Hôm nay,  

Các Siêu Cường Sắp Đánh Nhau Giành Tài Nguyên Nam-Bắc Cực

09/12/200700:00:00(Xem: 3780)

- Các siêu cường quốc có thể chuẩn bị đánh nhau tranh giành tài nguyên ở hai cực địa cầu. Có vẻ như Bắc Cực sẽ là khu vực đầu tiên bị xẻ ra nhiều nhất. Vùng này vào hồi thế kỷ 20 đã bị chia cắt thành nhiều vùng, đa số là các quốc gia nằm quanh khu vực này.

Vào mùa hè năm 2007, Nga đã cắm cờ tại đáy biển Bắc Băng Dương như một biêu hiện thách thức cộng đồng quốc tế. Lời phát ngôn từ Bộ Trưởng Tài Nguyên Tư Nhiên của Nga nói rằng diện tích đáy biển của Nga trải dài trên 1,2 triệu cây số vuông với nhiều tiềm năng về hydrocaron tương đương với 4.9 tỷ tấn dầu khí. Việc này làm dẫn đến các sự tranh chấp về chủ quyền giữa các quốc gia khác.

Những hành động tương tự cũng có thể được quan sát tại Nam Cực. Anh đã đứng ra nhận một phần chủ quyền của châu lục này vào tháng 10 năm ngoái. Khoảng 1 triệu cây số vuông thuộc sở hữu của Anh. Trong khi đó, toàn bộ diện tích Nam Cực chiếm 14 triệu cây số vuông. Điều này cũng có nghĩa là các quốc gia khác cũng muốn nhảy vào cuộc chạy đua sở hữu lãnh thổ này. Tuy nhiên, Hiệp Ước Nam Cực được ký năm 1959 quy định vùng đất này thuộc chủ quyền của toàn nhân loại và là vùng đất chung.

Nhìn sơ qua có vẻ như không có gì đáng chú ý ngoại trừ tuyết và mùa đông băng giá quanh năm tại đây. Để ý kỹ hơn, đất Nam Cực có 90% là nước và giàu sinh thái cho cá và sinh vật khác.

Các nhà sinh thái nói đáy đại dương Nam Cực có nhiều giàu. Khí tự nhiên, than, quặng sắt, đồng, chì và các hóa chất hiếm quý khác có thể được tìm thấy tại đây.

Cuộc tranh giành đất đai Nam Cực đã bắt đầu từ những năm 1819 khi lục địa này được khám há bởi một nhà thám hiểm người Nga. Nga đã từ chối công nhận các khám phá đất liền của các quốc gia khác trong 150 năm qua. Qua thời gian, Nam Cực không còn là sở hữu của riêng Nga nữa. Liên Xô và 11 quốc gia khác đã ký một hiệp ước vào năm 1959. Thêm vào đó luật không cho phép họat động và xây dựng cơ sở hạ tầng tại đây.

Một số nước vẫn tiếp tục dùng miền đất này cho công cuộc thí nghiệm và xem nó như là một nguồn lợi tức cho quốc gia mình. Cho đến nay nó được chia thành một số khu vực mang tính quốc gia.

Tuy nhiên nơi này vẫn là tân điểm của nhiều cuộc tranh chấp. Úc, chẳng hạn, tin vào chủ quyền của một nửa khu vực này. Có thể nói cuộc chiến đã bắt đầu. Anh và Argentina đã kiện nhau về chủ quyền đảo Falkland từ 25 năm qua. Có khoảng 20 nước đang muốn giành một miếng đất cho mình tại Nam Cực. Một vài quốc gia như Pháp, Nhật và Na Uy còn tranh giành cả Bắc lẫn Nam Cực. Nhật cho rằng chỉ có họ mới có khả năng khai thác dầu tại khu vực này. Trong khi các nước khác thì muốn chiếm đất chỉ vì họ tin trong vào sự hữu dụng của nó trong tương lai. Và có thể đây sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua về kỹ thuật và vũ trang mới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.