Hôm nay,  

Tq: Tư Hữu Hóa Quyền Chuyển Nhượng Sử Dụng Đất Đai; 120 Triệu Dân Bán Đất Lên Thành Phố Kiếm Việc Làm

02/11/200800:00:00(Xem: 2552)

TQ: Tư Hữu Hóa Quyền Chuyển Nhượng Sử Dụng Đất Đai; 120 Triệu Dân Bán Đất Lên Thành Phố Kiếm Việc Làm

MIJIAN (CHINA) - Zhang Xiaosui là người rất điển hình của một nông dân Trung Quốc hiện đại.

Canh tác một nông trại lớn hơn gấp mười lần so với nhiều người láng giềng của ông tại làng chân lấm tay bùn này ở miền trung Trung Quốc, ông ta đứng hàng đầu của chính sách cải tạo nông nghiệp mới của chính quyền Trung Quốc, và chính sách này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của 750 triệu nông dân ở thôn quê.

Nếu cuộc cải cách ruộng đất được tuyên bố tuần rồi mà thực hiện như các giới chức hy vọng, nhiều nông dân sẽ noi gương cố gắng của ông Zhang để biến ruộng đất gia đình thành nông trại hiện đại, và giúp đóng chiếc đinh cuối cùng trên cái quan tài của giấc mơ hợp tác xã tập trung của Mao Trạch Đông.

Ông Zhang nói rằng, "Tôi muốn canh tác nhiều ruộng đất hơn trước đây, nhưng tôi đã không có cơ hội. Bây giờ tôi có thể làm được, bởi vì chính quyền đang bắt đầu ủng hộ ý tưởng của tôi."

Trong điều  mà hãng thông tấn nhà nước Xinhua gọi là "một văn kiện chính sách ruộng đất ," Ủy Ban Trung Ương của Đảng Cộng Sản đã đồng ý hồi tuần rồi để cho phép các nông dân nhỏ bán chủ quyền đất của họ. Kế hoạch này được phát họa để thống nhất việc sở hữu ruộng đất, khuyến khích các nông dân tìm kiếm công việc làm ăn khác, và nâng cao mức thu nhập ở nông thôn.

Quyết định đó không phải tư hữu hóa ruộng đất nông nghiệp, mà vẫn còn giữ quyền sở hữu tài sản tập trung. Nhưng "nó đánh dấu một cải thiện lớn lao trong sự bảo đảm quyền sở hữu tài sản đối với các nông dân và chứa đựng rất nhiều điểm tốt," theo lời của Li Ping, luật sư tại Học Viện Phát Triển Nông Thôn có trụ sở tại thành phố Seattle, bênh vực cho các quyền sở hữu ruộng đất nhiều hơn đối với các nông dân. "Chính sách mới này thật sự rất là tốt."

Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào đã thực hiện những cải thiện trong các tiêu chuẩn cuộc sống ở nông thôn như là một trong những mục đích then chốt của chính quyền của ông. Sự cải tổ mới mang đến một dấu hiệu của 30 năm sau những thay đổi mà Đặng Tiểu Bình đã đề nghị, phá bỏ kiểu mẫu nông trại tập trung của Sô Viết để các nông dân có thể thực hiện điều mà họ thích với những thuở ruộng họ đã sống trên đó.

Điều đó đã được tín dụng rộng rãi với việc khởi đầu những cải cách kinh tế mà đã đưa Trung Quốc vào cuộc phát triển kinh tế phi thường hơn 3 thập niên qua. Tuy nhiên, các nông dân không thích các thành quả của sự phát triển đó nhiều như những người anh em của họ tại các thành phố: Sự chênh lệch trong thu nhập của thành thị-nông thôn ngày nay là hơn 3 đối với 1.

Dưới hệ thống hiện nay, các ủy ban thôn làng chia ruộng đất làng đồng đều giữa các cư dân mà đang giữ việc thuê mướn 30 năm được thóat khỏi nợ nần, và những người có thể phát triển cái gì họ thích và bán hoa màu của họ bất cứ khi nào họ muốn. Điều này nâng cao sự sản xuất và lợi nhuận khi lần đầu tiên nó được đưa vào thực hiện, nhưng 30 năm sau hệ thống này bao vây bởi những mất hiệu quả và phung phí. Cùng lúc, 120 triệu nông dân những người đã đến các thành phố để tìm việc làm như những kẻ lao động di cư không còn có thể sử dụng ruộng đất của họ nữa.

Trong những năm gần đây, nhiều người lao động di dân đó đã bắt đầu cho thuê quyền sử dụng đất đai của họ cho các thân nhân và những láng giềng, một chiều hướng mà các giới chức cho phép. Zheng Jiandong, trưởng ban kinh tế của phòng nông nghiệp địa phương đã từng giám sát những thử nghiệm cải tổ ruộng đất trong quận ở tỉnh Henan qua 18 tháng trước, nói rằng, "Chúng tôi tôn trọng sự sáng tạo của các nông dân." Ông nói tiếp, "Nhưng những bất đồng cũng rất dễ xảy ra, và điều đó có một tác động xấu trên sự ổn định xã hội, vì vậy chính quyền đã phải nhảy vào."

Ở gần làng Xiwan tất cả 2,097 chủ nhà đã cho thuê chủ quyền sử dụng đất của họ cho một công ty được sắp đặt bởi ủy ban thôn và 4 nông dân địa phương. Họ thích làm như vậy, Tian Baozhu, phó thôn trưởng, đã cho biết, bởi vì "những nguồn lợi từ các vụ mùa truyền thống thì thấp và kinh tế ở đây thì phát triển tốt. Có nhiều công việc, người ta không thích sống bằng nghề nông ở đây nữa."

Zheng không phải chỉ đau đớn chứng kiến sự chuyển nhượng hàng ngàn mẫu đất. Ông ấy còn lo sợ rằng, "Nếu hàng chục ngàn người mất công việc làm nông và họ di chuyển đến thành phố và rồi không tìm được việc làm ở đó, họ có thể làm gì""

Những lo ngại theo kiểu đó có vẻ nằm bên sau sự miễn cưỡng của chính quyền để tư hữu hóa ruộng đất nông nghiệp, hay ngay cả cho phép các nông dân cho thuê quyền sở hữu ruộng đất của họ để kiếm tiền, trong trường hợp họ thiếu thốn và không còn một đồng xu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.