Hôm nay,  

Iran: Ứng Viên Tt Đối Lập Mousavi Đòi Bầu Cử Lại

18/06/200900:00:00(Xem: 3215)

Iran: ứng viên TT đối lập mousavi đòi bầu cử lại;  Iran: Vệ Binh Quốc Gia Đòi Dẹp Truyền Thông, QH Họp Xô Xác Nhau

TEHRAN  -      Trực tiếp thách thức lãnh tụ tối cao Iran và nhóm giáo sĩ chóp bu, chính khách đối lập Mousavi hô hào xuống đường biểu tình chống chính quyền vào ngày Thứ Năm 18-6 để phản đối bầu cử gian lận và phản ứng bạo động chống lại công chúng.
 Hồi tối Thứ Ba, lãnh tụ tối cao Khameini nói ứng viên TT thất cử Mousavi nên khiếu nại với hệ thống tổ chức bầu cử và dân chúng Iran cần phải đoàn kết phiá sau chính phủ Hồi Giáo.
Ông Mousavi không tỏ ý lùi bước.  Ông hô hào xuống đuờng qua trang mạng, không lâu trước khi vệ binh cách mạng cảnh cáo sẽ đàn áp truyền thông. Đơn vị quyền lực nhất của quân đội đòi hỏi bỏ mọi thông tin gây căng thẳng trên các website và blog.
Lãnh tụ Mousavi hô hào 1 cuộc bầu cử TT mới không lập lại các gian lận đáng hổ thẹn. Các blog và trang mạng như Facebook và Twitter là các phuơng tiện sinh  tử để ngừoi Iran thông báo thế giới bên ngoài các phản kháng và bạo động. Website càng trở nên quan trọng hơn khi chính quyền Tehran cấm phóng viên ngoại quốc theo dõi và tường thuật các diễn biến.
 Ứng viên TT Mousavi lên án chính quyền là không dung chấp tiếng nói của đối lập. Vệ binh cách mạng tố cáo các trang mạng đối lập đuợc hậu thuẫn bởi các quyền lợi của Canada, Hoa Kỳ và Anh, và dọa hành động pháp lý sẽ là mạnh.
Trong khi đó, căng thẳng về bầu cử đã vuợt ra khỏi phạm vi chính giới và giáo sĩ.  Thông tấn bán chính thức ISNA và thông tấn tư ILNA báo tin các nhà lập pháp xô đẩy nhau tại nghị trường sau 1 lúc trao đổi lời tiếng về kết quả bầu cử TT.


2 nguồn tin này cho hay dân biểu thủ cựu Ruhollah Jani Abbaspour tấn công dân biểu cải cách Amir Taherkhani. Trong khi đó, giáo sĩ ly khai Ayatollah Hossein Ali Montazeri tuyên bố: hệ thống Hồi Giáo cầm quyền không có tính hợp thức về chính trị và tôn giáo vì gian lận là rộng lớn. Ông nói "Người có đầu óc bình thường không thể chấp nhận kết quả cuộc bầu cử TT vừa qua". Giáo sĩ Montazeri tưởng đã thay thế lãnh tụ Khameini nhưng bị loại vì đả kích cuộc cách mạng 1979.
Mặt khác, Vận Động Quốc Tế Vì Nhân Quyền trụ sở Hoa Kỳ đưa tin hàng chục nhân vật có liên lạc với phong trào cải cách đã bị bắt trong ngày Thứ Ba.
Nhóm Phóng Viên Không Biên Giới báo tin ít nhất 10 nhà báo bản xứ đã bị bắt.
Hồi chiều Thứ Ba, phe hậu thuẫn chính quyền tổ chức biểu tình tại thủ đô với các diễn giả hô hào công chúng chấp nhận kết quả bầu cử. Nhưng, các hô hào đoàn kết tỏ ra không hiệu quả.
1 đoàn cảm tình viên của nhà cải cách Mousavi tuần hành dọc theo đại lộ chính ở khu bắc của thành phố. Nhân chứng xác nhận rằng đoàn biểu tình thân Mousavi trải dài hơn 1 dặm trên đại lộ Vali Asr, từ công viên Vanak đến bản doanh của đài truyền hình nhà nước.  Lực lượng an ninh không can thiệp vào cuộc phản đối kéo dài từ 5 giờ chiều đến 8 giờ tối. 1 nhóm nhỏ chừng 100 người còn biểu tình trước đài truyền hình cho đến sau 9 giờ 45 phút tối.
Tại Nga, TT Ahmedinejad dự hội nghị thượng đỉnh của câu lạc bộ Shanghai với tư cách quan sát viên, với ý định vẫn là TT và được các nguyên thủ tiếp đón.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bộ Ngoại Giao TQ đe dọa sẽ thực hiện “các biện pháp đối phó” nếu Hoa Kỳ không “tức thì sửa đổi những sai lầm của họ” trong việc họ kêu gọi trừng phạt chống lại các viên chức TQ vì vi phạm nhân quyền chống lại những người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ, theo NBC News tường trình cho biết hôm 18 tháng 6. Hôm Thứ Tư, 17 tháng 6 năm 2020, Tổng Thống Donald Trump đã ký ban hành Đạo Luật Chính Sách Nhân Quyền Cho Người Duy Ngô Nhĩ, đe dọa sẽ áp đặt các trừng phạt. Hôm Thứ Năm, TQ chỉ trích hành động đó trong một tuyên bố được đưa ra bởi Bộ Ngoại Giao.
Các binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đã đụng độ ở biên giới qua đêm, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và đánh dấu thương vong đầu tiên trong cuộc xung đột giữa hai cường quốc trong nhiều thập niên. “Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã thảnh thơi tại khu vực Galwan, nơi họ đã đụng độ trước đó vào đêm 15/16 tháng 6 năm 2020,” theo Đại Tá Aman Anand, phát ngôn viên của quân đội Ấn Độ, nói với ABC News. “17 binh sĩ Ấn Độ bị thương nặng trong lúc thi hành nhiệm vụ tại vị trí lộ thiên và chịu nhiệt độ dưới 0 ở địa hình cao độ đã gục ngã trước những tổn thương của họ, khiến tổng số người thiệt mạng trong cuộc đụng độ lên đến 20.”
Quân đội của Bắc Hàn cảnh báo họ đã sẵn sàng vào khu vực phi quân sự chia cắt hai miền Triều Tiên. Mối đe dọa này một phần là để đáp trả các nhóm đào ngũ từ Bắc xuống miền Nam gửi tài liệu tuyên truyền về phía bắc. Cuối tuần qua, Kim Yo-jong, em gái của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, cho biết cô đã ra lệnh cho quân đội chuẩn bị bước đi này. Và quân đội bây giờ nói rằng họ đã sẵn sàng "biến chiến tuyến thành một pháo đài và nâng cao cảnh giác quân sự."
Việc triển khai 3 hàng không mẫu hạm 100,000 tấn của Hải Quân Hoa Kỳ tới Thái Bình Dương lần đầu tiên sau nhiều năm đã loam cho TQ nhanh chóng phản ứng, với truyền thông nhà nước nói rằng Bắc Kinh sẽ không lùi bước để bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực, theo CNN cho biết hôm Thứ Hai, 15 tháng 6 năm 2020. USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt đều đang tuần tra ở phía tây Thái Bình Dương, trong khi USS Nimitz ở phía đông, theo thông cáo báo chí của Hải Quân Hoa Kỳ. Với mỗi tàu chứa hơn 60 máy bay, nó đại diện cho việc triển khai lớn nhất các hàng không mẫu hạm Mỹ ở Thái Bình Dương kể từ năm 2017 - khi căng thẳng với Bắc Hàn về chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng đang ở đỉnh điểm.
Bắc Hàn hôm Thứ Sáu, 12 tháng 6 năm 2020 cho biết họ đã từ bỏ các nỗ lực theo đuổi mối quan hệ ngoại giao với Bạch Ốc vì 2 năm sau cái bắt tay lịch sử giữa Tổng Thống Donald Trump và Kim Jong Un "thậm chí là một tia lạc quan" cho hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên đã "biến mất vào một cơn ác mộng đen tối." Tuyên bố của Bộ Trưởng Ngoại Giao Bắc Hàn Ri Son Gwon, được công bố trên truyền thông nhà nước, thể hiện dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Bình Nhưỡng dường như đã từ bỏ việc cải thiện quan hệ với chính quyền Trump và làm việc hướng tới "phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán Đảo Triều Tiên." Nhóm chữ này hình thành nên cơ sở của một thỏa thuận mơ hồ giữa Trump và Kim Jong Un khi hai nhà lãnh đạo bắt tay trong hội nghị thượng đỉnh được biên đạo kỹ lưỡng tại Singapore vào ngày 12 tháng 6 năm 2018.
Tổng Thống Donald Trump đã ra lệnh rút 9,500 binh sĩ Hoa Kỳ ra khỏi Đức trong một hành động làm tăng lo ngại tại Châu Âu về sự cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực này. Việc rút bớt này sẽ giảm quân số Mỹ tại Đức xuống còn 25,000, so với 34,500 như hiện nay, theo một viên chức cao cấp Hoa Kỳ cho biết. Viên chức này nói rằng hành động mới này là kết quả của nhiều tháng làm việc bởi viên chức quân sự hàng đầu của Hoa Kỳ là Đại Tướng Mark Milley, chủ tịch ban tham mưu, và đã không làm gì với những căng thẳng giữa Trump và Thủ Tướng Đức Angela Merkel, người đã phá hỏng kế hoạch của Trump định tổ chức G7 trong tháng này.
Hàng ngàn người Hồng Không đã tưởng niệm vụ thảm sát tại Thiên An Môn hôm Thứ Năm, 4 tháng 6, cầm nến dù cảnh sát đã cấm khi lãnh thổ này chứng kiến Bắc Kinh bóp ngẹt tự do trong thời gian tưởng niệm biến cố này. Mỗi năm, những người biểu tình ủng hộ dân chủ bị giết chết bởi quân đội TQ vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, để được vinh danh tại Hồng Kong – một trong vài nơi tại TQ, cùng với Macau, nơi ngày này thường được cho phép đề được ghi nhận. TQ đã cố xóa bỏ và viết lại lịch sử của vụ thảm sát tập thể này, và tại đại lục, có ít người được biết quân đội TQ đã nghiền nát phong trào này như thế nào.
Thủ Tướng Anh Quốc đã hứa nhận vào gần 3 triệu cư dân Hồng Kông nhằm đối phó với các nỗ lực của TQ nhằm đưa ra luật an ninh quốc gia mới trên lãnh thổ này. Lời hứa được phổ biến trên báo The Times hôm Thứ Năm, 4 tháng 6, Boris Johnson nói khoảng 350,000 cư dân Hong Kong là những người giữ giấy thông hành hải ngoại có quốc tịch Anh Quốc, cũng như khoảng 2.5 triệu người đáp ứng các yêu cầu để nạp đơn cho họ, sẽ được cung cấp visa có thể tái gia hạn 12 tháng sống tại Anh Quốc. Visa đó có thể dọn đường để trở thành công dân Anh, nhưng Johnson đã không cho biết gì thêm. “Nhiều người tại Hong Kong sợ rằng cuộc sống của họ -- mà TQ cam kết sẽ giữ -- nằm dưới sự đe dọa,” theo Johnson cho biết. “Nếu TQ tiến hành để chứng thực nỗi sợ hãi của họ, thì Anh Quốc có lương tâm không thể nhún vai và bỏ đi; thay vào đó, chúng tôi sẽ tôn trọng các nghĩa vụ của mình và cung cấp một giải pháp thay thế.”
Chính phủ Trump cho biết họ sẽ không cho máy bay chở hành khách TQ tới Hoa Kỳ bắt đầu ngày 16 tháng 6. Sự thay đổi này, được làm bởi Bộ Giao Thông Hoa Kỳ, được cho là nhằm đối phó với việc Bắc Kinh từ chối cho phép các máy bay của Hoa Kỳ được bay tới TQ trong thời đại dịch vi khuẩn corona, với bộ này hiện đang gây áp lực trở lại TQ.
BIỂN ĐÔNG – Hoa Kỳ một lần nữa đã chính thức phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông qua việc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ tuyên bố chủ quyền của TQ trên Biển Đông, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát đi về VN hôm 4 tháng 6 cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.