Hôm nay,  

Khí Hậu Thay Đổi Hại Quả Đất, Tàn Phá Hơn Bom Nguyên Tử

30/12/200700:00:00(Xem: 2349)

Một lần nữa loài người phải đối mặt với một nguy cơ lớn. Nỗi lo sợ về vũ khí nguyên tử đã trở nên lạc hậu nhường chỗ cho một sự thật về sự thay đổi của khí hậu toàn cầu.

Mặc dù mức độ quan trọng của đe dọa môi sinh lên sự tồn tại của con người đã được công nhận trên lý thuết nhưng các cường quốc thế giới vẫn không có một hành động nào để bảo vệ trái đất này. Những họp báo kéo dài lê thê chủ yếu xoay quanh vấn đề nòng cốt như phát triển kinh tế, thoả hiệp thương mại nhưng không thấy ai dặt lên hàng đầu về vấn đề môi sinh.

Eduardo Viola, giáo sư phân ban quan hệ quốc tế trường Cao Đẳng Brasilia cho biết Brazil nên nối gót Liên Âu và cách biệt với Trung Quốc, một đất nước có lượng khí thải lớn nhất thế giới và có thái độ "vô trách nhiệm" đối với môi trường.

Dưới khía cạnh của nhà bác học tiên phong người Brazil này thì an toàn khí hậu toàn cầu là điều tiên quyết mà các khoa học gia và chính trị gia nên phát biểu. Chỉ có sự hợp tác của các nước có lượng khí thải nhiều nhất mới thật sự cần thiết để tránh một thảm họa về môi sinh trong tương lai. Chỉ cần bề mặt trái đất nóng lên 2 độ thôi cũng đủ thay đổi cục diện của nhiều quốc gia.

Một yếu tố không kém quan trọng đối với các dân cử trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2008 sẽ là vấn đề lãnh đạo để đối mặt với khó khăn này. Brazil, quốc gia đứng thứ sáu về khí thải nhà kính, chỉ sau Trung Quốc, Mỹ, Liên Âu, Ấn Độ và Nga có thể đóng góp phần nào vào quá trình làm sạch môi trường hơn bằng cách thân Liên Âu và Nhật.

Mỗi năm Brazil thải khoảng 1 tỷ tấn khí CO2 nhưng cũng bắt đầu giảm vì nạn phá rừng cũng thuyên giảm.

Nhóm G77 gồm 130 quốc gia được thành lập năm 1964 nhằm bảo vệ kinh tế chung của các nước đang phát triển. Tuy nhiên nó hoàn toàn không có kết quả gì đối với môi trường bởi vì có sự xuất hiện của Trung Quốc và các quốc gia xuất cảng dầu thô.

Sức mạnh chính trị đã ngăn cản không cho những quốc gia công nghệ cao giảm từ 25 đến 40% lượng khí thải của mình cho đến năm 2020. Hội nghị tại Bali tuy vậy vẫn có một số quá trình khả quan như là những bước nhằm vảo vệ khu rừng thiên nhiên tại Bali, quỹ giúp các nước ngheò bảo vệ thiên tai v.v...

Những kết quả này vẫn còn quá nhỏ nhoi so với tiêu chí ban đầu đặt ra của các nhà hoạt động. Thật ra nhiều người cho là phi lý để đặt Trung Quốc chung với những quốc gia Châu Phi khác khi mà nước này đã đạt đến một nền kinh tế và kỹ thuật nhất định. Trong khi những nước ở Châu Phi như Burundi hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố tài trợ về tài chính lẫn kỹ thuật để đáp ứng với sự thay đổi về thời tiết.

Trung Quốc vào năm 2006 thải khoảng 5,7 tỷ tấn CO2 vượt qua cả Hoa Kỳ (5.6 tỷ tấn). Đáng báo động là mức độ tăng trưởng về khí thải hằng năm của Trung Quốc là 8% trong khi của Mỹ là 1%. Theo giáo sư Viola thì Trung Quốc đang đi theo mô hình kinh tế lấy chủ lực từ ảnh hưởng môi trường làm nền tảng. Cả Mỹ và Trung Quốc đều có số lượng 43% khí thải trên toàn thế giới. Các con số đo đạc ngày càng cho thấy đến năm 2100 nhiệt độ trái đất sẽ tăng ở mức trên 2 độ.

Ngược lại trong các nước tiên tiến thì Nhật có lượng khí thải thấp nhất là 0,15 tấn CO2 mỗi năm cho mỗi 1000 đồng GDP so với con số 0,4 của Hoa Kỳ. Tuy nhiên Nhật vẫn chưa đối mặt với Hoa Kỳ vì nước này còn lệ thuộc quân sự Mỹ. Nếu Mỹ và Brazil chấp nhận theo Liên Âu và Nhật thì có thể tương lai của trái đất còn có hy vọng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.