Hôm nay,  

Hãng Đồ Lót Phụ Nữ Ở Jordan: Bóc Lột Thợ, Đánh, Bắt Nhốt

02/12/200700:00:00(Xem: 2013)

Một bài báo mới đây tố giác hãng sản xuất đồ lót phụ nữ nổi tiếng Victoria's Secret núp dưới nhãn tự do mậu dịch được đưa tới tay người tiêu thụ, thực chất là xưởng bóc lột sức lao động trẻ con. Tác giả bài báo kể lại:

"Những người bạn của tôi làm việc tại Ủy Ban Lao Động Quốc Gia vừa công bố một phúc trình về tình trạng đáng sợ tại nhà máy sản xuất sản phẩm Victoria Secret ở Jordan: D.K. Garments, nhà máy ở khu ngoại vi có 150 thợ ngoại quốc gồm 135 người Bangladesh và 15 người Sri Lanka. Không có người nào được cấp giấy phép cư trú cần thiết, cũng vì vậy mà họ không dám đi ra khỏi khu kỹ nghệ vì sợ bị cảnh sát bắt hoặc có thể bị ngồi tù vì thiếu giấy tờ tùy thân.

Mỗi ngày người thợ Victoria's Secret làm việc từ 14 tới 15 tiếng đồng hồ, từ 7 giờ sáng cho tới 9 hoặc 10 giờ đêm, và làm việc suốt 7 ngày trong tuần, chỉ được một ngày nghỉ trung bình sau mỗi thời gian ba hoặc bốn tháng làm việc. Tính ra, họ đã có mặt tại nhà máy mỗi tuần từ 98 tới 105 giờ đồng hồ trong khi phải làm việc cật lực từ 89 tới 96 tiếng. Nếu bị bệnh, họ hiếm khi được chữa chạy vì người quản đốc luôn luôn hò hét buộc họ phải làm thật nhanh để hoàn thành sản phẩm thật nhanh.

Những người thợ làm không kịp hoặc làm lỗi trong dây chuyền sản xuất sẽ bị bạt tay, bị đánh. Mặc dù bị cưỡng ép làm việc quá giờ một ngày, họ chỉ được trả thù lao 18.49 đô mỗi tuần lễ. Mỗi người phải hoàn thành chiếc áo ngực phụ nữ Victoria's Secret giá 14 đô trong vòng 3.3 phút đồng hồ, nhưng thù lao của họ chưa tới 1% của giá bán lẻ chiếc áo ngực đó.

Sự việc tiếp diễn với 6 người thợ bị bắt và những nguời thợ kia van xin người đốc công thả những đồng nghiệp đó. Đốc công từ chối và những người thợ đã ngưng làm việc lúc 10 giờ rưỡi sáng ngày 12-11. Cuộc đình công vẫn còn đang tiếp tục. Chủ nhà máy đe dọa sẽ trục xuất những người thợ đó trở lại Bangladesh và Sri Lanka, dọa cắt thực phẩm và nước uống sau đó.

Số thợ đó nói họ đã trả cho một nơi nào đó từ 1,500 tới trên 3,000 đô để mua những hợp đồng dài hạn 3 năm tại Jordan - số tiền khổng lồ tại Bangladesh và Sri Lanka. Mắc nợ, họ phải trả lại từ 5 tới 10% vốn vay mỗi tháng. Nếu bị trục xuất họ sẽ không thê nào trả nổi nợ, vì vậy mà họ và gia đình bị nguy hiểm.

Đó là cái mà Hoa Kỳ - Jordan gọi là "hiệp ước tự do mậu dịch" đã được Thượng Viện thông qua vào năm 2001. Vào lúc TNS Hillary Clinton loan báo quyết định bỏ phiếu chống lại cái gọi là mậu dịch tự do đó, gọi tắt là CAFTA (Central American Free Trade Agreements), bà nói rằng các vấn đề nan giải chính là điều luật lao động đã được soạn thảo từ thập niên 1990s cuối cùng trở thành những điều khoản lao động của Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch ký kết giữa Hoa Kỳ và Jordan. Hiệp định tự do mậu dịch với Chile, Úc và Singapore cũng chứa những điều khoản tương tự. Bà Hillary lấy làm ân hận đã ủng hộ các hiệp định đó bất chấp lời cảnh cáo vì lầm tưởng hiệp định sẽ không làm tổn thương người lao động ở các quốc gia đó. Không chỉ có TNS Clinton, TNS John Edwards cũng đã ủng hộ hiệp định. Bà Clinton nói rằng sau khi hiệp định mậu dịch tự do được ký kết, Jordan đã thu hút một số lượng lớn các nhà máy bóc lột trong vùng có thể xuất cảng sang Hoa Kỳ với cái gọi là chế độ mậu dịch tự do.

Tác giả bài báo kêu gọi những ai có thêm thông tin, có thể liên lạc qua e-mail: tkatzenmeyer@limitedbrands.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.