Hôm nay,  

Hoa Kỳ: Sản Lượng Công Nghiệp Giảm

04/07/200500:00:00(Xem: 5372)
Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Bộ thương mại Mỹ vưà cho biết sản lượng công nghiệp của Mỹ giảm 0.3% trong tháng 4/2005, lượng hàng tồn kho tăng 0.3% trong cùng tháng. Sức ép về giá nhìn chung đã giảm hơn các tháng trước, tuy nhiên giá nhiên liệu cao, chi phí cho giao thông vận tải và giá vật liệu xây dựng tăng vẫn đáng lo ngại. Hoạt động bán lẻ vẫn bị tác động tiêu cực do giá xăng dầu tăng cao.
Các biểu số tài liệu của Chính phủ Mỹ vừa công bố cho thấy nhu cầu dầu trong 4 tuần qua tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 9.5 triệu thùng/ ngày, một tỷ lệ tăng khiến nhiều nhà kinh tế phải ngạc nhiên.
Tại châu Á, theo đánh giá của nhiều nhà kinh tế Trung Quốc, giá sản phẩm chế tạo sẽ không giảm trong 6 tháng tới. Giá nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào như điện, xăng dầu, sắt thép và than chưa có dấu hiệu giảm, sẽ ảnh hưởng tới lợi nhận của các nhà sản xuất công nghiệp. Buôn bán toàn cầu tăng trưởng chậm, sự trượt giá của thị trường nhiên liệu, nguyên liệu cũng làm cho sản xuất công nghiệp Trung Quốc thêm khó khăn.
Cuộc họp các bộ trưởng tài chính nhóm G-7 ở Luân Đôn mới đây cũng không đưa ra được giải pháp nào nhằm hạn chế giá dầu tăng cao. Tổ chức các nước xuất cảng dầu mỏ (OPEC) tuyên bố tuần trước tăng mức sản lượng chính thức lên tới 28 triệu thùng/ngày, có hiệu lực từ ngày 1/7/2005, nhưng vẫn không làm giảm cơn khát dầu của các nhà giao dịch, vì họ cho rằng sản lượng dầu của OPEC đã vượt quá mức cho phép và sẽ không có giải pháp nào hơn có thể kéo giá dầu thô xuống mức dưới 50 Mỹ kim/ 1 thùng.
Kinh tế gia của HSBC CCF, Antoine Brunet cảnh báo giá dầu sẽ dao động trong khoảng 55-65 Mỹ kim/thùng trong 6 tháng cuối năm nay.

Theo A.Brunet giá nguyên liệu tiếp tục tăng cao sẽ tác động xấu tới sản xuất công nghiệp, đẩy giá hàng lên cao, ảnh hưởng tới thu nhập của các gia đình, trước hết tại các nước công nghiệp chủ chốt.
Stephane Deo, nhà kinh tế của UBS nói nền kinh tế khu vực đồng Euro đặc biệt nhậy cảm trước việc giá dầu tăng. Đồng Euro đã mất giá so với đồng Mỹ kim trong 3 tuần đầu tháng 6 sau khi Pháp và Hà Lan phản đối Hiến pháp EU, giá dầu thô tính bằng đồng Euro đã tăng tới mức cao nhất trong 20 năm qua, làm giảm chi tiêu tiêu dùng đúng vào thời điểm hoạt động khu vực công nghiệp châu Âu chững lại.
Theo các nhà kinh tế Trung Quốc, tình trạng sản xuất dầu không đáp ứng nhu cầu còn kéo dài trong 20 năm nữa, nhất là ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Thống kê mới nhất của Tập đoàn dầu lửa BP vừa công bố, trữ lượng dầu mỏ đã thăm dò trên thế giới năm 2003 là 150 tỷ tấn, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các nước thuộc OPEC và một số nước thuộc Liên Xô cũ. Năm 1985, lượng dầu tiêu thụ toàn cầu là 2.8 tỷ tấn, năm 2003 lên tới 3.6 tỷ tấn, tăng bình quân 1.6%/năm.

Lượng dầu tiêu thụ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương từ 500 triệu tấn năm 1985, tăng lên 1,049 triệu tấn năm 2003, tăng trung bình 6.01%/năm, nhanh hơn nhiều so với tốc độ tiêu thụ dầu cùng kỳ của thế giới. Từ năm 1999 đến nay, lượng dầu tiêu thụ ở châu Á đã vượt châu Âu, trở thành khu vực tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Năm 2003, trong số 7 nước tiêu thụ dầu nhiều nhất, có 4 nước ở châu Á, trong đó Trung Quốc đứng vị trí thứ 2, Nhật Bản đứng vị trí thứ 3, Ấn Độ vị trí thứ 6 và Nam Hàn ở vị trí thứ 7. (V)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.