Hôm nay,  

Mỹ: Trại Cá Bông Lau Lỗ Lớn, Phải Đóng Cửa Nhiều Ao Cá

27/07/200800:00:00(Xem: 2637)

LELAND (MISSISSIPPI) - Nhiều nông gia nuôi cá bông lau khắp miền Nam, không thể đối phó với chi phí gia tăng của thực phẩm nuôi cá như bắp và đậu nành, đang tháo cạn nước ao của họ.

John Dillard, người tiên phong trong thương nghiệp nuôi cá bông lau vào cuối thập niên 1960, nói rằng, "Nó là một doanh nghiệp chết."  Năm ngoái, công ty Dillard & Company đã nuôi 11 triệu con cá.  Năm tới họ sẽ không còn nuôi con cá nào hết.  Người dân có thể ăn cá nhập cảng, Ông Dillard đã nói.  Vì người ta chỉ dùng cá nhập cảng, cho nên 55 công nhân của ông đã thất nghiệp.

Bắp và đậu nành đã tăng giá gấp ba lần trong 2 năm vừa qua, vì nhiều lý do: mất mùa, nhu cầu giới trung lưu Á Châu tăng, chính phủ yêu cầu dùng bắp để chế biến dầu ethanol, và gần nhất là lụt ở miền Trung Tây.

Điều này tạo ra sự phát đạt cho những nông gia trồng bắp và đậu nành nhưng làm hại những nhà tiêu thụ đang chứng kiến giá cả lên tột đỉnh trong các cửa hàng và nhà hàng.  Những nhà sản xuất heo và gà cũng như các chuồng trâu bò, tất cả những nơi tùy thuộc vào mễ cốc như thức ăn, đều đang bị áp lực nặng nề.  Có lẽ không nơi nào có sự gia tăng giá ngũ cốc đã tạo ra những chấn động nhiều hơn tại khu vực Đồng Bằng Sông Mississippi, trung tâm của kỹ nghệ cá bông lau của toàn quốc. Đây là nỗi khó khăn, khu vực nghèo khổ, và nuôi cá bông lau trong các ao nước nhân tạo là một trong vài chỗ dựa chính.

Rồi nền kinh tế đi vào tồi tệ.  Theo một phân tích của tiểu bang Mississippi, thực phẩm nuôi cá bây giờ hơn một nửa chi phí nuôi cá bông lau, so sánh với một phần của chi phí sản xuất thịt bò và heo.  Điều đó làm cho việc tạo ra cá bông lau càng dễ bị tổn hại. Nhưng nếu hàng hóa vẫn tiếp tục leo cao - và một vài phân tích tin như vậy - nhiều ngành kỹ nghệ khác sẽ trở thành nạn nhân tương tự.

Keith King, Chủ tịch của công ty Dillard & Company, tính rằng cứ mỗi đô la mà công ty chi ra để nuôi cá, thì chỉ lấy lại được chừng 75 cents khi tung ra thị trường.100 công nhân đã bị sa thải hồi tháng rồi và thêm 200 nữa sẽ bị mất việc.  Chủ tịch Dick Stevens tiên đoán rằng vào cuối năm công ty sẽ còn công việc cho 450 nhân công, chừng một nửa số nhân công so với lúc đông nhất.  Chừng đó nhân công có thể chưa đủ để giữ nông trại tiếp tục hoạt động.

Trong năm 2005, theo Bộ Nông Nghiệp, ngành nuôi cá bông lau là kỹ nghệ với 462 triệu, vượt xa bất cứ ngành nuôi cá nào khác tại Mỹ.  Kỹ nghệ đã mướn hơn 10,000 công nhân vào lúc cao điểm, hầu hết tại Mississippi, Alabama, Louisiana và Arkansas.Sự giảm sút của kỹ nghệ cá bông lau nhanh hơn khi nhiều nhà sản xuất từ Việt Nam và Trung Quốc tràn ngập thị trường nội địa, làm giá cả đứng lại.

Các nỗ lực bởi nhiều nhà sản xuất Mỹ để mô tả cá nhập cảng là không sạch và không an toàn đã không thành công.  Tuy nhiên, cuộc vận động đã đạt tới một sự trắc nghiệm về bằng chứng vào mùa hè năm ngoái khi cơ quan Thực phẩm và Thuốc (FDA) tuyên bố kiểm soát những nhập cảng nước ngoài đối với đồ biển Trung Quốc, bao gồm cá bông lau, nói rằng các thử nghiệm đã cho thấy cá bị nhiễm các thành phần thuốc chống kháng sinh.  Giá thực phẩm cho cá gia tăng là giọt nước sau cùng làm cho công ty Dillard & Company quyết định đóng cửa vào tháng 1 vừa rồi.  8 ao rộng từ 10 tới 20 mẫu đã trống không.  170 ao khác cũng sẽ theo sau khi lứa cá hiện nay đủ lớn để bán đi.

Người ta không rõ là cái gì thay thế cá bông lau có dễ dàng như cá bông lau đã từng thay thế kỹ nghệ bông vải.  Những cố gắng để thực hiện kỹ nghệ du lịch đến vùng châu thổ này đã từng là nơi phát sinh của màu xanh thì vẫn còn rất phôi thai.  Jimmy Donahoo, một nông dân đã từng nuôi cá, nói rằng, "Nếu chúng tôi không làm điều gì hết, thì sẽ chẳng có gì ngoài cỏ hoang ở đây."  Ông ấy giống như nhiều người khác trong kỹ nghệ nuôi cá bông lau, nghĩ rằng những nhà sản xuất nên được chính phủ ủng hộ, chỉ giống như các nông gia.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.