Hôm nay,  

Nicaragua Tố Hãng Đài Loan Trả Lương Thấp, Bóc Lột Thợ

28/10/200700:00:00(Xem: 1665)

Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega đã tố cáo các hãng may ngoại quốc, phần lớn là  Đài Loan bóc lột, ngược đãi người thợ nước này. Ông nói một vài nhà máy kỹ nghệ đã trong khu chế xuất đóng cửa sau khi chính phủ mới đây ra quyết định tăng lương tối thiểu lên 18%.

Ortega phát biểu trong bài diễn văn hồi chiều tối Thứ Tư nói: "Có tin nói rằng các công ty sẽ rời khỏi khu chế xuất và người dân sẽ bị rơi vào tình trạng thất nghiệp." Ông tổng thống này nói thêm rằng chủ nhân các nhà máy may mặc đã ngược đãi nữ công nhân Nicaragua, bắt họ phải làm việc quá giờ để đổi lấy đồng lương thấp kém nhất trong tất cả các nước Trung Mỹ. Ông nói: "Khi họ thấy họ sẽ phải tăng lương thợ lên 18% thì họ quyết định rời bỏ những nơi này, cũng như ở Hoa Lục, Việt Nam."

TT Nicaragua nói nước ông cần được dầu tư dài hạn nhưng không phải bởi những ông chủ như thế.

Khu chế xuất đã mang lại nhiều ưu đãi cho công ty ngoại quốc như là giảm thuế và hạn ngạch, bắt đầu hoạt động tại Nicaragua vào năm 1990 và đã trở thành nguồn cung cấp việc làm quan trọng cho đất nước này. Trên 83,000 người đang làm việc tại 112 công ty, phần lớn là công ty Đài Loan, Nam Hàn và Hoa Kỳ.

Miguel Ruitz, tổng thư ký Nghiệp Đoàn Công Nhân Sandinista, rất thân cận chính phủ nói rằng có ít nhất 5 nhà máy đóng cửa trong năm nay. Ông nói đó là nguyên nhân làm 30% thợ bị thất nghiệp.

Đại sứ Đài Loan tại Nicaragua Wu Chin-mu nói với phóng viên Central News Agency rằng công ty Nien Hsing Textile xác nhận rằng công ty họ đã có kế hoạch mở xưởng máy tại Việt Nam nhưng không phải vì thế mà rời khỏi Nicaragua. +++

15 Năm, 30 Triệu Trai Hoa Lục Ế Vợ, Bất Ổn Xã Hội Gia Tăng

Bài viết của ký giả Joshua Kurlantzick đăng trên tờ Los Angeles Times cảnh cáo rằng Hoa Lục trong tương lai có thể trở thành quốc gia của những người đàn ông cô độc, vì họ chỉ thích con trai được sinh ra mà thôi.

Bài báo mô tả cảnh một buổi sáng sương mù tại Lanzhou, một thành phố kỹ nghệ ở tỉnh Gansu, nơi một đám đông trai trẻ tụ tập ở ngoài một địa điểm đang được xây dựng. Họ mặc quần jeans và áo sơ mi bẩn thỉu, cầm bình trà ướp đá lạnh, xô đẩy nhau tới phía trước cộng ra vào. Hầu hết đều không có vợ và không có gia đình. Khi không tìm được việc ở khu nhà xây dựng, họ bỏ đi và tới giữa trưa thì tụ tập ở một công viên bên đường, trao đổi trà hoặc một chai bia.

Hoa Lục hiện có rất đông nam giới. Hiện nay xấp xỉ 120 bé trai được sinh ra trong mỗi 100 bé gái, tạo nên sự mất cân đối về giới tính trong lịch sử nhân loại. Trong vòng 15 năm qua, nước này có 30 triệu thanh niên không tìm được vợ.

Trong nhiều thế kỷ, các gia đình Hoa Lục thích con trai hơn vì phái nam tỏ ra đắc lực hơn trong việc đồng áng giúp gia đình và con trai được hưởng thừa kế đất đai. Một số chuyên viên về giới tính như Liu Bohong của tổ chức All China Women's Federation tranh luận rằng vị trí của nam giới độc tôn trong nền văn hóa Hoa Lục sẽ dẫn tới sự ưu đãi quý ông. Sau khi nắm quyền vào năm 1949, đảng cộng sản khích lệ việc nạo, phá thai rộng rãi và đầu thập niên 1980 đã có tỉ lệ khá cân bằng trẻ nam và nữ.

Chính sách mỗi gia đình chỉ có một con đã được cổ vũ trong cùng thời điểm lại tiếp tục tái lập sự mất cân đối về giiới tính. Mỗi gia đình chỉ được phép có một đứa con có lẽ đã dẫn tới tình trạng phá thai liên tục cho tới khi họ có được một bé trai. Đồng thời, nước Trung Quốc trở thành giàu lên, thu nhập gia tăng đồng thời với việc gia tăng sự chọn lựa giới tính. Máy móc siêu âm hiện đại và rẻ tiền giúp cha mẹ biết được phái tính của sơ sinh, cho nên khi biết bào thai trong bụng là gái, họ lập tức phá thai.

Chính sách đó còn có một hậu quả khác. Theo nhà hàn lâm Viện Kỹ nghệ Hoa Kỳ Nicholas Elberstadt, tiên đoán Hoa Lục vào năm 2030 sẽ trở thành xã hội già so với Hoa Kỳ. Mặc dù chưa giàu mạnh như Hoa Kỳ nhưng Hoa Lục sẽ đối diện với nhiều khó khăn để trợ giúp các công dân cao tuổi.

Một nước châu Á khác cũng có truyền thống "trọng nam" nay đã trở thành quốc gia có nhiều người đàn ông chưa vợ. Vì thiếu cô dâu nên quý ông Nam Hàn đăng quảng cáo trên các báo tuyển vợ Việt Nam. Đài Loan và Pakistan cũng có quá đông trẻ sơ sinh nam hơn nữ. Ấn Độ cũng đang đối phó với tình trạng khủng hoảng thừa những người đàn ông không lấy được vợ như Hoa Lục. Vào năm 2020, Ấn Độ sẽ có tới 28 triệu đàn ông không tìm được vợ. Cũng như Hoa Lục, nhiều tiểu bang bị mất cân đối nghiêm trọng giữa nam và nữ.

Nhiều bậc cha mẹ hiểu rằng con trai sẽ trở nên hạnh phúc và điềm tĩnh hơn khi chúng có tình yêu. Trong một cuộc nghiên cứu, nhà khoa học chính trị Andrea M. den Boer và Valerie Hudson cũng xác nhận rằng thanh niên độc thân sẽ không còn quậy phá sau khi kết hôn. Bọn tội phạm trẻ cũng sẽ từ bỏ tội lỗi khi họ lập gia đình và sống yên ổn. Phát hiện này cho thấy Hoa Lục đang lâm nguy vì làn sóng tội ác dâng cao. Những thành phố nào có tỉ lệ giới tính mất thăng bằng nhất có tỉ lệ phạm tội cao nhất. Nhu cầu có thêm cô dầu hiện đang bị châm thêm lửa bởi một loại tội phạm khác: kỹ nghệ buôn người gia tăng ở Hoa Lục, một trong những đường dây săn gái từ các nước láng giềng như Lào, Miến Điện, Bắc Hàn và Thái Lan và đã đầu độc hình ảnh Hoa Lục tại các nước này. Nhiều phụ nữ, trong số đó, như người Bắc Hàn đã kết liễu cuộc đời nô lệ tại Hoa Lục.

Tại Lanzhou, số đàn ông thất nghiệp chưa vợ chiếm khoảng 150 triệu người trong số lao động nhập cư, phần lớn không có học hoặc không có việc làm ổn định. Hoa Lục đang đối phó với các cuộc biểu tình đòi việc làm và quyền sở hữu cũng như nhiều vấn đề khác - và số vụ biểu tình đông đảo rầm rộ đã tăng trên 500% trong khoảng từ năm 1994 tới năm 2005. Vấn đề này đã dẫn tới các cuộc đụng chạm mạnh tại các nhà máy, các vụ tấn công từ phía các nhà tranh đấu và các nhà báo và nông dân thì bị đẩy ra khỏi đồng ruộng bởi những nhà xây dựng muốn chiếm quyền sở hữu.

Theo phúc trình của den Boer và Hudson, quân đội Hoa Lục đã tuyển dụng các thanh niên ít học. Trong lịch sử, một cách để sử dụng số đàn ông dư thừa là gửi họ đi đánh giặc ở ngoại quốc và lực lược dân quân du kích được phúc trình là đã được tăng cường khả năng chiến đấu.

Mỹ Báo Nguy: Iran, TQ Trúng Thầu Iraq

Iran Sẽ Tăng Hoạt Động Tình Báo, Quân Sự, Giúp Shiite Đánh Mỹ

Tin từ Baghdad cho biết, Iran đã dành được một hợp đồng tái thiết Iraq có thể thiết lập sự hiện diện quân sự của họ tại nước này, sự kiện đáng báo động đối với nền an ninh Hoa Kỳ.

Bộ Năng Lượng Iraq đã chọn các công ty Hoa Lục và Iran xây dựng hai nhà máy điện, và nói rằng giá trị tổng cộng lên tới 1.1 tỉ đô và có thể sẽ chấm dứt tình trạng thiếu điện triền miên ở Baghdad.

Việc Iran dành được hợp đồng xây dựng nhà máy điện 160 megawatt tại thành phố Sadr City ở Baghdad sẽ là nguy cơ cho quân đội Hoa Kỳ tại Iraq. Nguồn tin quân sự nói rằng liên quân do Hoa Kỳ lãnh đạo quan ngại việc Iran có thể sử dụng dự án trị giá 150 triệu đô đó để mở rộng mạnh các hoạt động quân sự và tình báo tại Iraq.

Hiện nay Iran đã và đang tiếp tục tìm kiếm nguồn tài trợ cho người Shiite ở Iraq. Teheran đã đồng ý cung cấp điện với giá rẻ từ đường dẫn của họ cho các khu vực người Shiite ở phía nam Iraq. Iran cũng đề nghị xây dựng một nhà máy điện lớn do Iran tài trợ không hoàn lại cho chính phủ Baghdad nằm giữa các thành phố của người Shiite: Karbala và Najaf.

Trong khi đó, nhà máy điện do Hoa Lục dự định xây dựng tại Iraq sẽ tọa lạc tại tỉnh Wasit. Các viên chức cho biết nhà máy này có công suất 1,300 megawatt, trị giá 940 triệu đô, mà công ty Shanghai Heavy Industry dành được trong một cuộc đấu thầu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.