Hôm nay,  

Hội Nghị G-20 Không Thể Tìm Kiếm ‘phép Mầu Kinh Tế’

16/03/200900:00:00(Xem: 2236)

Hội Nghị G-20 Không Thể Tìm Kiếm ‘Phép Mầu Kinh Tế’
 
LONDON  -   Phóng viên của thông tấn Reuters báo cáo : hội nghị thượng đỉnh G-20 họp tại thủ đô nước Anh sẽ không thể tìm "viên đạn bạc" mặc dù Thủ Tướng Gordon Brown tạo ra kỳ vọng cao với hội nghị dấu ấn mà ông chủ trì - bà Angel Gurria, chủ tịch của tổ chức Hợp Tác Kinh Tế và Phát Triển, mô tả hội nghị khai mạc ngày 2-4 là "không có món ăn nào đuợc dọn ra", không là lấy ra con thỏ từ chiếc mũ của nhà ảo thuật.
Tại cuộc họp trù bị cuối tuần qua, các bộ trưởng tài chính hưá hẹn tăng quỹ tài trợ để giúp các nền kinh tế mới nổi lên đang hô hào cứu giúp - nhưng, hiện tình vẫn là cuộc tranh cãi của các bên về nhu cầu mở kế hoạch kích cầu giữa lúc vấn đề chấn chỉnh cơ chế giám sát không ngã ngũ.
Các kinh tế gia tin rằng 2 vấn đề cấp bách ngay lúc này là : cam kết chung để làm bất cứ việc nào cần thiết để giúp nền kinh tế toàn cầu không sụp đổ, và kế hoạch của chính phủ Obama nhằm giải quyết các tài sản "độc hại" của các ngân hàng đầu tư đã châm ngòi cuộc khủng hoảng tài chính.


Theo nhận xét của kinh tế gia trưởng Marco Annunziata tại UniCredit (trụ sở London): chúng ta đang bám vào hi vọng về khả năng Washington tìm đuợc giải pháp "kỳ diệu" tái lập đuợc tình trong sáng và tín nhiệm ở thị trường tài chính, trong nay mai. Khủng hoảng này đòi hỏi giải pháp nhanh chóng và dễ dàng cho các điều kiện hỗn lọan và phức tạp.
Các chính phủ đã cam kết hàng tỉ MK để tăng vốn lưu họat cho các ngân hàng trong khi ngân hàng trung ương hạ lãi suất, cùng lúc tung thêm tiền mặt vào thị trường để các định chế tài chính có thể tiếp tục vận hành như bình thường. Ngoài ra, bây giờ, các chính phủ bắt đầu xúc tiến các chi tiêu mới để khuyến khích tiêu thụ hầu trung hoà các điều kiện tương tự của thời Đại Suy Thoái.
Chừng ấy biện pháp giữ "con thuyền không chìm" trong khi các nước ra sức giải quyết vấn đề cấp thiết, nhất là hệ thống vận hành rất sai lệch trong hơn 1 năm qua. Ai cũng nói rằng các vấn đề toàn cầu cần có giải pháp toàn cầu, nhưng các chính quyền chỉ hoạt động trong phạm vi biên giới của mình.
Hơn nữa, tiến bộ mong đợi từ cơ chế vận hành và giám sát thị trường tài chính là chậm. Nhà chiến lưọc Thomas Mayer của ngân hàng Hoà Lan nhận xét: điểm tích cực có thể nhận thấy từ hội nghị G-20 ít nhất là các nhà lãnh đạo có thể thương lượng với nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.