Hôm nay,  

Copenhagen: Các Nước Còn Cãi Về Chi Phí Giảm Khí Thải

10/12/200900:00:00(Xem: 2018)

Copenhagen: Các Nước Còn Cãi Về Chi Phí Giảm Khí Thải

COPENHAGEN  -      Lần đầu tiên, chính phủ Hoa Kỳ đề nghị 1 định hướng song hành trong việc cắt giảm hiệu ứng nhà kính liên quan với cả chính phủ Obama và QH Luỡng Viện.
Tại hội nghị thượng đỉnh Copenhagen hôm Thứ Ba, giám đốc cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) Lisa Jackson mô tả quyết định của EPA theo đó khí thải gây hiệu ứng nhà kính cần được kiểm soát như là bổ túc cho luật liên bang, không thay thế công việc của QH. Bà Jackson tuyên bố với hơn 100 người tại 1 phòng họp của Hoa Kỳ trong khu hội nghị quốc tế "Đây không phải là giây phút của này hay nọ, mà là cả hai".
Hôm Thứ Hai, EPA đã đề nghị với TT Obama phương cách mới để hạn chế hiệu ứng nhà kính, kèm theo các bằng chứng khoa học xác nhận rằng khí thải gây ô nhiễm là có hại cho sức khoẻ con người - điều này có nghĩa là EPA sẽ giám sát khí thải không có sự chấp thuận của QH.
Các nước dự hội nghị Copenhagen đã lên tiếng hoan nghênh.
Tại Capitol Hill, hội nghị khoáng đại của Thượng Viện chưa xét tới đề luật đã đuợc ủy ban môi trường thông qua.  Đề luật này dự định cắt 20% khí thải trước năm 2020 và Hạ Viện đã hạ xuống 17% do sự phản đối của các dân biểu đại diện các tiểu bang khai thác than.
Bà Jackson khẳng định sẽ hợp tác với lập pháp làm luật để giảm hiệu ứng nhà kính trên 80% trước thời điểm 2050.
Cùng ngày Thứ Tư, các nhà thương thuyết tìm cách san bằng bất đồng giữa 2 phe giàu nghèo dự hội nghị Copenhagen về sự chia phần gánh vác các chi phí chống ô nhiễm không khí.


Đại biểu Hoa Kỳ Todd Stern tuyên bố "Chúng tôi không có ảo tưởng rằng việc này là dễ - nhưng, để làm việc này, phải có thỏa thuận".
Trong khi đó, người đứng đầu khối 135 nước đang phát triển là ông Lumumba Di-Aping của phái đoàn Sudan phát biểu : 10 tỉ MK đề nghị để giúp các nước nghèo cùng ứng phó với biến đổi khí hậu là không thấm vào đâu so với 1000 tỉ MK cứu nguy các định chế tài chính trong thời gian qua.  Ông nói : 10 tỉ MK là không đủ để mua quan tài cho dân của các nước đang phát triển.
Mặt khác, phái đoàn Trung Quốc phản đối việc 1 bộ trưởng bị cấm cửa 3 ngày liền, không vào đuợc hội trường.  Trưởng đoàn Su Wei nói : thực tế ấy là không chấp nhận được, và ông tỏ ý phẫn nộ về việc giám đốc khí hậu LHQ De Boer không đuợc thông báo.
Phóng viên đưa tin : các đảo quốc và các nước nghèo tìm kiếm tài trợ để bảo vệ rừng sợ rằng họ sẽ bị giao gánh nặng kiểm soát hiệu ứng nhà kính quá sức mình.
Ngoài ra, các nước đang phát triển và các nhà hoạt động phàn nàn rằng nước chủ nhà Đan Mạch đã "ra tay trước" với đề án soạn sẵn, dự định cho phép các nước giàu cắt hiệu ứng nhà kính thấp hơn, và đặt nhiều điều kiện để nước nghèo đuợc tài trợ.
Ông Raman Mehta, nhà quản lý của ActionAid tại Ấn Độ, nhận xét "Tiến trình sai lạc thì thành quả sai lạc - nếu các nước đang phát triển không biết cụ thể mức độ tài trợ, thì không có thỏa thuận, hoặc là thỏa thuận xấu nếu có".
1 phản đề nghị cho gia hạn nghị định thư Kyoto đòi hỏi 37 nước kỹ nghệ giảm khí thải trung bình 5% so với năm 1990 đến năm 2012.
Phe nghèo tin rằng phương án song hành là tốt hơn để theo đuổi nguyên tắc "trách nhiệm chung tuy có sai biệt" mà văn kiện Kyoto 1997 công nhận.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.