Hôm nay,  

Khủng Hoảng Kinh Tế Dễ Dẫn Tới Chiến Tranh

07/06/200900:00:00(Xem: 2438)

Khủng hoảng kinh tế dễ dẫn tới chiến tranh

Thế giới năm qua trải qua nhiều biến động một phần cũng là do kinh tế khủng hoảng. Đó là kết luận của một nghiên cứu đo đạc tỉ lệ hòa bình và kinh tế. Clyde McConaghy, chủ tịch Global Peace Index (GPI) nói tại Washington D.C. rằnng "Có một sự liên hệ mật thiết giữa khủng hoảng kinh tế và sự suy giảm an ninh hòa bình. Điều này xác định giá trị thực của kinh tế đối với an toàn thế giới."
GPI đã liệt kê khoảng 144 quốc gia và sử dụng khoảng 24 yếu tố khác nhau trong đó bao gồm chi phí quân sự, số lượng tù nhân, nguy cơ khủng bố, nhân quyền. Nó được thực hiện tại Viện Kinh Tế và Hòa Bìnnh của Úc thuộc Cơ Quan Tình Báo Kinh Tế.
Khi thực phẩm và giá dầu lên cao trong năm 2008 và kinh tế toàn cầu suy trầm, nhiều tín hiệu chó thấy tội phạm, biểu tình và bất ổn xã hội gia tăng, bao gồm cả việc giảm tôn trọng nhân quyền.


Một cách khái quát, một chính phủ hoạt động tốt và hòa bình cần phải bao gồm tự do ngôn luận và tôn trọng quyền tự do con người. Các công dân ở những xứ sở này thường tin rằng xã hội và văn hóa của họ cao hơn nơi khác và ủng hộ sự tha thứ, và tin vào sự giới hạn của các hoạt động quân sự.
Trong danh sách thì Tân Tây Lan được xếp đầu bảng vì sự ổn định chính trị, tỉ lệ sát hại ít, và gần như không có bất kỳ cuộc biểu tình nào. Trong khi đó Iraq, Afghanistan và Somali lại bị đứng cuối. Điển hình là chính phủ Somali đã thất bại trong gần 1 thập niên khi có khoảng 1.1 triệu cư dân nước này phải sống gần biên giới để dễ di cư vì lo sợ chiến tranh xảy ra.
Ở các nước Tây Âu và vùng Bắc Âu như Đan Mạch, Na Uy và Áo tiếp tục đứng hàng tốp 5 so trong vòng nhiều năm liền. Mỹ tăng 6 hạng và xếp thứ 83. Sự suy giảm khủng bố và ổn định chính trị phần nào giúp tăng hạng. Tuy nhiên, việc mua súng dễ dàng và tỉ lệ phạm pháp, tù nhân đã khiến một số nước dậm chân tại chỗ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.