Hôm nay,  

Viện Trợ Châu Phi Cạn Quỹ Nhiều Chương Trình Bị Cắt

6/6/200500:00:00(View: 5729)
JOHANNESBURG - Mặc dù ở phương Tây đang có cuộc vận động mới cho châu Phi, cac cơ quan vịện trợ cho hay cac quỹ đang chao đảo vì tiền chuyển hướng qua nơi khác hay giao trực tiếp cho cac chính phủ như là trừ nợ hay viện trợ trực tiếp.
Trong hội nghị thượng đỉnh tháng tới, cac cường quốc kỹ nghệ G-8 sẽ phóng ra lời kêu gọi mới, nhưng giới cán sự xã hội cho biết họ phải cắt cac chương trình, hoặc vì tiền chuyển cho vùng sóng thần hay giao giao thẳng cho cac chính phủ.
Theo phát ngôn viên Dave Snyder của tổ chức thiện nguyện Catholic Relief Services trụ sở Hoa Kỳ, "chúng tôi chứng kiến 1 số cắt giảm trong năm qua, chúng tôi đã bớt 1 số chương trình".
Cac cắt giảm gồm có chương trình dinh dưỡng ở Malawi và Madagascar để thuyết phục cac bận cha mẹ gửi con đi học thay vì giữ chúng ở nhà làm việc hay gả chồng sớm. Trong khi cac cơ quan viện trợ tán thưởng viện trợ trực tiếp hay giảm nợ, họ cho biết cac tổ chức xã hội và phi chính phủ (NGO) cần phải được chia phần để bảo đảm rằng tiền giúp đỡ tới được thành phần cần được giup.

Ông David Sanderson, điều hợp viên của Care International UK ở nam và tây châu Phi, nói "Mối lo sợ lớn nhất là tham nhũng - nếu chỉ giao tiền cho chính phủ là không buộc chính phủ chịu trach nhiệm. Cần phải có sự pha trộn.
Ngoại ra, sợ rằng người ta chán nản với châu Phi". Theo giới cán sự xã hội, thu hút tiền viện trợ cho cac tai họa dễ gây chú ý như sóng thần và bạo động ở Darfur (Sudan) vẫn là dễ, trong khi thu hút tiền cho cac nan đề dài hạn như là chống AIDS và khan thiếu lương thực triền miên là khó hơn nhiều.
Ngoài ra, cac con số tổng quát về viện trợ là khó lượng định, vì đến từ rất nhiều nguồn - nhưng, giám đốc James Morris của Chương Trình lương thục thế giới (WFP) thông báo rằng năm nay chỉ nhận được 20% tài trợ cần thiết cho miền nam châu Phi. Giám đốc vùng của WFP Mike Sackett tuyên bố "Chúng tôi phải giảm khẩu phần hoặc bớt số người được giúp" - ông Sackett tin chắc rằng đã có ảnh hưởng của nhu cầu cứu trợ vùng sóng thần.
Theo ông, cac cơ quan khac của LHQ cũng bị ảnh hưởng, như là cơ quan lương nông (FAO) có thể sẽ đóng của văn phòng ở Johannesburg nếu không tìm được cac nguồn quỹ khác.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thông cáo báo chí của Bộ ngoại giao Trung Cộng cảnh cáo: sẽ có những biện pháp ứng phó cứng rắn nếu Washington tiêp tục hậu thuẫn dân biểu tình Hong Kong.
Hội nghị hợp tác Hồi Giáo (OIC) giữ im lặng trước thảm cảnh đàn áp người thiểu số Ui-ghur theo đạo Hồi tại tỉnh Xinjiang trong vùng tây bắc Hoa Lục - khoảng 1 triệu người Uighur bị đưa vào trại lao cải trá hình là trại huấn nghiệp.
Dân Iraq chống chế độ tham nhũng, bất lực tiếp tục biểu tình - ít nhất 15 người thiệt mạng hôm 27-11 tại Narisiya thuộc miền nam. Số người bị thương là 150.
Khoảng 1000 máy kéo từ từ tiến vào thủ đô Pháp để phản đối các chính sách của TT Macron –-nông dân nói: các chính sach và giao thương quốc tế gây thiệt hại nông nghiệp và hạ thấp mức sống của người sản xuất.
Di dân từ Liên Âu nhập cư vương quốc UK năm 2019 được ghi nhận ở mưc thấp nhất từ 2003.
Hội nghị của cơ quan không gian châu Âu họp tại Tây Ban Nha tuần này đã biểu quyết chấp thuận ngân sách 14.4 tỉ euro, là dự chi xứng hợp với các nỗ lực phát triển kỹ nghệ không gian của Hoa Kỳ và Trung Cộng.
Lãnh đạo của đặc khu Carrie Lam đã nhận biết qua kết quả bầu cử nghị viên cấp quận hôm 24/11: cư dân bất mãn vì cách hành xử quyền lực của hành pháp.
Nai hoang dã chết trong lâm viên quốc gia tại miền bắc Thái Lan với 7 kilogram rác trong bao tử. giới chức địa phương cho biết số rác này gồm bao nhựa plastic, bao cà-phê và cả quần áo lót phụ nữ.
Vào ngày 27/11, 8 người bị truy tố trong vụ tấn công Holey Artisan cafe năm 2016 tại thủ đô Bangladesh, khiến 22 người chết, đa số là ngoại kiều.
Ít nhất 6 người chết và 15 người bị thượng trong 3 vụ nổ khác nhau trong ngày Thứ Ba 26/11 tại thủ đô Iraq.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.