Hôm nay,  

Thiên Thạch Nổ Dưới Biển Tạo Sinh Hóa Bắt Đầu Đời Sống

14/12/200800:00:00(Xem: 2473)

Thiên Thạch Nổ Dưới Biển Tạo Sinh Hóa bắt đầu Đời Sống

Tác động của thiên thạch, đã là những nanh vuốt giết chết các khủng long và tận diệt những loài khác, có thể giúp bắt đầu đời sống trong thời điểm sơ khai, những khảo nghiệm bởi nhiều nhà nghiên cứu Nhật Bản cho thấy. Biển trên thế giới hình thành khoảng 4.3 tỉ năm về trước, một thời điểm khi những vùng trũng trên mặt trăng cho thấy địa cầu đã bị tổn hại bởi một vụ đụng mạnh của sao chổi và những cục thiên thạch, theo ghi chú của nhiều nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Yoshihiro Furukawa của Đại học Tohoku Nhật Bản. Bằng cách nào mà những đơn vị hình thành hóa chất phức tạp của đời sống - các vi thể "hữu cơ", như chất amino acid - đã tích tụ trên điạ cầu trong thời gian những tác động bên ngoài trái đất và núi lửa chấn động của một hành tinh trẻ đã lôi cuốn nhiều nhà nghiên cứu trong nhiều thập niên.
Có lẽ "đa phần những vi thể hữu cơ cần thiết cho khởi đầu của đời sống (được tạo ra) bởi những tác động thuộc biển của những vật chất bên ngoài trái đất," theo lời Furukawa và những đồng nghiệp cho biết trong ấn bản gần đây của tạp chí Nature Geoscience. Hầu hết thiên thạch chứa đựng một số chất carbon, yếu tố căn bản trong các vi thể hữu cơ. Vì vậy những nhà nghiên cứu đã thẩm tra thử xem một tác động thiên thạch có thể nào thực hiện như một phòng thí nghiệm hóa học để chuẩn bị những yếu tố cho các mô bào sự sống, "nồi cháo tiền sinh học" mà một số nhà sinh vật học cho là dẫn đến đời sống.


Trong bản nghiên cứu, nhóm phúc trình những kết quả của việc nổ tung những mảnh thiên thạch tái tạo với một cây súng chất nổ vào trong một hợp chất nước và ammonia có kết quả hợp lý để tái tạo biển lúc ban đầu. Mục tiêu là để tái tạo một tốc độ 4,500 dặm một giờ lặn xuống biển mà nổ tung  từng mảnh thiên thạch sắc và carbon ở 8,500 độ.
"Bản phúc trình này ủng hộ giả thiết hiện có rằng những hành tinh có liên hệ đến trái đất và những mặt trăng có băng có khuynh hướng dẫn đến sự khởi đầu của đời sống" được khởi sinh bởi những tác động của thiên thạch có chứa nhiều khí carbon, theo nhà thiên văn Lisa Pratt của Đại học Indiana ở Bloomington. Nghiên cứu mới có "sự kết buộc không dự đoán" của việc thêm vào các vi thể hữu cơ mới hình thành từ biến cố tác động đối với bất cứ vật thể nào đã có sẵn trong thiên thạch, theo lời Pratt cho biết.
Nghiên cứu nguồn gốc của đời sống đã được hâm nóng trong những năm gần đây. Một nghiên cứu năm 2006 trong tạp chí Science cho thấy rằng các miệng núi lửa ở dưới nước có thể đã dung chứa nhiều hóa chất tương tự. Và vào tháng 10, nhiều nhà nghiên cứu đứng đầu bởi Adam Johnson của Đại học Indiana xem xét cuộc khảo nghiệm "nồi cháo nguyên thủy" năm 1953 mà đã khởi động việc điều tra về hóa học của đời sống nguyên thủy.
Những tác động của các thiên thạch là một nguồn "thiên nhiên" của các vi thể hữu cơ nhiều hơn những cuộc khảo nghiệm chai lọ phát sáng, theo lời Furukawa. Thiên thạch chính nó có thể mang các vi thể hữu cơ đến địa cầu, nhưng Furukawa và các đồng nghiệp tranh luận rằng sức nóng của một tác động như thế có thể đã hủy hoại bất cứ vi thể hữu cơ nào, đòi hỏi sự tác tạo trong vi thể phóng xạ sau khi vật chất đã nổ tung biển lúc ban đầu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.