Hôm nay,  

Sẽ Mời 1 Số Cựu Đảng Viên Baath Tham Chính Để Bớt Bạo Động

23/04/200400:00:00(Xem: 4517)
Kerry: Không Cần Bắt Quân Dịch; Khối Hồi Giáo Xin LHQ Trở Lại Iraq; 1000 Dân Basra Biểu Tình Chống Mỹ; USAID, Nhiều Công Ty Di Tản
BAGHDAD - Quản trị viên Hoa Kỳ Paul Bremer hôm thứ năm gặp gỡ cac nhà giáo dục Iraq, gồm cac thầy cô và hiệu trưởng cấp tiểu học và trung học trong chương trình mở rộng tiếp xúc với cac giới và tổ chức, để lắng nghe ý kiến.
Nhân dịp này, ông Bremer lên án cac bạo động gần đây, và gọi bọn khủng bố là phản dân chủ. Ông nói "Chúng muốn đưa quý vị lui về 35 năm trước, khi quyền lực là mũi súng, không do bầu cử.” Ông Bremer tái xác nhận thời hạn bàn giao chủ quyền Iraq là ngày 30-6.
Quân nổi dậy ở Fallujah vừa được nhắc nhở giao nộp vũ khí trong vài ngày, không tính bằng tuần lễ.
Ông Dan Senor, phát ngôn viên liên quân tại Baghdad tuyên bố "Thông điệp với Fallujah vẫn là giao nộp vũ khí nặng theo thỏa thuận hưu chiến để đuổi cac chiến binh ngoại nhập và cac phần tử trung thành của chế độ cũ ra khỏi thành phố, thời hạn đã tới gần".
Ông Senor cho biết: tới nay, kết quả của nỗ lực thu gom vũ khí là rất hạn chế.

KERRY ĐƯA HỒ SƠ QUÂN NGŨ, KÊU GỌI: ĐỪNG BẮT QUÂN DỊCH
Gặp gỡ giới cựu chiến binh tại phi trường của thành phố New Orleans, nghị sĩ John Kerry tuyên bố không tán thành đề nghị tái lập chế độ quân dịch theo ý kiến mới đây của 1 nhà lập pháp.
Ông Kerry nói "Chúng ta không cần quân dịch mà cần 1 ông TT biết làm cach nào để các nước khac cùng can dự vào Iraq bên cạnh Hoa Kỳ".
Về cac nghi vấn ông Kerry có xứng đáng với 3 huy chương "Purple Heart" hay không, ban tham mưu đã phổ biến trên 100 trang hồ sơ về thành tich phục vụ quân đội của ông Kerry trên Internet.

KHỐI HỒI GIÁO XIN LHQ TRỞ LẠI IRAQ
PUTRAJAYA, Mã Lai - Các nước Hồi Giáo hôm thứ năm kêu gọi LHQ trở lại Iraq và nắm vai trò trung tâm trong công cuộc tái lập hòa bình và an ninh - viện dẫn cac quan ngại về tổn thất cao của thường dân và cac lạm dụng của quân chiếm đóng, cac phái đoàn của tổ chức Hồi Giáo 57 hội viên hô hào HĐ Bảo An thông qua 1 nghị quyết mới giao cho LHQ sự ủy nhiệm cần thiết.
Hội nghị không đề ra 1 thời biểu, chỉ nói là vào luc thich hợp. Nhưng, cac nước Hồi Giáo yêu cầu cac nhà quản lý Iraq hiện thời thực hiện mục tiêu bàn giao chủ quyền đã định là ngày 30-6. Tuyên cáo của hội nghị sẽ được phổ biến trong ngày.
Trong 1 bản tuyên bố khac, cac phái đoàn Hồi Giáo lên án kế hoạch giải kết của Israel, nhưng giữ lại các khu định cư trên đất Palestine và chỉ trich Washington ủng hộ kế hoạch ấy.
Bản tuyên bố được 20 thành viên chấp thuận hô hào HĐ Bảo An ngăn không cho Israel tiếp tục hạ thủ cac lãnh tụ Palestine, và đưa lực lượng hòa bình LHQ tới giám sát tiến trình hòa bình.
Trong diễn văn khai mạc hội nghị họp tại thành phố Putrajaya cửa Malaysia, Thủ Tướng Badawi báo động rằng tình hình xấu đi ở Iraq và cac lãnh thổ Palestine đe dọa ổn định của toàn vùng.
Theo Ngoại Trưởng Malaysia, 1 nghị quyết của HĐ Bảo An sẽ cho phép tham dự cac quôc gia Hồi Giáo đang nghĩ rằng Hoa Kỳ không có thẩm quyền hợp pháp ở Iraq.

ĐỔI CHÍNH SÁCH ĐỂ MỜI 1 SỐ CỰU ĐẢNG VIÊn ĐẢNG BAATH THAM CHÍNH
WELLS, Maine - Hoa Kỳ đang xem xét thay đổi chính sách, cho phép 1 số cựu đảng viên Baath của chế độ cũ tham gia chính phủ chuyển tiếp Iraq do LHQ tổ chức. Tham vụ báo chí Bạch Oác Scott McClellan hôm thứ năm tuyên bố "Chúng tôi đang xem xét bằng cách nào giữ quân bình giữa chuyên môn và kinh nghiệm với nhu cầu công bằng".
Ông McClellan xac nhận rằng có nhu cầu kinh nghiệm ở cac viên chức trong chính phủ Iraq tương lai.
Cho tới nay, liên quân do Hoa Kỳ dẫn đầu cấm cac đảng viên Baath tham chính vì sợ họ tiếp tục trung thành với cựu lãnh tụ Saddam Hussein. Nhưng, trong chính quyền Mỹ có 1 thành phần, mà ông McClellan không thể xac nhận, tin rằng dùng cựu đảng viên Baath có thể làm hạ thấp các hoạt động nổi dậy.

USAID RA ĐI, NHIỀU HÃNG NGOẠI DI TẢN
BAGHDAD - Công ty cơ khí Đức Siemens AG đã rút người ra khỏi Iraq vì tình hình an ninh bất trắc - cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), công ty General Electric và Bechtel cũng đình hoãn 1 số hoạt động.
1 trong cac dự án tạm ngưng là công trình sửa chữa cac máy phát điện tại phía nam Baghdad.
Chuyên viên ngoại quốc ra đi và cac dự án tái thiết chậm lại vì bạo động leo thang từ đầu Tháng Tư.
USAIDS ngưng hoàn toàn mọi công tac ở Iraq trong thời gian cao điểm bạo động, từ ngày 9 đến ngày 14-4 và đến nay chưa đưa chuyên viên ngoại quốc trở lại - 1 viên chức ẩn danh cho biết trên 10% chuyên viên ngọai quốc của USAIDS đang ở ngoài Iraq - USAID là cơ quan độc lập được giao quyền phân phối viện trợ của Hoa Kỳ.
Siemens di tản nhân viên ngay sau lời báo động ngày 12-4 của Ngoại Trưởng Đức, theo lời Bộ Trưởng Điện Lực al-Samarei của Iraq.

BULGARIA LẠNH CẲNG


SOFIA - Bulgaria có thể rút 1 số quân từ Iraq vào cuối Tháng 6 nếu LHQ thông qua nghị quyết mới và quyền lực được bàn giao cho nhà chức trach Iraq, theo tuyên bố tối qua với đài truyền hình tư nhân BTV của Bộ Trưởng QP Nikolai Svinarov.
Cho tới nay, Bulgaria, hội viên mới của NATO và đồng minh của liên quân tại Iraq, hứa hẹn duy trì 1 tiểu đoàn khinh binh 450 người tại thị xã Kerbala - nhưng, Bulgaria đòi LHQ nhận trách nhiệm tại Iraq. Bộ Trưởng Svinarov nói "Vào cuối Tháng 6, sẽ có 1 công thức liên quân mới, với cac nhiệm vụ và trach nhiệm mới, quân số ít hơn, chừng đó Bulgaria sẽ thẩm định lại".
Tướng tham mưu trưởng Nikola Kolev cho biết 23 quân nhân Bulgaria sẽ về nước trong tuần tới, gồm 13 người quyết định về vì nhận thấy không thể chiu đựïng cac bất trắc.
Sự hiện diện quân sự của Bulgaria là đề tài bàn cãi của báo chí và cac chính khach ngay sau cac hoạt động tấn công của du kich Shi'ites.

ĐAN MẠCH: SẼ LƯU LẠI Ở IRAQ
COPENHAGEN - Lực lượng 510 quân của Đan Mạch có thể mở rộng vai trò ở Iraq trong 1 kế hoạch chia sẻ nhiệm vụ kiểm soát khu vực Basra với quân Anh - phát ngôn viên quân đội cho biết kế hoạch được trình Bộ Trưởng QP trong ngày hôm thứ năm.
Phát ngôn viên nói "Quyết định của chúng tôi hoàn toàn tùy thuộc vào tình hình tại chỗ - Nếu bạo động leo thang như ở miền bắc, sẽ là rất khó để Bulgaria gia tăng sự hiện diện".
Hôm Thứ Tư, cac vụ tấn công tự sát trong và ngoài thành phố Basra gây thiệt mạng 73 người, gồm 17 trẻ em, là đẫm máu nhất kể từ 13 tháng qua trong vùng trach nhiệm của lực lượng Anh.
Trong tháng qua, Ngoại Trưởng Moeller tuyên bố rằng nếu được mời, lực lượng Đan Mạch sẽ lưu lại Iraq sau ngày bàn giao chủ quyền.
Theo kết quả thăm dò dư luận, đa số dân Đan Mạch ủng hộ chủ trương tái thiết Iraq của chính phủ.

BA LAN: CHỜ TỚI KHI IRAQ BẦU CỬ
WARSAW - Hôm thứ năm Bộ Trưởng QP Ba Lan Jerzy Szmajdzinski tuyên bố Ba Lan sẵn sàng duy trì 2500 quân tại Iraq cho tới ngày tổ chức tổng tuyển cử, dự định là cuối Tháng 1-2005 - ông Szmaidzinski tuyên bố "Tình hình sẽ khac khi Iraq tổ chức tổng tuyển cử, từ giờ phút đó, quân số Ba Lan có thể giảm đáng kể".
Hôm thứ tư, Thủ Tướng Leszek Miller cho biết Ba Lan đang xem xét sự can dự ở Iraq, nhưng sẽ không rút quân bất ngờ hay không tìm kiếm sự thỏa thuận với Hoa Kỳ.
Ba Lan đang chỉ huy 1 sư đoàn đa quốc 9500 quân ở miền trung nam Iraq - Tây Ban Nha và vài nước Trung Mỹ dự định rút ra khỏi sư đoàn này. Chính giới nhận thấy rằng chính phủ cánh tả Ba Lan cần phải xử sự thận trọng trong việc dung hòa cam kết với liên quân và sự chống đối trong nươc.
Theo Bộ Trưởng Szmajdzinski, sự hiện diện quân sự của Ba Lan ở Iraq sẽ tùy thuộc ý muốn của chính phủ Iraq nhận bàn giao từ liên quân, và 1 nghị quyết mới của LHQ.

TỪ TUYẾN ĐẦU VỀ LẠI
FORT HOOD, Texas - Vài ngàn chiến sĩ từ chiến trường Iraq trở về sau 1 năm phục vụ hôm thứ năm được tiếp đón tưng bừng ở căn cứ Fort Hood với khoảng 50,000 người dự khán đại nhạc hội ái quốc kéo dài suốt ngày. Trong số cac ngôi sao, có cac danh tài Randy Travis và Jessica Simpson. Đây cũng là lễ hội lớn nhất 62 năm tại Fort Hood, doanh trại lớn nhất nước của lục quân.

BASRA: BIỂU TÌNH ỦNG HỘ ĐẠO SĨ AL-SADR
BAGHDAD - 1 tay súng bắn chết 1 thường dân Tây Ban Nha và người thông ngôn bị thương nặng tại 1 siêu thị trong quận Adhamiya của thủ đô Baghdad - theo tin cảnh sát, hung thủ đơn độc mặc áo choàng và khăn trùm đầu truyền thống Ả Rập bắn người Tây Ban Nha ngay đầu và nói với 1 nhân viên siêu thị rằng "Người này theo đạo Do Thái, làm sao thương lượng và bán hàng cho hắn được".
Ít nhất 26 ngoại kiều, gồm nhân viên nhà thầu và an ninh tư, thiệt mạng trong Tháng 3 và Tháng Tư, gồm 1 con tn Italy.
Khỏang 50 ngoại kiều bị bắt trong Tháng Tư, đa số đã đuợc thả.
Tại thành phố Basra thuộc miền nam, 5 trong số 99 người bị thương trong cac vụ nổ sáng Thứ Tư chết trong đêm, nâng tổng số tử vong lên tới con số 73, gồm 17 trẻ em. hôm thứ năm, đa số trường học đóng của sau vụ đánh bom đồng loạt nhắm 3 đồn cảnh sát và 1 học viện cảnh sát.
Khoảng 1000 cảm tình viên của giáo sĩ al-Sadr khiêng quan tài giả trên đường phố Basra, lên án cac vụ đánh bom, hoan hô giáo sĩ Sadr và đả đảo Hoa Kỳ.
Tại Fallujah, tình hình được mô tả là yên tĩnh tuy có đụng độ ở thị trấn Karma, gần đó. Theo 1 viên chức địa phương, cảnh sát Iraq đang thu gom vũ khí nặng từ quân nổi dậy theo 1 dàn xếp với lực lượng Hoa Kỳ. Tướng James Conway, tư lệnh biệt đoàn 1 TQLC, báo động rằng loạn quân có thời hạn tính bằng ngày chứ không phải tính bằng tuần để nộp vũ khí, nếu không lực lượng Hoa Kỳ sẽ tái tấn công.
Tướng Conway đặt nghi vấn về khả năng thuyết phục của cac nhân sĩ địa phương. Giới quân sự Hoa Kỳ cũng đòi giải giao cac kẻ chủ mưu vụ phục kich giết 4 nhân viên dân sự Hoa Kỳ hôm 31-3. Tính từ đầu chiến cuộc, lực lượng Hoa Kỳ đã thiệt 511 người, trên 100 người tử trận trong tháng này, theo thống kê của Ngũ Giác Đài.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.