Hôm nay,  

Bắc Kinh: Nhiều SV Biểu Tình, Thắp Nến

18/03/200800:00:00(Xem: 3117)

HĐ Bảo An LHQ: Giữ Im Lặng Vụ Tây Tạng

BẮC KINH  -    Bản tin Reuters cho biết nhiều sinh viên Tây Tạng tại Bắc Kinh đã tổ chức buổi thắp nến cầu nguyện hôm Thứ Hai ở Bắc Kinh, nói là để cầu nguyện cho người chết.

Công an đã ngăn không cho phóng viên tới gần buổi biểu tình ông hòa bằng hình thức cầu nguyện  bởi hàng chục sinh viên trông có vẻ người sắc tộc Tây Tạng tụ họp ở Đaị Học Trung Ương Các Sắc Tộc (Central University for Nationalities).

 Buổi thắp nến bị công an giaỉ tán vài giờ sau khi qua hạn chót tại  Lhasa để những người biểu tình phải ra trình diện công an nếu không muốn sau đó bị trừng phạt nặng hơn.

Bản tin khác của Reuters cho biết Hội Đồng Bảo An LHQ sẽ cầm chắc là im lặng về vụ CSTQ đàn áp những cuộc biểu tình ở Tây Tạng, vì cho là khiêu khích Trung Quốc chỉ vô ích, theo lời các nhà ngoaị giao hôm Thứ Hai.

Phó Đaị Sứ TQ ở LHQ Liu Zhenmin noí với Reuters sau buổi họp của Hội Đồng là không có chuyện gì liên hệ hết, vì “Chuyện này không dính gì tới hòa bình và an ninh. Đây là bạo lực địa phương, chuyện nội bộ [TQ].”

Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin, hiện là chủ tịch Hội Đồng, noí là ông không thâý là Hội Đồng Bảo An 15 nứơc sẽ bàn gì về Tây Tạng. Nhiều nhà ngoaị giao khác cũng nói thế.

Thống đốc Tây Tạng hưá khoan hồng cho những người biểu tình chống Trung Quốc trình diện trước đêm Thứ Hai, nếu không, họ sẽ lãnh chịu hậu quả nặng nề - trong khi Bắc Kinh tung quân đàn áp biểu tình hậu thuẫn Tây Tạng ở 3 tỉnh lân cận (là Sichuan, Qinghai và Gansu), thống đốc Champa Phuntsok loan báo 16 người chết và hàng chục người bị thương trong các biểu tình bạo động tuần qua tại Lhasa.
Ông Phuntsok phủ nhận con số tử vong mà chính quyền Tây Tạng lưu vong công bố, là 80.

Nhà cai trị Tây Tạng mô tả cảnh hỗn loạn tại thủ phủ Lhasa là đánh đập, phá phách, hôi của và đốt nhà - ông nói : ngân hàng, trường học, bệnh viện là mục tiêu, và người bên lề bị hành hung, 13 người chết là dân thường. Trong khi đó, lực lượng an ninh được huy động ở khắp miền tây của Hoa Lục, gần bên Tây Tạng - 1 cư dân Sichuan báo tin quân chính phủ đã tới quận Aba, nơi tăng ni xô xát với công an trong ngày chủ nhật.

Tin về 7 người chết chưa thể xác nhận. Trong tỉnh Qinghai, công an vũ trang xuất hiện để phòng trước biểu tình, đến trấn giữ 1 thiền viện của thi trấn Tongren - nhưng, hàng chục nhà sư bất chấp lệnh cấm tập họp đông người đã tuần hành tới 1 ngọn đồi để đốt pháo bông và thắp nhang.

Nhà chức trách thị trấn Xiahe ban hành lệnh giới nghiêm sau 2 ngày biểu tình hậu thuẫn Lhasa - các nhóm công an vũ trang từ 10 đến 20 người tuần tra khắp phố phường.

Tại thủ phủ của tỉnh Lanzhou, khoảng 500 sinh viên trường thiểu số tập họp tại sân bóng tỏ tình đoàn kết với cư dân Lhasa - 50 người ở lại qua đêm bị cấm rời khuôn viên trường vào thành phố.

Qua hôm Thứ Hai, ở quận Maqu của tỉnh Gansu, hàng ngàn biểu tình, gồm tăng sĩ, đụng độ với hàng chục công an - nguồn tin chính quyền nói 10 công an bị thương. 1 viên chức trả lời điện thoại báo tin tình hình đã trở lại ổn định. Bắc Kinh đã hạn chế sự tiếp cận Tây Tạng của báo chí ngoại quốc - đài truyền hình Hongkong TVB cho biết phóng viên của 3 đài truyền hình Hongkong bị nhân viên an ninh đuổi khỏi Lhasa.

* Dân Tị Nạn Tây Tạng Biểu Tình Tại Thủ Đô Ấn Độ

Dân tị nạn Tây Tạng biểu tình trước văn phòng của LHQ tại thủ đô Ấn Độ hôm Thứ Hai để phản đối hành động đàn áp của nhà cầm quyền Trung Quốc tại Lhasa - tình hình tiếp tục căng thẳng trong vùng. Theo mô tả của Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng, người bản xứ bị đối xử như công dân hạng hai - ngài tố cáo Trung Quốc đang tiến hành diệt chủng văn hoá tại Tây Tạng. Ngài nói : dân Tây Tạng cần được bảo vệ bằng quy chế tự trị. Ngài cũng phản bác các tin tức từ Trung Quốc tố cáo ngài là người xách động.

Trong khi đó, tại Lhasa, thống đốc Tây Tạng hưá khoan hồng cho những người biểu tình chống Trung Quốc trình diện trước đêm Thứ Hai, nếu không, họ sẽ lãnh chịu hậu quả nặng nề - trong khi Bắc Kinh tung quân đàn áp biểu tình hậu thuẫn Tây Tạng ở 3 tỉnh lân cận (là Sichuan, Qinghai và Gansu), thống đốc Champa Phuntsok loan báo 16 người chết và hàng chục người bị thương trong các biểu tình bạo động tuần qua tại Lhasa, khách với con số tử vong mà chính quyền Tây Tạng lưu vong công bố, là 80.

Vinh Danh Dân Tộc Tây Tạng

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Ngày 16 tháng 3 năm 2008
Trong những ngày vừa qua, tại Lhassa, kỷ niệm 49 năm cuộc tổng khởi nghĩa 10 tháng 3 năm 1959, nhân dân và tu sĩ Phật Giáo Tây Tạng đã biểu tình ôn hòa đòi Tự Do, Nhân Quyền và phản đối Trung cộng chiếm đóng đất nước họ hơn nửa thế kỷ. Nhưng sự xuất hiện đông đảo cảnh sát và quân đội đế quốc cộng sản để đàn áp những người biểu tình đã gây ra nhiều cuộc xô xát dữ dội trên khắp thủ đô Tây Tạng. Vũ lực và chiến xa của bạo quyền phi nghĩa có thể đã phong tỏa và tái kiểm soát được thành phố mà chúng thẳng tay vùi dập trong trong máu lửa và nước mắt (không phải lần đầu). Dù vậy, dân tộc Tây Tạng nổi tiếng hiếu hòa vẫn biểu dương tinh thần bất khuất. Và cuộc kháng chiến đầy chính nghĩa, tay trần không súng đạn của Anh Chị Em Tây Tạng đang còn tiếp diễn, ở trong và ngoài đất nước bất hạnh đó, trên khắp thế giới và ngay cả trên lãnh thổ Trung cộng. Tin giờ chót, một số sinh viên tại trường đại học Bắc Kinh đã ‘’biểu tình ngồi’’ để tỏ tình đoàn kết với thanh niên sinh viên Tây Tạng. Nhiều cuộc biểu tình lớn bộc phát tại các nước Âu châu. Tại Genève, Thụy Sĩ, ông René Longet, chủ tịch đảng xã hội và thị trưởng Onex, quyết định cho treo cờ Tây Tạng trước tòa thị sảnh Onex suốt năm, thay vì chỉ treo vào Ngày 10 Tháng 3 hàng năm, mặc dù có sự  phản đối kịch liệt của tòa đại sứ Trung cộng. Trong cuộc họp báo ngày chủ nhựt 16 tháng 4 tại  Dharamsala (Ấn Độ), Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nghiêm khắc lên án ‘’chế độ  khủng bố’’ Bắc Kinh. Vị lãnh đạo tinh thần tối cao của dân tộc Tây Tạng đòi mở một cuộc điều tra quốc tế vì một lần nữa, như Ngài tố cáo, chế độ Bắc Kinh đang tiến hành cuộc ‘’diệt chủng văn hóa’’ đối với dân tộc thân thương của Ngài. Vị khôi nguyên Giải Nobel Hòa Bình nhấn mạnh rằng cai trị bằng ‘’chế độ khủng bố’’ là phương thức duy nhứt mà nhà cầm quyền Trung Hoa chiếm đóng đã áp dụng để cố tạo ra một thứ ‘’hòa bình giả tạo’’ trên quê hương của Ngài. Trung cộng chỉ ‘’nhìn nhận’’ có 10 người biểu tình bị sát hại. Theo tin của chính phủ Tây Tạng Lưu Vong, ít nhứt 80 người đã bị tử vong tại Lhassa. Bạo quyền Hồ Cẩm Đào đang làm mọi cách để bưng bít sự thật về tấn thảm kịch Lhassa, để che dấu cuộc trấn áp đẩm máu nhứt ở Tây Tạng từ khi xảy ra những biến cố năm 1989. Nhưng đế quốc Trung cộng chiếm đóng sẽ thất bại. Trước cuộc ‘’khủng bố đỏ’’ ở Lhassa, chúng tôi thấy cần giới thiệu cùng quý bạn đọc Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam phổ biến 5 năm trước đây, vào ngày 16 tháng 4 năm 2003. Sau đây là toàn văn Bản Tin :

Vinh Danh Dân Tộc Tây Tạng. Đặt dưới sự chủ tọa của đại sứ nước Libye, một chế độ khét tiếng độc tài sắt máu, khóa Họp thứ 59 của Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vừa khai mạc tại Genève. Thật là một bi hài kịch đối với giới truyền thông báo chí và các tổ chức quốc tế tranh đấu bảo vệ Nhân Quyền. Từ mấy năm qua, Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc bị khống chế bởi một nhóm Nhà nước hội viên có thành tích hủy hoại những quyền Tự do căn bản của con người, chẳng hạn như ba nhà nước cộng sản Việt Nam, Trung Hoa và Cuba, nhà nước Syrie, Cộng hòa Dân chủ Congo, Algérie, v.v.  Tại một phiên họp mới đây của Ủy Hội, ngoại trưởng Pháp Dominique de Villepin đã thao thao bất tuyệt, trổ tài hùng biện trong bài diễn văn về tính cách hợp pháp bắt buộc phải có đối với sự dùng đến võ lực, về Quyền Dân Tộc Tự Quyết và Quyền làm Người. Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam có bổn phận phải nhắc lại: Cách nay năm mươi năm, Trung Cộng xua quân thôn tính Tây Tạng. Những nguyên tắc căn bản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bị chà đạp một cách trắng trợn và tàn bạo. Sự vi phạm cực kỳ nghiêm trọng các Quyền Dân Tộc Tự Quyết và Quyền làm Người còn tiếp diễn đến hôm nay. Hơn một triệu người Tây Tạng đã bị Hồng quân xâm lược bắt giữ, tra tấn, hành quyết hoặc ám sát. Suốt năm thập niên, xứ Phật đã sống trong một đại thảm kịch. Năm 1958, những hành động chống trả đầu tiên của kháng chiến quân Khampa đã biểu lộ lòng công phẫn của dân tộc Tây Tạng và báo hiệu trước cuộc tổng khởi nghĩa của người dân ở thủ đô Lhassa (10 tháng 3 năm 1959). Sự trấn áp dã man của chế độ Bắc Kinh, đồng minh của Nhà nước Pháp, đã buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma phải vượt dãy Hi Mã Lạp Sơn đến tị nạn tại Ấn Độ. Tiếp theo là cuộc hành trình đầy hiểm nguy đi tìm mảnh đất tạm dung của nhiều trăm ngàn đồng bào của Ngài, trong bốn mươi năm cuối cùng của thế kỷ hai mươi. Nhân ngày Kỷ niệm những cuộc nổi dậy của dân cư Khampa ở hai bên bờ sông Tsang Po, chúng ta cùng nhau vinh danh một dân tộc nổi tiếng sùng đạo và hiếu hòa, bị hành hạ đến nổi phải hy sinh tuẫn tiết vì đức tin vô lượng. Đồng thời cũng để bày tỏ mối cảm thông và tình đoàn kết gắn bó với những anh chị em Tây Tạng, sống lưu vong hoặc bị đày ải ngay trên quê hương dưới gót sắt đế quốc chiếm đóng. Nhân cách và lòng can đảm của dân tộc Tây Tạng rất xứng đáng được chúng ta kính trọng và quý mến. Genève 16 tháng 4 năm 2003 . Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ.

Bạn đọc có thể đọc thêm bài viết bằng tiếng Pháp của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ, dưới tựa đề "Peuple Tibétain martyrisé’’ ("Dân Tộc Tây Tạng bị đày đọa khổ nhục") đã đăng trên hai nhựt báo Thụy Sĩ  Tribune de Genève và Le Matin ngày 27 tháng 3 năm 2003; dưới tựa đề "Les Belles Paroles" (‘’Những lời nói "hoa mỹ")  trên nhựt báo Le Temps ngày 29 tháng 4 năm 2003, và tạp chí Nhân Quyền "Droits de l'Homme", số mùa Xuân năm 2003

Peuple Tibétain martyrisé et les Belles Paroles *

Présidée par la Libye, assujettie à un groupe d'Etats liberticides tels que le Vietnam, la Chine, Cuba, la Syrie, la R.D. du Congo, l'Algérie, etc., la 59è session de la Commission des droits de l'homme de l'ONU vient de s’ouvrir à Genève. Alors que le ministre des Affaires étrangères français y a livré éloquemment son discours sur la légitimité du recours à la force, le droit des peuples et les droits de l'homme, il est de notre devoir de rappeler que depuis plus d'un demi-siècle, les principes de la Charte des Nations Unies et de la Déclaration Universelle des Droits de l'Homme ont été impunément bafoués, et le sont toujours au Tibet sous l'occupation du régime de Pékin, allié de l'Etat français. Plus d'un million de Tibétains ont été torturés, exécutés ou assassinés par l'Armée rouge chinoise. Rendons hommage au peuple tibétain martyrisé, dont la voix légitime a été violemment étouffée par certains membres permanents du Conseil de sécurité des Nations Unies, lors des sessions de la Commission des droits de l'homme réunie ici à Genève, en Suisse. Soyons solidaires avec nos frères et sœurs tibétains, dignes et courageux, amoureux de la liberté et de la fraternité, en exil ou déportés dans leur pays colonisé et opprimé, à l'occasion du 55è Anniversaire des premières révoltes tibétaines, prélude du soulèvement populaire de Lhassa (10 mars 1959) et de l'exil du Dalạ Lama, suivi de plusieurs centaines de milliers de ses compatriotes, pendant les 40 dernières années du 20è siècle.

Nguyên Lê Nhân Quyền

Ligue vietnamienne des droits de l’homme en Suisse.

* Tribune de Genève et le Matin le 27 mars 2003, le Temps le 29 avril 2003 et la Revue Nhân Quyền Droits de l’Homme Printemps 2003).

 

và đọc bài thơ "Mưa" của Nguyên Hoàng Bảo Việt viết từ Sài Gòn thủ đô Miền Nam Việt Nam Tự Do năm 1958 để Vinh Danh Anh Chị Em Tây Tạng, với bản dịch tiếng Pháp của bà Hoàng Nguyên và bản dịch tiếng Tây Tạng của nhà thơ Tây Tạng Lobsang Namdol Drongshar (đính kèm).

Genève ngày 16 tháng 3 năm 2008

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ.

Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse

Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
SPIEGEL phỏng vấn Ngoại trưởng Mỹ huyền thoại về nỗi ám ảnh và lệnh ngừng bắn của Putin...
Báo cáo năm 2021của Welthungerhilfe, một tổ chức cứu đói quốc tế được thành lập tại Đức từ năm 1992, vừa được phổ biến gần đây, cho thấy thực tế đã đánh tan bao hy vọng. Bảng chỉ số về nạn đói của báo cáo đã báo động về các nguy cơ dinh dưỡng của dân số thế giới và nguồn cung ứng lương thực trong toàn cầu...
Omar là con trai thứ tư của Bin Laden, người khủng bố giết người nổi tiếng khắp thế giới mà vụ gây chấn động hơn hết là vụ 9/11 ở NY năm 2001, hiện đang chọn sanh sống ở Normandie, vùng biển cực Bắc nước Pháp, với nghề vẽ tranh. Hôm đầu tháng 6 vừa qua, ông gặp nhà báo Charles Guyard của tuần báo Le Point, trong câu chuyện với nhà báo, ông kể lại tại sao ông chọn nước Pháp để sanh sống và may mắn, được Pháp chập nhận...
Ba người phụ nữ đầu tiên trên thế giới, được bầu cử vào chức vụ thủ tướng. Năm 1949, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh vai trò bình đẳng giữa phái nam và phái nữ, trong mọi lãnh vực, nhưng thời đó chưa có một lãnh đạo quốc gia nào trên thế giới do dân bầu lên là phụ nữ cả...
Tháng 11-1952 chiến tranh Cao Ly tiếp tục khốc liệt giữa Hoa Kỳ với quân Trung Cộng dưới quyền Bành Đức Hoài. Ngày 18 xảy ra đụng độ giữa một phi tuần Grumman F9F với một phi đội Sô-Viết bên trên không phận giữa Hội Ninh (Hoeryong) và căn cứ Hải Sâm Uy (Vladivostok) của Nga-Sô. Eisenhower vừa đắc cử Tổng thống, đích thân sang thị sát mặt trận và triệu tập viên phi công đã bắn rơi 4 chiếc MIG-15 của Nga. Một chiến tích chưa từng có và chưa hề tái lập. Kỳ lạ là chiến công bị ém nhẹm và Trung úy Royce Williams buộc phải im lặng trong suốt nửa thế kỷ...
Để thực hiện ý đồ bành trướng bá quyền Hán tộc dưới chiêu bài Giấc mơ Trung Hoa, Tập Cận Bình đã xây dựng hai vành đai về kinh tế và quân sự. Kinh tế là “Con đường tơ lụa thế kỷ 21”. Quân sự là “Chuỗi ngọc trai”. Hai vành đai nầy đi từ Châu Á qua Châu Phi và về Châu Âu. Hoa Kỳ chống lại bằng việc xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương. Về quân sự là vành đai Thái Bình Dương từ những căn cứ của đồng minh là Nhật Bản, Hàn Quốc, Okinawa, Australia và Singapore, Ấn Độ. Indonesia có thể là đồng minh tương lai...
Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Mậu dịch và Phát triển (UNCTAD) cảnh báo, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 3,6% xuống 2,6% cho năm 2022 và các nước đang phát triển sẽ cần 310 tỷ Mỹ kim để đáp ứng các yêu cầu cho dịch vụ nợ công nước ngoài trong năm nay...
Lần đầu tiên, giới chỉ huy quân sự của Nga tuyên bố nay sẽ tập trung vào “giải phóng hoàn toàn” tỉnh ly khai Donbass thay vì gây chiến trên toàn lãnh thổ Ukraine như trước đây
Số người tị nạn chiến tranh từ Ukraine đến Đức đã vượt qua mức 100.000 (một trăm ngàn) người. Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Liên bang thông báo rằng có 109.183 người tị nạn đã được ghi nhận vào sáng thứ Sáu 11.3.2022. Nhiều hơn 13.270 người so với hôm thứ Năm. Chính phủ Cộng Hòa liên bang (CHLB) Đức đảm bảo với các tiểu bang về sự hỗ trợ và cố gắng phân phối những người tị nạn tốt hơn.
Trong cuộc xung đột Ukraine, các phản ứng rõ ràng đối với các cuộc tấn công của Putin đang đến từ Đức.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.