Hôm nay,  

Thêm 4 Triệu Dân Đói/năm

11/11/200700:00:00(Xem: 1917)

- Lên Án Mỹ Chế Bắp Làm Xăng

The Guardian vừa có bài báo động về nạn thiếu hụt thực phẩm ở Caracas và khẳng định rằng tình trạng này sẽ dẫn tới rối loạn tại West Bengal và Mexico, cũng như báo nguy về hiểm họa đói xảy ra tại  Jamaica, Nepal, Philippines và vùng phụ cận Saharan Africa. Giá thực phẩm, nhu yếu phẩm tăng vọt thường dẫn tới sự bất ổn định chính trị, và chính phủ phải áp dụng các biện pháp hành chánh cho các vấn đề kinh tế: kiểm soát giá bánh mì, bắp, gạo và các sản phẩm sữa.

Theo Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (Food and Agricultural Organisation (FAO), phần lớn nhu yếu phẩm tăng giá kỷ lục, như ở Hoa Lục là 18%; 13% ở Indonesia và Pakistan; 10% ở Mỹ Latin, Nga và Ấn Độ. Giá lúa mì đã tăng gấp đôi, bắp tăng gần 50% so với một năm về trước và gạo tăng 20%. Tuần tới, FAO sẽ công bố dự báo nói rằng nguồn thực phẩm dự trữ toàn cầu hiện nay đang ở mức thấp nhât trong vòng 25 năm nay và sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tới.

Tuần qua, điện Cẩm Linh đã ép các công ty Nga phải giữ ổn định giá sữa, bánh mì và các loại thực phẩm khác cho tới ngày 31 Tháng Giêng, vì sợ sức mạnh của công chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu cho cuộc bầu cử quốc hội sắp tới. Oleg Savelyev của viện thăm dò Levada Centre nói rằng giá thực phẩm tăng rõ ràng trở thành tai họa cho người nghèo khổ.

Ấn Độ, Yemen, Mexico, Burkina Faso và nhiều nước khác đã xảy ra, hoặc sắp xảy ra các cuộc xung đột vì thực phẩm, một hiện tượng mà trong nhiều thập niên đã không xảy ra, vì giá hàng hóa được giữ ở mức thấp. Trong khi đó, thịt bò, gà và sữa ở Venezuela và nhiều nước khác bị thiếu hụt trầm trọng khiến chính phủ các nước này phải tìm cách kềm giữ giá thực phẩm tăng vọt.

Giới tiêu thụ bắt đầu theo khuynh hướng cũ rích là…tẩy chay các mặt hàng trở nên xa xỉ. Chẳng hạn như người dân Argentina thôi không mua cà chua trong suốt chiến dịch vận động bầu cử tổng thống thời gian vừa qua vì giá cà chua đắt hơn thịt. Người Ý thì tổ chức một ngày tẩy chay bánh pasta làm từ bột và nước, với trứng, trong một cuộc biểu tình phản đối giá bánh tăng cao. Trong khi đó, các chính khách cánh tả Đức thì kêu gọi tăng phúc lợi an sinh xã hội để giúp người dân đối phó với nạn giá cả gia tăng.  Jacques Diouf, chủ tịch FAO ở London hồi tuần rồi tuyên bố: "Nếu kết hợp với nạn tăng giá dầu và tăng giá thực phẩm, quốc gia đó hội đủ những yếu tố chính yếu dẫn tới khủng hoảng trong tương lai."

Ở Hoa Kỳ, giá dầu tăng kỷ lục đã dẫn tới việc tăng giá hàng hóa. Các nông gia Hoa Kỳ đã tìm cách chuyển ngũ cốc sang cho ngành sản xuất nhiên liệu sinh học làm vụ mùa sản xuất thực phẩm cho người giảm sụt, cộng với thời tiết khắc nghiệt, sự gia tăng nhu cầu từ nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, Hoa Lục…cũng đã góp phần làm giá cả thực phẩm tăng lên.

Theo FAO, các kho dự trữ ngũ cốc sụt giảm trong hơn một thập niên qua, nay chỉ có thể còn đủ để sử dụng trong 57 ngày và nguồn thực phẩm cho toàn cầu hiện sẽ bị đe dọa trầm trọng nếu xảy ra các cuộc khủng hoảng quốc tế, hoặc thiên tai rộng lớn như hạn hán hoặc lụt lội chẳng hạn.

Lester Brown, chủ tịch Viện nghiên cứu Worldwatch đặt trụ sở tại Washington nói khi lụt lội hoặc khủng hoảng xảy ra bất ngờ có thể làm giá cả tăng vọt. Năm ngoái ông cũng đã lên tiếng tố cáo nông dân Hoa Kỳ gây rối loạn thị trường ngũ cốc thế giới vì đã tăng 14 triệu tấn, tức 20% tổng sản lượng vụ bắp cho các nhà sản xuất ethanol để chế xăng. Việc làm này khiến hàng triệu mẫu đất sản xuất thực phẩm bị mất đi và làm tăng gấp đôi giá bắp toàn cầu. Năm nay, TT Bush còn kêu gọi tăng gia sản xuất ethanol như là một phần của kế hoạch giảm 20% xăng dầu nhập cảng vào năm 2017. Bắp là sản phẩm nhập cảng chính yếu của nhiều nước từ Hoa Kỳ, trong đó có Nhật, Ai Cập và Mễ. Sản lượng xuất cảng của Hoa Kỳ chiếm 70% mức tiêu thụ toàn cầu và còn được sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Sự thiếu hụt trầm trọng đã làm rối loạn các kho dự trữ và kỹ nghệ chăn nuôi toàn thế giới.

Người ta đang lo viễn ảnh xấu nhất xảy tới khi nền kỹ nghệ nông nghiệp sinh học chuyển sang phục vụ cho xăng dầu sinh học. Nghiên cứu của tổ chức Grain, tổ chức nguồn thực phẩm đặt trụ sở tại Barcelona cho thấy họ yêu cầu chính phủ Ấn Độ chấp thuận sử dụng 14 triệu mẫu đất để trồng một loại cây nhiệt đới jatropha của Hoa Kỳ, một loại thầu dầu dùng cho các nhà máy dầu sinh học. Brazil dự tính dùng 120 triệu mẫu cây trồng cho kỹ nghệ sản xuất dầu sinh học và châu Phi cũng sẽ có 400 triệu mẫu trong vài năm tới. Người ta lo ngại là đất sản xuất thực phẩm sẽ mất bớt đi và hàng triệu người sẽ không còn "sống còn" với thửa ruộng của mình.

Oxfam trong tuần này đã cảnh cáo Liên Âu rằng chính sách thay thế 10% xe xài xăng bình thường thành xe xài xăng sinh học sẽ đe dọa giới nông dân nghèo. Chương trình Môi Sinh (Environment Programme) của Liên Hiệp Quốc trong tuần này cũng cho rằng nước, đất, không khí, cây trồng, súc vật và trữ lượng cá toàn cầu đang sụt giảm nghiêm trọng, không thể nào ngăn chận được.  Theo UN's World Food Programme (WFP), 57 nước, gồm 29 Phi châu, 19 châu Á và 9 Mỹ Latin sẽ bị tàn phá bởi lụt lội. Các vụ mùa còn bị ảnh hưởng bởi hạn hán và các luồng gió nóng dự dội ở nam Á, Liên Âu, Hoa Lục,  Sudan, Mozambique và Uruguay.

Cũng trong tuần này, chính phủ Úc nói hạn hán làm họ giảm các vụ mùa thu hoạch khoảng 40%, tương đương 4 triệu tấn. Theo Josette Sheeran, chủ tịch WFP, sẽ có 854 triệu người bị đói toàn cầu và cứ mỗi năm thì có thêm 4 triệu người khác nữa bị đói..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ Tân Hoa Xã, TQ: Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ để tìm ra cách thức phù hợp nhằm hòa hợp với nhau - chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. ✱ Al Jazeera, Qatar: Chính quyền Biden cho biết Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh duy nhất của Hoa Kỳ “với mục đích định hình lại trật tự quốc tế và ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để thúc đẩy mục tiêu đó” ✱ Kyodo News, Jp: Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết việc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp cận một số chip cao cấp được Bắc Kinh sử dụng để sản xuất các hệ thống quân sự tiên tiến. ✱ Global Times, CN: Cuộc chiến chip ngày càng leo thang của Mỹ chống lại Trung Quốc đã tạo ra sự bất ổn to lớn cho ngành công nghiệp chip thế giới và đặt các nhà sản xuất chip hàng đầu vào tình thế cực kỳ khó khăn có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng. ✱ Asia Nikkei, Jp: Những hạn chế sẽ khiến Bắc Kinh khó khăn hơn nhiều trong việc mua hoặc chế tạo chất bán dẫn tiên tiến cho một quân đội...
✱ Declassified Uk.: Các hồ sơ giải mật cho thấy, Vương quốc Anh đã dự đoán về một "cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Nga và Ukraine" từ năm 1992. ✱ The Grayzone: Bài thuyết trình vào tháng 4 năm 2022 dành cho các sĩ quan tình báo cao cấp của Anh, vạch ra một kế hoạch phức tạp để làm nổ tung Cầu Kerch ở Crimea. ✱ TASS Ru.: Các nhân viên thuộc các cơ quan tình báo của Mỹ và Anh trực tiếp tham gia vào các hoạt động bí mật với Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và đào tạo nhân viên để thực hiện công tác ✱ Yahoo News: CIA đã bí mật đào tạo các lực lượng Ukraine tại vùng tiền tuyến phía đông của Ukraine - CIA huấn luyện các đối tác Ukraine về các kỹ thuật bắn tỉa, cách vận hành tên lửa chống tăng Javelin và các thiết bị khác...
Trước khi ngưng đọc vì cho rằng chúng ta đã nói rất nhiều về những điều tương tự trong nhiều tháng qua, xin hãy để tôi nói rõ: Tôi không nói về Nga. Không, đây là một vấn đề lớn hơn. Nó mang tên Trung Quốc...
Sáng thứ Hai 10/10/22 vùa qua, phải chăng Putin đã thay đổi bản chất cuộc chiến ở Ukraine khi phóng 83 hỏa tiễn nhằm thẳng 11 cơ sở vật chất dân sự và nhà cửa dân chúng? Putin đã áp dụng đúng lý thuyết chiến tranh của cộng sản là tiêu diệt sự sống xã hội của quốc gia địch khi mục tiêu không đạt được. Nhưng có người cho rằng oanh tạc Ukraine hôm thứ Hai thực chất không phải Putin thay đổi chiến thuật mà đó chỉ để vớt vát thể diện trước dân chúng Nga và thế giới sau nhiều thất bại liên tiếp ở Ukraine và, đau đớn hơn nữa, « cầu Putin » (Kertch) bị đặc công Ukraine phá hỏng...
Vào giữa tháng 3, chưa đầy một tháng sau khi Nga xâm lăng Ukraine, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã đưa ra một dự đoán nổi bật: Ukraine sẽ chiến thắng. Sáu tháng sau, Ukraine đang trên đà tấn công và tái chiếm lãnh thổ quan trọng giữa nhiều dấu hiệu là quyết tâm của Nga đang suy yếu. Các bản tường thuật chỉ ra rằng vũ khí và thông tin tình báo do Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác cung cấp đang mang lại cho cuộc phản công của Ukraine một sự thúc đẩy nghiêm trọng. Liên minh NATO vẫn bền vững và đoàn kết đứng sau Ukraine, bất chấp nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu sự thống nhất đó bằng cách hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu...
Trong thời đại kinh tế toàn cầu hoá dựa vào tri thức và thông tin, thì kiến thức trở thành sức mạnh và Internet là phương tiện kết nối. Các kiến thức mới đang được phổ biến tự do trên khắp thế giới và mọi người có thể truy cập được dễ dàng hơn. Trước các chuyển biến dông bão này, tình hình cạnh tranh giữa các cường quốc không chỉ còn nằm trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh mà còn canh tân kỹ thuật và nhiều quốc gia cảm thấy đang bị đe dọa bởi sự tụt hậu về kiến thức và trang bị kỹ thuật số...
Cả hai nhà lãnh đạo nữ này đều là những nhân vật xuất chúng, những phụ nữ đầu tiên giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp bậc nhất trên đất nước họ. Hình ảnh hai bà kề vai sát cánh trên trường thế giới bất chấp một siêu cường do đàn ông thống trị chuyên đi bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn, quả là một thách thức tương phản và là một biểu tượng dũng cảm của thời đại...
Chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ở Đài Loan tạo thêm sự đe doạ mới của Trung Quốc đối với hòn đảo này, nó được tạo ra do nhu cầu duy trì việc kiểm soát đối với tình hình ở eo biển Đài Loan sau những chiến thắng bầu cử liên tục của đảng ủng hộ sự độc lập của Đài Loan...
Bản đồ thứ ba về thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bắt nguồn từ cái thường được gọi là “Lý thuyết Hiện thực” (Realist Theory) về quan hệ quốc tế. Theo lý thuyết này, các quốc gia thực sự là chủ thể quan trọng duy nhất trong các vấn đề thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia là một mối quan hệ hỗn loạn (anarchy), và do đó để đảm bảo sự tồn tại và an ninh của họ, các quốc gia luôn cố gắng tối đa hóa quyền lực của mình... Một cái nhìn viễn kiến về mối hiểm họa xung đột giữa các quốc gia trên thế giới, của nhà Chính trị học lừng danh Samuel P. Huntington, do Bác sĩ Hồ Văn Hiền chuyển ngữ và chú thích. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ MI5: ĐCSTQ áp dụng cách tiếp cận cấp nhà nước, trong đó các doanh nghiệp và cá nhân bị pháp luật TQ buộc phải hợp tác với Đảng ✱ SHU Yenjoon, sĩ quan tình báo Trung Quốc đã bị kết án về tội đánh cắp bí mật thương mại trong lĩnh vực hàng không Hoa Kỳ ✱ MI5: Để ngăn chặn, năm 2020, Hoa Kỳ ngừng cấp thị thực mới cho các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Quân đội PLA ✱ ALJ: Giám đốc FBI Cảnh báo các công ty phương Tây rằng Bắc Kinh quyết tâm đánh cắp công nghệ của họ để đạt được lợi ích cạnh tranh. ✱ ĐS Trung Quốc tại London đã bác bỏ các cáo buộc của McCallum (MI5) và Wray (FBI), là "hoàn toàn vô căn cứ”. ✱ AFP: TMT Liên Quân Mỹ cáo buộc ông Tập Cận Bình thất hứa...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.