà Peng Shuai không được phép thông truyền tự do và có vẻ bị đàn áp để nói ngược lại sự cáo buộc về tấn công tình dục của cô. Với tình hình hiện tại, tôi cũng rất quan ngại về những nguy hiểm mà tất cả cầu thủ và nhân viên của chúng tôi sẽ đối diện nếu chúng tôi tổ chức các giải đấu tại Trung Quốc vào năm 2022.” Hành động của WTA đã được chào đón bởi nhiều nhân vật quần vợt thế giới đã và đang vận động cho sự an toàn của Peng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.