Hôm nay,  

Bà Clinton: Mỹ Giúp Gây Quỹ 100 Tỉ/năm Cho Nước Nghèo

18/12/200900:00:00(Xem: 2074)

Bà Clinton: Mỹ Giúp Gây Quỹ 100 Tỉ/Năm Cho Nước Nghèo

COPENHAGEN  -      Như để thêm sinh khí cho hội nghị khí hậu, ngoại trưởng Hoa Kỳ loan báo sẽ vận động 100 tỉ MK/năm cho đến năm 2020 để tài trợ các nước nghèo cùng kiểm soát hiệu ứng nhà kính.
Bà Hillary Clinton cũng nói đến đòi hỏi yếu tố trong sáng, nghĩa là Bắc Kinh phải cho phép điều tra để kiểm nhận các nỗ lực hạn chế khí thải mà họ cho là nhòm ngó chủ quyền quốc gia. Nhưng nếu không thế, theo khẳng định của bà Clinton, không thể có loại hành động phối hợp toàn cầu mà cả thế giới cần.
Cuộc song đấu ngoại giao giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ chế ngự các cuộc thảo luận trong nhiều ngày qua tại hội nghị Copenhagen.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc tại Bắc Kinh tuyên bố hôm Thứ Năm "Các nước kỹ nghệ phát triển nên tỏ ra chân thành hơn."
Các thương lượng ngưng vào ngày Thứ Sáu khi TT Obama, chủ tịch Hồ Cẩm Đào và các nguyên thủ tới đây.
Các bộ trưởng môi trường nhận nhiệm vụ điều đình ở bậc thấp đã ngồi lại họp những giờ sau cùng với hi vọng đạt tới thỏa thuận từng phần để giao lại các quốc trưởng.
1 viên chức ẩn danh của nước chủ nhà Đan Mạch nhận xét "Như có thể thấy vào lúc này, chúng ta sẽ không có đuợc hiệp ước mà chúng ta hi vọng"". Nhưng, Thủ Tướng Gordon Brown không bi quan, vì không thấy thời gian đã bị bỏ phí.  Ông nói "Cùng làm việc trong 48 giờ tới, chúng ta vẫn có thể đạt tới công ước khung giúp hành tinh này tiến tới trong các thế hệ sau".
Ngoài ra, trưởng ban khí hậu LHQ Yvo de Boer nhận xét về đề nghị của ngọai trưởng Clinton : loan báo tài trợ bằng con số cụ thể về dài hạn là tốt.  Theo uớc lượng của các chuyên gia thuộc World Bank và các định chế, chi phí để các nước nghèo kiểm soát khí thải sau năm 2020 là hàng trăm tỉ/năm. Trung Quốc và các ước đang phát triển ước tính là 350 tỉ/năm.


Với mục tiêu ngắn hạn do ban tổ chức gợi ý, hội nghị đã thảo luận tài trợ 10 tỉ MK/năm trong 3 năm.
Như để tỏ thiện chí giúp hội nghị tiến tới, hôm Thứ Tư đại biểu của chính phủ Nhật loan báo sẵn sàng đóng góp 5 tỉ/năm trong 3 năm.
Ngoại trưởng Clinton không nói cụ thể phần đóng góp của Hoa Kỳ, chỉ đáp "Chúng tôi sẽ có phần đóng góp trong giai đoạn khởi động nhanh".
Thủ Tướng Đức Angela Merkel tuyên bố tại thủ đô Berlin trước lúc lên đường "Đề nghị của Hoa Kỳ cắt ô nhiễm chỉ 4% so với mức của năm 1990 là không đủ tham vọng". Liên Âu hưá hạ hiệu ứng khí thải 20%, hay 30% nếu các nước sẵn sàng theo đuổi chỉ tiêu cao hơn.
Giới quan sát báo trước: đừng mong đợi nhiều ở TT Obama.  Hôm Thứ Tư, viên chức Bạch Ốc đã khẳng định: ông Obama đem tới Copenhagen những gì không hơn chỉ tiêu đã công bố, là giảm khí thải 17% so với mức của năm 2005 từ nay đến năm 2020, và đóng góp quỹ tài trợ các nước nghèo cùng làm việc hạn chế hiệu ứng nhà kính. Không riêng TT Obama đối diện các xung đột trong nước và các ưu tiên quốc tế. Bắc Kinh từ chối thảo luận về giảm ô nhiễm không khí vì ngược với nhu cầu tăng trưởng kinh tế, cũng không muốn cho kiểm tra vì cho là xâm phạm chủ quyền. Tương tự, Ấn Độ muốn bảo vệ cơ hội phát triển kỹ nghệ trong tương lai và không chấp nhận chỉ tiêu trói buộc.
Tại Copenhagen, trưởng đoàn Hoa Kỳ khẳng định : hưá hẹn của Hoa Kỳ tuỳ thuộc vào luật do QH hoạch định, nghĩa là không thể cam kết điều không có. Mặt khác, Bạch Ốc đã công bố 1 biên bản theo đó kế hoạch hồi phục kinh tế trong nước gồm 80 tỉ MK khuyến khích năng lượng sạch.  Đó cũng là thông điệp nhắn gửi Lập Pháp và hội nghị Copenhagen.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.