Hôm nay,  

Làm Thế Nào Hạn Chế Sự Hâm Nóng Toàn Cầu?

21/09/200700:00:00(Xem: 3765)

Ngày nay, có thể nói rằng hầu hết mọi người trong chúng ta đều đồng ý hiện tượng hâm nóng toàn cầu là một thách thức lớn cho toàn thế giới . Chúng ta đang sống trong một tình trạng bất ổn chung và sự phát triển bến vững (sustainable) gần như không có căn bản vững chắc dù các quốc gia đang phát triển hay đã phát triển viện dẫn bất cứ lý do nào để biện minh cho hành động phát triển không bền vững của mình.

* Trước thực tế kể trên con người phải làm gì"

Trước hết lượng xăng dầu dùng cho việc di chuyển trên thế giới không ngừng tăng lên đều đặng đồng biến với thời gian và gía cả cũng tăng vọt cũng như chưa có dấu hiện nào báo trước là giá xăng sẽ được bảo hoà ở một thời điểm nào đó. Do đó, danh từ bền vững (sustainability) hiện tại khó có chỗ đứng dưới mắt nhân loại và những nhà khoa học trên thế giới.

Làm sao có thể phát triển bền vững được khi giá xăng cao, kéo theo tất cả vật giá của mọi nhu cầu hàng ngày của con người. Từ đó, ảnh hưởng lên sự phát triển xã hội, và sự hâm nóng toàn cầu ngày càng tăng trưởng nhanh hơn. Thế giới hiện nay không còn thích ứng với điều kiện bền vững nữa như yêu cầu của Liên Hiệp Quốc nêu ra trong Nghị trình-21 là phát triển xã hội, tăng cường phúc lợi cho nhân loại, và bảo vệ hài hoà môi trường sống.

* Sự bền vững của xã hội loài người

Nhiều hội đoàn chuyên môn về khoa học, công nghệ từ các NGO thiện chí đến những hiệp hội khoa học của các chính phủ đều đánh giá vấn đề bền vững trong phát triển là một vấn đề cấp bách trong hiện tại. Tại Hoa Kỳ, Hội Hoá Học (ACS) với châm ngôn :”Science & Technology for Sustainable Well-being” (tạm dịch Khoa học và Công nghệ cho Nhận thức bền vững) , cũng như Hội Nghiên cứu cho sự Tiến bộ Khoa học HK (American Association for the Advancement Science (AAAS)) đã lần lượt tổ chức vào tháng hai vừa qua ở San Francisco và tháng ba ở Chicago.

Mục tiên của hai buổi họp nầy là thêm một lần nữa, hai cơ quan khoa học lớn nhất nước Mỹ hy vọng mang lại và nhấn mạnh ý nghĩa thực sự của danh từ bền vững (sustainability). Theo định nghĩa, sự bền vững là sự tập trung khả năng để đạt được một đời sống an toàn và khoẻ mạnh cho tất cả nhân loại ngày hôm nay mà không ảnh hưởng hay di hại đến các thế hệ về sau. Định nghĩa trên bao gồm tất cả mọi khía cạnh của đời sống như chính trị, kinh tế, xã hội, mối trường, văn hoá v.v… và đíều nầy đòi hỏi các quốc gia đã phát triển chẳng những phải duy trì và không ngừng cải thiện tiêu chuẩn của đời sống hiện tại cho người dân trong nước sở tại, mà còn phải có bổn phận giúp đở những quốc gia kém phát triển cần phải tăng cường phúc lợi thêm cho con dân của họ.

Theo hướng suy nghĩ trong một quyển sách viết vào năm 2005 của Jared Diamond, giáo sư UCLA dưới tựa đề: “Sự sụp đỗ: Xã hội chọn lựa để thành công hay thất bại như thế nào"” (Collapse: How societies choose to Fail or Succeed"), và quyển thứ hai đã được giải Pulitzer “Súng đạn, Mầm bịnh, Sắt thép:Thành phẩm sau cùng của Xã hội loài người” (Gun, Germs, & Steel: The fates of Human Societies), Diamond đã khảo sát tại sao và làm thế nào mà những quốc gia Tây phương ở Bắc bán cầu có khả năng phát triển công nghệ và thống trị hầu hết thế giới.

Trong quyển sách đầu, ông cũng đã phân tích tại sao một số quốc gia đã phát triển mạnh nhưng lại sụp đổ sau đó, và từ đó có những bài học rút ra từ hiện tượng nầy. Ông cũng đã lý giải sự sụp đổ của nền văn minh cổ như thành phố Mayan ở Trung Mỹ, sự huỷ diệt của xã hội Viking ở Greenland v.v…

Và để kết luận, Diamond đưa ra 5 yếu tố căn bản đóng góp vào sự sụp đổ của một số xã hội văn minh thời cổ đại. Đó là:

1- Sự tàn phá môi trường.

2- Sự thay đổi khí hậu thiên nhiên.

3- Sự tàn ác của xã hội lân bang.

 4- Sự hổ trợ thương mãi từ các xã hội khác.

5- Và sau cùng sự thích ứng hay không thích ứng của xã hội trước những vấn nạn xã hội cùng sự gia tăng dân số và nhu cầu tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên quá độ.

Từ đó, ông đưa ra nhận định là các quốc gia xưa bị sụp đổ vì những yếu tố trên, và ngày hôm nay, các quốc gia đã phát triển cũng sẽ đối mặt với những thách thức tương tự. Ngoài ra, cũng còn thêm một yếu tố thứ sáu mới nữa do loài người ngày hôm nay tạo dựng ra; đó là sự phá huỷ đa dạng sinh học (biodiversity) của thiên nhiên.

Nếu tiến trình “phá hoại” của nhân loại tiếp tục, nếu con người không còn khả năng giải quyết những vấn nạn căn bản trên, thế giới chắc chắn sẽ bị huỷ diệt toàn diện, chứ không phải từng vùng hay từng địa phương nữa.

* Vai trò của nhà hóa học

Qua một số nhận định nêu trên câu hỏi được đặt ra là sự bền vững được các nhà hoá học nhìn dưới nhản quan nào" Hiện tại, đã có hàng trăm cuộc nghiên cứu để sống còn và nhiều tài liệu giáo dục về hiện tượng bền vững nầy cũng như những đề nghị để bảo toàn sự bền vững toàn cầu của những nhà hoá học trên thế giới. Mục tiêu sau cùng không những là truy tìm công nghệ mới và sạch mà cũng phải cải thiện những công nghệ hiện tại cho được đắc dụng hơn và giảm thiểu sự phát thải ô nhiễm ra môi trường trong sản xuất hay dịch vụ.

Từ đó, vai trò của nhà hoá học sạch và xanh rất cần thiết trong lúc nầy và Viện Hoá học Xanh (Green Chemistry Institute) thuộc ACS đã bắt đầu làm cầu nối trong học đường, kỹ nghệ, và chính quyền để cùng nhau giải quyết vấn nạn toàn cầu.

Một thí dụ điển hình là TS John Warner, nhà hoá học xanh ở Đại học Massachusetts, Lowel, Giám đốc Trung tâm Hoá học Xanh, đã hướng dẫn một phái đoàn hoá học xanh đi khảo sát phát triển bền vững ở Nam Phi. Ông và phái đoàn cùng thảo luận với các nhà hoá học Phi về sự bền vững toàn cầu. Đối với những nhà hoá học Phi, nhiệm vụ của họ tương đối dễ dàng và giản dị trong việc phát triển ngành hoá học dựa theo tài nguyên của bản địa và áp dụng kỹ thuật tiên tiến từ các quốc gia đã phát triển. Nhưng vai trò của nhà hoá học xanh là làm thế nào để mang vào hội nghị khái niệm về bền vững hướng đến tương lai đến cộng đồng Phi châu  mà chính họ không hề đề cập đến.

Cụ thể hơn hết là phái đoàn Warner đã thăm viếng đại nông trường Maine trồng khoai tây, nơi chỉ sản xuất khoai tây để làm khoai chiên lát mõng hay nấu ăn. Trong khi đó, ông cố gắng thuyết phục các khoa học gia Phi châu phải thay đổi não trạng là biển đổi những sản phẩm từ khoai thành những sản phẩm cao cấp hơn, có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đó là thiết lập những nhà máy biến chế bột khoai thành polylactic acid, thành bio-polymer để làm những sản phẩm bao bọc thực phẩm hay quần áo. Điếu nầy giải quyết được một số nhu cầu của địa phương và cũng là một giải pháp đóng góp vào sự cải thiện môi trường bền vững trong phát triển.

Do đó, có rất nhiều chiều hướng con người có thể làm để đạt được sự phát triển bền vững trong đó những nhà hoá học xanh va sạch là một thành phần đóng góp không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường trong tương lai.

* Vai trò của chúng ta

Theo thống kê Hoa Kỳ vào năm 2004, lượng khí carbonic (CO2) phát thải vào không khí do nhiều nguồn khác nhau và có tỷ lệ như sau: việc chuyên chở chiếm 41%, điện năng 22%, công kỹ nghệ không dùng khí đốt 15%, khí đốt thiên nhiên 14%, và kỹ nghệ dầu hoả 8%.

Tại California, mức phát thả CO2 tính trên đầu người là 11 tấn/na(m vào năm 2006 và tòan Cali phát thải 500 triệu tấn/na(m. Do đó, tính đến năm 2020, Cali phải giảm 174 triệu tấn. Các biện pháp dự trù cho mức giảm thiểu nầy đứng về phía chính quyền là:

- Xe sạch: Bắt đầu từ năm 2009, tiểu bang cần phải đạt được 33% xe sạch so với 28% năm 2006;

- Bảo quản và tăng cường rừng để có khả năng hấp thụ 20% khí CO2 phát thải vào không khí;

- Năng lượng: Bảo quản và hạn chế năng lượng sử dụng trong các cơ xưởng để gảim bớt 30 triệu tấn khí CO2 hàng năm;

- Đối với mức gia tăng dân số, cần tăng cường hệ thống chuyển vận công cộng để giảm việc xử dụng xe cá nhân;

- Năng lượng tái tạo: Cố gắng đạt 20% năng lượng tái tạo cho điện năng, giảm 10% lượng CO2 phát thải;

- Nhà máy phát điện: Dùng công nghệ khí than làm giảm thiểu tối đa việc phát thải CO2, giảm được 10%

- Có thể giảm được 4% lượng CO2 phát thải trong việc thu hồi khí methan từ các bãi rác để biến thành điện năng và giảm thiểu được các khí phát tán trong kỹ nghệ dầu khí hiện tại.

Đứng về phía cá nhân, chúng ta cần có vài hành động tích cực ngõ hầ đóng góp vào việc cải thiện sự hâm nóng toàn cầu. Câu nói bất hủ của một triết gia người Anh vào cuối thế kỷ 18 là Edmund Burke:” Không một ai làm một lỗi lầm lớn hơn việc một người không làm gì hết mặc dù anh ta có thể làm một chút gì đó!” (Nobody made a greater mistake than he could only do a little!). Do đó, mỗi người trong chúng ta cần phải ghi nhận rằng nguồn năng lượng lớn nhất là nguồn bảo toàn năng lượng. Chúng ta cần phải chuẩn bị tư tưởng trong việc cải thiện, tái sử dụng, và bảo quản năng lượng để hướng đến việc dùng chúng một các bền vững và làm cho môi trường được trong sạch.

Một vài thí dụ cụ thể sau đây đóng góp vào việc bảo vệ môi trường cũng như hạn chế sự hâm nóng toàn cầu mà mỗi người trong chúng ta có thể làm được:

- Sửa chữa giày dép, quần áo để dùng lại, giảm được mức sử dụng năng lượng dùng trong việc sản xuất sản phẩm mới;

- Điều chỉnh nhiệt độ nóng/la.nh thấp/cao hơn tiêu chuẩn 50F có thể hạn chế được 5% năng lượng tiêu dùng trong việc xử dụng nước nóng và máy lạnh hay máy sưởi ấm;

- Máy giặt: 90% năng lượng xài trong nhà là do nguồn nước nóng cho máy giặt. Nên thay thế bằng nước ấm. Phơi quần áo ngoài sân; kiểm soát và bảo quản thường xuyên và có định kỳ máy nước nóng có thể giảm được 20% năng lượng dùng trong nhà;

- Bánh xe của bạn cần được bơm cao hơn áp suất trung bình cho phép có thể giảm được  5% lượng xăng tiêu dùng. Bảo trì xe thường xuyên cũng giảm được một lượng xăng tương tự;

- Tránh dùng máy lạnh càng nhiều càng tốt. Uỷ ban Năng lượng California (CEC) khuyến cáo nên thay mái nhà màu xậm bằng màu sang hơn sẽ hạn chế được mức năng lượng tiêu dùng trong nhà;

- Tránh việc đổ hoá chất dùng trong nhà vào đường thoát nước cũng như hạn chế tối đa việc dùng hoá chất trong sinh hoạt trong gia đình và ngoài sân cỏ;

- Dùng kiếng cửa sổ có màu và sử dụng hệ thống skylights trên mái nhà để tiết kiện năng lượng;

- Nên tắm bằng búp sen (douche) thay vì ngâm mình trong bồn tắm. Nên nhớ   một bồn nước tắm tương đương với 4 lần tắm douche;

- Kiểm soát nước rò rỉ từ các vòi nước trong nhà. Một giọt nước rỉ liên tục trong một năm tương đương với lượng nước sinh hoạt một ngày cho 200 người;

- Trong sinh hoạt gia đình, tránh việc dung các sản phẩm chứa dung môi (solvent) để tránh ô nhiễm không khí, cố gắng dùng bao bì bằng giấy, cartông, hay plastic bằng thực vật thay vì bằng hoá chất như PE, PCE v.v..;

- Sử dụng thực phẩm, rau trái đúng mùa để không khuyến khích việc trồng trọt trái mùa, phải tốn thêm nhiều năng lượng.

Tóm lại, vấn đề đặt ra nơi đây là mỗi người trong chúng ta hãy tự vấn lấy chính mình. Một khi ý thức được rõ ràng sự hiện hữu của con người cũng như trách nhiệm trước toàn cầu và tương lai, chúng ta sẽ tự hạn chế mọi sinh hoạt có thể được xem là làm tăng thêm nguy cơ hâm nóng toàn cầu; từ đó chúng ta sẽ biết phải làm gì. Làm để cho sự tồn vong của nhân loại và nhất là đừng để các thế hệ về sau nhận lấy nhiều hệ luỵ xấu của con người ngày hôm nay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.