Hôm nay,  

Nam Hàn Sẽ Nuôi Rong Biển: Hút Khí Thải, Cứu Môi Sinh

16/12/200700:00:00(Xem: 2539)

Bài báo của ký giả Joseph Coleman của AP cho biết, một nhóm nhà khoa học tại hội nghị khí hậu tổ chức ở Bali nói họ tự nguyện trở thành những vũ khí mạnh mẽ chống lại hiện tượng trái đất nóng lên, hạn chế khí thải gây hủy hoại môi sinh và bầu khí quyển, và gây mưa ồ ạt. Một loài rong biển màu xanh, nhớt, xấu xí trong số các loại thảo mộc. Chung Ik-kyo, nhà khoa học môi sinh Nam Hàn nói: "Vài trò của đại dương đang bị bỏ quên vì chúng tôi không còn thấy một số loài thảo mộc mọc dưới biển nữa. Ở dưới biển có nhiều loại rong và cỏ biển có thể hút carbon dioxide ."

Cuộc nghiên cứu rong biển được các nhà khoa học 12 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương thực hiện, là một phần trong nỗ lực đo đếm xem có bao nhiêu khí carbon trong bầu khí quyển được các loại thảo mộc hút đi, cũng như cần phải trồng lại bao nhiêu rừng, cũng như những bước kế tiếp nữa phải làm.

Hội nghị Bali nhằm mục đích thảo luận hiệp ước mới về hiện tượng nóng dần của trái đất để thay thế Hiệp ước Kyoto sẽ hết hạn vào năm 2012 và vấn đề tranh cãi chính ở đây là việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của trái đất để làm tan biến carbon trong không khí. Các nhà khoa học về rong biển nói thế giới phải nghĩ tới vai trò quan trọng của các đại dương đang có tới 8 triệu tấn rong biển và tảo algae có thể thu hoạch mỗi năm.

Tới nay thì Hoa Lục vẫn là nước sản xuất rong biển nhiều nhất thế giới, tiếp theo đó là Nam Hàn và Nhật Bản. Ở vùng biển Châu Á - Thái Bình dương, rong biển được sử dụng để làm các món ăn như súp, sushi và salad, chiếm tới 80% sản lượng toàn cầu.

Các nhà khoa học nói sự gia tăng tỉ lệ quang hợp của loài rong biển và algae là diễn trình làm biến đổi carbon dioxide và ánh sáng mặt trời thành năng lượng và oxygen, và có vait rò chính trong việc hút carbon ra khỏi môi trường.

Một số loài rong biển có thể được trồng cao tới 9 -12 feet chỉ trong ba tháng.  Lee Jae-young, và bộ trưởng kỹ nghệ cá Nam Hàn nói rằng một số rong biển có thể hút lượng carbon dioxide nhiều gấp năm lần cây cỏ ở đất liền, trong khi theo John Beardall, truờng Đại học Monash thì đại dương chiếm tới 50% tổng lượng quang hợp trên địa cầu.

Seoul năm ngoái đã thông qua dự án 1.5 triệu đô thực hiện trong một năm cho việc nghiên cứu về khả năng này. Chính phủ Nhật và một nhóm công ty đang bàn tính việc thành lập một vùng nông nghiệp vùng bờ tây nước này. Beardall ước tính Phi Luật Tân có thể tăng sản lượng rong biển hàng năm gấp 100 lần nhờ tăng cường kỹ thuật sản xuất nhiều hơn. Mặt khác, để tăng sức hút lượng lớn carbon, người ta còn sẽ dùng rong biển để sản xuất chất đốt sạch, nhờ vậy mà carbon dioxide lại sẽ không được thải trở lại bầu khí quyển, cũng như rong biển đó đã được con người ăn vào bụng vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.