Hôm nay,  

50% Vũ Khí Thế Giới Nhập Cảng Từ Mỹ

20/01/200800:00:00(Xem: 2878)

Bài báo của ký giả Kaleem Omar tiết lộ, Hoa Kỳ xuất cảng tới 50% vũ khí sản xuất, chiếm tới 2/3 số thương vụ vũ khí tại các nước đang phát triển khắp thế giới. Chủ nhân 76% tổng số thương vụ vũ khí của Hoa Kỳ là các nước Trung Đông trong 8 năm qua, từ 1999, và cũng tỉ lệ đó trong cùng giai đoạn, vũ khí từ tất cả các nguồn đổ vào vùng này. Điều này cho thấy kỹ nghệ vũ khí Hoa Kỳ trong những năm gần đây dựa hẳn vào nguồn xuất cảng tới Trung Đông.

Các nghiệp định vũ khí mới với các nước đang phát triển lên tới 20 tỉ đô/năm. Trong tổng số này, chỉ riêng Hoa Kỳ cũng đã chiếm 49.6%. Hoa Kỳ dẫn đầu, kế đó là Nga, với số lượng vũ khí xuất cảng trị giá 5.7 tỉ đô/năm, kế đó là Ukraine 1.6 tỉ đô/năm,  Italy (1.5 tỉ đô) và Pháp, Đức (mỗi nước 1.1 tỉ đô/năm)/

Hoa Lục là nước chuyển giao vũ khí theo quy ước đến cho người nhận nhiều nhất thế giới: trị giá mua tới 3.6 tỉ đô, sau đó là Nam Hàn: 1.9 tỉ đô, Ấn Độ: 1.4 tỉ đô và Oman: 1.3 tỉ đô.

Đứng đầu danh sách quốc gia mua vũ khí, có 5 nước Trung Đông là Israel, Ai Cập, Kuwait, Saudi Arabia và Oman - và 4 nước châu Á mà Mã Lai dẫn đầu, rồi tới Hoa Lục, Đại Hàn và Ấn Độ. Có thể nói Israel là nước nhận được viện trợ quân sự và kinh tế nhiều nhất của Hoa Kỳ, trung bình khoảng 4 tỉ đô/năm - phần lớn là hàng tặng dưới hình thức trực tiếp, không giống như nợ phải hoàn trả. Trong 20 năm qua, Hoa Kỳ đã viện trợ Israel tổng cộng trên 100 tỉ đô.

Tháng Chín 2003, chính phủ Bush đã chấp thuận bảo lãnh khoản nợ 10 tỉ đô cho Israel. Tuy nhiên, người Palestine - mà nền kinh tế đã bị giảm sụt một nửa kể từ năm 1999 cho tới nay vì bị Israel trừng phạt kinh tế, trong đó có biện pháp cắt đứt con con đường vào cảng xuất cảng của người Palestine - cũng nhận được khoảng 50 triệu đô viện trợ từ phía Hoa Kỳ.

Gần đây, chính phủ Hoa Kỳ còn cam kết tặng 500 triệu đô cho Mahmoud Abbas, chính phủ không được người Palestine bầu và từ chối không viện trợ - dù một đồng xu lẻ- cho chính phủ Hamas được bầu của Palestine vì họ không chịu công nhận quốc gia Israel.

Chile, trong năm 2002 đứng vào hàng thứ mười danh sách các nước mua phi cơ chiến đấu của Hoa Kỳ - là nước duy nhất nằm ngoài khu vực Trung Đông và châu Á nói trên - và là khách hàng mua vũ khí lớn nhất thế giới các nước đang phát triển trong thập niên qua.

Và trong khi Trung Đông chứng tỏ thị trường phát đạt hẳn lên trong thập niên 1980- điển hình trong cuộc chiến Iran - Iraq, cũng như Saudi Arabia - đã mua vũ khí rất nhiều, như Asia - điển hình là Hoa Lục và Ấn Độ - là những nước mua vũ khí lớn nhất thế giới trong bảy năm (1995 - 2002).

Trong giai đoạn này, Hoa Lục đứng hàng đầu, với 17.6 tỉ đô trị giá vũ khí nhập cảng, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất hàng thứ nhì với 16.3 tỉ đô, và Ấn Độ xếp hàng thứ ba với 14.1 tỉ đô, được coi là những quốc gia chạy đua vũ trang giữa các nước có dân số đông nhất thế giới có thể thống trị thế giới trong mọi thời đại, đặc biệt là trong hoàn cảnh mà Trung Đông tiếp tục giảm mức độ mua vũ khí xuống thấp trong cùng một gia đoạn.

Chỉ cần được Hoa Kỳ đồng ý, Ấn Độ sẽ hoàn thành cuộc thương lượng trị giá 2 tỉ đô với Israel để mua máy móc, khí cụ phi cơ có hệ thống rada Palcon do Hoa Kỳ phát minh, cho phép không lực Ấn Độ những bước đi vượt trội Pakistan để kiểm soát bầu trời. Ấn Độ cũng đã thương thảo với Israel để mua hệ thống phi đạn Arrow và một số loại vũ khí khác.

Sự tăng cường quan hệ quân sự giữa Ấn Độ và Israel trong thời gian qua đã làm Pakistan lo ngại, và nước này tuyên bố rằng việc Ấn Độ giành được các vũ khí hiện đại, tối tân đó có thể làm thay đổi thế cân bằng chiến lược vũ khí giữa Ấn Độ và Pakistan và làm bất ổn vùng Nam Á.

TT Pakistan Pervez Musharraf đã tuyên bố như vậy với TT Hoa Kỳ George W. Bush, tại New York hồi Tháng Chín 2003. Nhưng rồi TT Ấn Độ Atal Bihari Vajpayee lại đọc diễn văn tại Hội Đồng Thường Trực LHQ ngày 25-9-2003 bác bỏ lời tố cáo của TT Musharraf cho rằng Ấn Độ ép Pakistan đi vào cuộc chạy đua vũ trang bằng cách tăng cường sức mạnh quân sự quy ước và kể cả không quy ước.

Israel hiện nay cũng là nước duy nhất ở Trung Đông có vũ khí hủy diệt hàng loạt, với hơn 400 bom nguyên tử, theo số liệu ước lượng mới nhất. Và vì vậy mà quốc gia Do Thái này đã vận động Hoa Kỳ không bao giờ đụng tới việc ban hành nghị quyết trừng phạt Israel vì sở hữu vũ khí nguyên tử. Washington cũng đã bác bỏ việc thảo luận tại Hội Đồng Bảo An LHQ dự thảo nghị quyết do Syria soạn thảo hồi Tháng Sáu 2003 để kêu gọi ban lệnh cấm tất cả các vũ khí hủy diệt hàng loạt tại Trung Đông. Lý do mà ai cũng biết rằng chỉ có một nước duy nhất ở Trung Đông có thể bị ảnh hưởng bởi nghị quyết do Syria đưa ra là Israel.

Và Hoa Kỳ cũng đã tăng cường quan hệ quân sự với Ấn Độ trong những năm qua, đặc biệt từ khi chính phủ Bush ban bố cuộc chiến tranh chống khủng bố với hy vọng sẽ đưa Delhi vào khối chiến lược chống lại Bắc Kinh.

Theo phúc trình của CRS vào năm 2002 cho thấy tổng cộng có 80 quốc gia có hệ thống phi đạn địa đối địa, không được cung cấp từ Hoa Kỳ, Nga, Hoa Lục và 4 nước lớn củq Liên Âu là Pháp, Anh, Đức và Ý hay tất cả các nước Liên Âu khá. Nguồn cung cấp các phi đạn đó được đặt tên là "các nước khác" bao gồm Bắc Hàn, Nam Phi và Israel.

Washington không hề để lỡ cơ hội nào để lên án Bắc Án bán phi đạn cho các nước khác, nhưng họ lại không bao giờ chỉ trích Israel làm một việc tương tự.

Sau Chiến tranh Vùng Vịnh 1990-91, và với việc giảm thiểu chi phí quốc phòng của Hoa Kỳ dưới thời TT Clinton, Washington đã ép các nước Trung Đông như Saudi Arabia và Ả Rập Thống Nhất (UAE) phải mua hàng tỉ đô la vũ khí của Hoa Kỳ nhằm mục đích tăng trị giá thương vụ của ngành kỹ nghệ vũ khí Hoa Kỳ, trong khi cuộc chiếm đóng Iraq hồi năm 2003 đã dẫn tới việc cắt giảm ngân quỹ trang bị chiến cụ, chiến tranh của chính quân đội Hoa Kỳ.

Trong các thương vụ đó, có một hợp đồng mà UAE đã mua 80 chiếc F-16 thế hệ mới của Lockheed Martin ở Fort Worth, Texas, và nhiều vũ khí đi kèm trị giá 8.6 tỉ đô. Saudi Arabia cũng đã bị Washington ép mua 6 tỉ đô phi cơ chiến đấu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thủ tướng Scott Morrison cho biết, Úc Đại Lợi sẽ cùng Hoa Kỳ tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội Mùa đông ở Bắc Kinh, dù quyết định có thể sẽ làm xấu đi mối quan hệ song phương vốn đã cay đắng, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021. Hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không cử các quan chức chính phủ của mình đến tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh, để phản đối “hành động tàn bạo” xâm phạm nhân quyền của Trung Quốc. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài tuần sau các cuộc đàm phán nhằm xoa dịu quan hệ căng thẳng giữa hai bên. Sau đó, Trung Quốc đã cảnh báo Hoa Kỳ sẽ “trả giá” cho quyết định của mình và về “các biện pháp đáp trả kiên quyết”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng phương Tây sẽ áp đặt “các biện pháp kinh tế mạnh mẽ cùng các biện pháp khác” đối với Nga nếu họ xâm lược Ukraine, trong khi ông Putin yêu cầu đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng xa hơn về phía đông, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Ba, 7 tháng 12 năm 2021. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai giờ về Ukraine và các tranh chấp khác về mối quan hệ Mỹ-Nga, vốn đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc hơn ba thập kỷ trước, khi Nga có hàng chục nghìn quân lính ở biên giới Ukraine.
Công ty dầu hỏa Mỹ ExxonMobil tiếp tục các kế hoạch khai thác khí đốt tại mở Cá Voi Xanh năm ngoài khơi bở biển Việt Nam bất chấp sức ép của Trung Quốc, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 8 tháng 12 năm 2021.
Trưởng phòng báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết, chính quyền Biden sẽ không cử phái đoàn chính thức của Hoa Kỳ đến Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh như một tuyên bố chống lại “tội ác diệt chủng và chống lại loài người đang diễn ra ở Tân Cương,” theo trang CNN đưa tin hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021. Các vận động viên Hoa Kỳ sẽ vẫn được phép thi đấu tại Thế vận hội, nhưng chính quyền sẽ không cử các quan chức chính phủ tới các trận đấu. Chính sách tương tự cũng được áp dụng cho Thế vận hội Paralympic (Thế vận hội cho người khuyết tật), cũng sẽ diễn ra ở Bắc Kinh.
Ủy ban Quản lý Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết hôm Chủ Nhật, 5 tháng 12 năm 2021, vụ phun trào đã khiến 56 người khác bị thương, trong đó có 35 trường hợp nghiêm trọng, sau khi tro bụi bao phủ các ngôi làng và khiến người dân phải chạy khỏi những đám mây bụi dày đặc. Theo Ủy ban, 5 trong số các nạn nhân vẫn chưa được xác định và 9 người vẫn đang mất tích. Khoảng 1.300 người đã phải di dời đến các trung tâm sơ tán. Hàng trăm ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn và 33 trường học bị hư hại do vụ phun trào.
Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Thống Nga Vladimir Putin sẽ đối thoại qua cuộc gọi video vào Thứ Ba tới, theo Bạch Ốc cho biết, giữa những căng thẳng đang gia tăng về vấn đề Ukraine, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Bảy, 4 tháng 12 năm 2021. Tin này đến sau khi Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Hoa Kỳ có bằng chứng cho thấy Nga đã lên các kế hoạch cho một cuộc tấn công ở “quy mô rộng lớn” vào Ukraine. Nhưng ông nói thêm rằng điều không rõ là không biết Ông Putin đã có quyết định sau cùng để xâm lăng chưa.
Tình hình Biển Đông ngày càng u ám khi Trung Quốc tiếp tục “các hành động đơn phương có vấn đề” đã làm cho Mỹ và Liên Âu quan ngại và khiến cho Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự của họ ở Biển Đông qua các cuộc tập trận chung với các nước trong vùng và thực hiện những chuyến đi lại “tự do hàng hải” trong vùng biển này, theo hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021.
Chính phủ liên bang và tiểu bang đã đồng ý vào thứ Năm 02.12.2021 để thắt chặt đáng kể các quy tắc về Corona ở Đức. Trong số những thứ khác, sẽ không chỉ có những hạn chế tiếp xúc đáng kể đối với những người chưa được tiêm chủng. Cũng không thể đến được rạp chiếu phim, đến tham dự các sinh hoạt hoặc đi mua sắm.
Như vậy là TQ đã thực hiện được một phần trong kế hoạch “một đai một đường” để khống chế Đông Nam Á và sẽ mở rộng ra thế giới mà cụ thể là TQ và Lào đã xây xong con đường xe lửa cao tốc trị giá 5.9 tỉ đô la qua xuyên qua Lào, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát đi hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021, giờ VN.
“Bằng lương tâm, tôi không thấy cách nào tôi có thể yêu cầu các lực sĩ của chúng tôi cạnh tranh ở đó khi mà Peng Shuai không được phép thông truyền tự do và có vẻ bị đàn áp để nói ngược lại sự cáo buộc về tấn công tình dục của cô. Với tình hình hiện tại, tôi cũng rất quan ngại về những nguy hiểm mà tất cả cầu thủ và nhân viên của chúng tôi sẽ đối diện nếu chúng tôi tổ chức các giải đấu tại Trung Quốc vào năm 2022.” Hành động của WTA đã được chào đón bởi nhiều nhân vật quần vợt thế giới đã và đang vận động cho sự an toàn của Peng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.