Hôm nay,  

Obama: Kêu Gọi Liên Âu Kết Nạp Thổ Nhĩ Kỳ

06/04/200900:00:00(Xem: 1601)

Obama: kêu gọi liên âu kết nạp thổ nhĩ kỳ; Obama Muốn Thổ Tiếp Tục Làm Trung Gian Hòa Giải Trung Đông

ANKARA  -    Tới Thổ Nhĩ Kỳ trong chuyến công du châu Âu đầu tiên ở địa vị TT Hoa Kỳ, ông Obama bắt đầu 1 sứ mạng ngoại giao nhiều biểu tượng và hưá hẹn nhiều cơ hội.
Ông Hugh Pope, nhà phân tích Thổ Nhĩ Kỳ tại Nhóm Khủng Hoảng Quốc Tế, nhận xét : không khí của chuyến đi này cũng quan trọng như thực chất. Tại trường đại học Oaklahoma, ông Joshua Landis, đồng giám đốc của Trung Tâm Nghiên Cứu Trung Đông, mô tả chiến lược về Thổ Nhĩ Kỳ là quan trọng về cả chính trị và văn hoá.
Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của NATO đang chờ gia nhập Liên Hiệp Âu Châu, có đa số dân theo đạo Hồi và chính quyền có hậu thuẫn của đảng Hồi Giáo. Dưới quyền Thủ Tướng Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ là cây cầu giữa chính phủ mới tại Hoa Kỳ và các nhà nước cũng như các diễn viên không là nhà nước tại Trung Đông mà TT Obama muốn giao tiếp. Không ai khác ngoài Thổ Nhĩ Kỳ có các liên lạc ngoại giao với cả Israel, Syria và Iran.
Trong năm qua, Ankara đứng ra điều giải để Israel và Syria thương lượng về cao nguyên Golan.  Sau khi làm thân với Hamas và các thủ lãnh của họ trong năm nay, Thủ Tướng Erdogan đang là cơ hội mở ra các ngả tiếp xúc với phong trào Hồi Giáo Palestine của các chính phủ phương Tây mà tới nay chưa muốn đối thoại trực tiếp.


Mặt khác, chính quyền Erdogan bị xem là đi dây với thành tích không tốt đẹp về nhân quyền, gồm chính sách về dân thiểu số Kurd.  Chính quyền Ankara cố giữ thăng bằng giữa sự theo đuổi chế độ thế quyền, phát triển uy tín với châu Âu trong khi đáp ứng theo cách dân chủ với cử tri Hồi Giáo không luôn hài lòng với các chính sách của Hoa Kỳ.
Theo các nhà phân tích, ý định thiết lập thế đứng và ảnh hưởng của TT Obama đòi hỏi phương hướng ngoại giao vô cùng tế nhị. Ông Landis nhắc lại việc Ankara từ chối cho phép quân đội Hoa Kỳ dùng các căn cứ của họ trong trận tấn công Iraq năm 2003, và nhận xét : khi Thổ Nhĩ Kỳ có dân chủ hơn, các nhà lãnh đạo của họ buộc phải chống lại các quyền lợi của Hoa Kỳ để thu phục hậu thuẫn trong dân chúng.
Tại hội nghị thượng đỉnh của Liên Âu, TT Obama tuyên bố : Liên Âu nên tiếp tục mở rộng và thu nhận Thổ Nhĩ Kỳ.
Cũng nhân dịp này, Thủ Tướng Angela Merkel nói: lập trường đó là truyền thống của Washington và bà tin rằng giao tiếp với thế giới Hồi Giáo, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ, là lợi cho tất cả các bên.
Nhà lãnh đạo Pháp nói điều này tùy thuộc vào quyết định của các thành viên, và nhắc lại lập trường chống đối của ông với đài TF-1. TT Sarkozy nói ông tin rằng đa số thành viên Liên Âu chia sẻ quan điểm của ông.
Các trở ngại cho tới nay của Thổ Nhĩ Kỳ là thành tích nhân quyền, không tiến bộ về cải tổ và tranh chấp lãnh thổ với đảo quốc Cyprus.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.