Hôm nay,  

Chuyện Chưa Chịu Cũ

18/08/200700:00:00(Xem: 5273)

- " Ê, bắt được con cá lóc bự lắm! Đứa nào ra phụ tao coi!"
Tiếng anh Ba Tiền la lên từ ngoài cầu vó. Tôi từ trong nhà chạy vụt ra, miệng la bài hải:
- Đâu, đâu, bây lớn lận"
- "Tệ lắm cũng ký rưởi". Anh tôi vừa nói, vừa cười, coi bộ khoái chí tử.
Tôi chạy a lại, phụ kéo sợi giây rún vó lên cao. Anh tôi thò cây vợt có cái cán tầm vong dài nhằng, cố xúc con cá lóc đang phóng qua, phóng lại một cách giận dữ. Chắc là nó đang...cực lực phản đối, vì hành vi bạo lực của con người. Con cá lớn thật, da nó đen thui, láng mướt. Nó quậy dữ, nhưng rồi cuối cùng đành chịu phép nằm gọn trong cái vợt lưới. Ngay lúc đó, thằng Bé Lớn ở đâu từ phía sau vườn chạy túa ra, tay còn cầm cái giàn thun, miệng kêu lia lịai:
- Cá bự hả" Cá bự hả"
Rồi nó la lớn, hướng vào trong nhà:
- Má ơi! Có cá lóc bự rồi! Chiều nay nấu canh chua bắp chuối nghe!
Có tiếng má vọng ra từ dưới bếp:
- Vậy hả" Biểu thằng Chiêu đem ra ao "rọng" lại đi. Mai tao đãi khách đó!.
Vốn tính ham ăn, thằng nhỏ nghe vậy liền sụ mặt xuống, mất hứng, cằn nhằn:
- Khách hoài! Khách đâu mà nhiều vậy không biết nữa!
Vậy đó. Từ ngày ba tôi bán chiếc ghe "cà vom" lấy tiền mua lại miếng vườn nầy của ông Hào Khen, cả nhà tôi mới coi là...an cư lạc nghiệp. Miếng vườn chỉ rộng chừng nửa mẫu, nhưng được cái nó nằm dọc bờ sông, rất tiện đi lại bằng tam bản, hoặc xuồng ba lá. Lại có sẵn nhà cửa đàng hoàng, nhà lá thôi, nhưng cũng tạm coi là ấm cúng, khỏi phải sống linh đinh, tù túng ở trên ghe, nay ghé bến nầy, mai cắm sào bến khác, cực khổ. Ba lại lập ra miệng vó ngay trước cửa để anh em tôi ngày ngày kéo vó kiếm thêm tôm cá, vừa ăn, vừa bán, góp phấn ổn định cuộc sống, đặng cho ba yên tâm đi mần...việc nước. Ba mần việc ở Ủy Ban Hành chánh Kháng chiến, trụ sở đóng ở Đình Tân Trung. Từ nhà, đi bộ dọc theo bờ sông, qua khỏi nhà thờ đạo Thiên chúa, ở bên kia sông, chừng nửa tiếng là tới. Ngày nào cũng vậy, sáng đi, chiều về. Cũng có khi ba đi vắng luôn ba, bốn ngày. Má nói là ba đi họp đâu trên Huyện, trên Tỉnh gì đó. Huyện, Tỉnh ở tận đâu ai mà biết. Mỗi lần về nhà, ba hay dẫn theo một, hai người, có khi tới ba,bốn người không chừng. Vừa về tới cửa là ba kêu má:
- Má thằng Bé đâu" Bửa nay có mấy chú tới chơi. Cho mấy chú "tham gia" với nghe!
Má đang nấu cơm dưới bếp, nghe ba kêu, mau mắn trả lời:
- Ờ, mời mấy chú ngồi chơi, uống nước, để tôi nấu thêm cơm.
Rồi má quay qua tôi, biểu:
- Mày ra ngoài ao xúc con cá lóc lớn chút nghe, cho tao nấu canh chua. Sẵn, hái thêm mấy cọng ngò om.
Tôi lẹ làng xách vợt chạy ra ao, thò vô giỏ tre vớt cá. Hoàn thành nhiệm vụ. Tôi là chuyên viên... rọng cá mà!
Mới đầu nghe nói "tham gia" tôi không hiểu, nhưng nghe thét rồi quen. Thì ra "tham gia" tức là ăn cơm...ké với chủ nhà. Mỗi lần có ai tới "tham gia", má phải nấu thêm cơm, làm thêm món ăn. Khi thì má biểu anh Ba bắt con gà giò cho má làm thịt, xé phai, nấu cháo. Có khi má sai tôi bắt vài con cá ngon rọng sẵn trong giỏ. Cái giỏ lớn bộn, đương bằng tre, hình giống trái bầu, bên trên có nắp đậy, "neo" ở cầu ao ngay phía sau nhà, chừa một khúc chừng gang tay ló khỏi mặt nước, để cho cá... thở. Cái giỏ có thể rọng tới cả chục con chớ không ít. Má dặn hễ vó được con nào ngon thì đem bỏ vô giỏ rọng lại. Một bửa nọ, nhà có khách bất ngờ. Má biểu tôi ra cầu ao bắt cho má một con cá trê vàng để má chiên, dầm nước mắm gừng đãi khách. Tôi xách vợt ra ao, thò vô giỏ vớt được một con trê vàng bự. Xui xẻo sao, lúc tôi thò tay vô định nắm đầu nó thì con cá quẩy một cái mạnh. Một cái ngạnh của nó đâm vào ngón tay cái của tôi, đau thấu trời. Tôi hoảng hồn quăng luôn cái vợt xuống ao. Con cá vọt ra, lặn mất. Tôi ôm ngón tay chạy lẹ vô nhà, vừa đau vừa sợ bị má rầy, vì cái tội làm ăn ẩu tả. Thấy má, tôi mếu máo:
- Má ơi, con làm sẩy con cá xuống ao rồi, làm sao giờ"
Tưởng má sẽ mắng cho một trận, ai dè má chỉ cười, lấy dầu Nhị Thiên Đường thoa ngón tay cho tôi, nói:
- Có sao đâu! Nó trốn khỏi cái "giỏ nhỏ" thì chui vô cái "giỏ lớn", chạy đi đâu mà lo. Mai mốt tát ao bắt lại, mấy hồi.
Thì vậy, cái ao cũng giống như cái giỏ lớn thôi, khác chi đâu. Má ít học, chỉ biết đọc chữ in thôi, nhưng má ăn nói cũng "văn hoa" lắm chớ. Mà nói thiệt, mỗi lần nhà có khách tới "tham gia", mấy đứa con nít tụi tôi không mấy vui, vì không bao giờ được cùng  "tham gia" với người lớn. Những lúc đó, mỗi đứa xúc một tô cơm, má gắp cho vài con cá bóng kho tiêu, mấy con tép bạc rang muối, ngồi ăn sau bếp, hoặc bưng ra gốc dừa, gốc xoài sau vườn, vừa ăn vừa tán dóc với nhau, thét rồi cũng quen. Má cũng vậy. Bửa nào có nhiều người tham gia quá, má phải nấu nướng, dọn dẹp tới khuya,cực nhọc lắm. Dầu vậy, rất ít khi má phàn nàn. Má nói, ba đi mần việc nước phải có nhiều anh em, đồng chí. Chiều một chút cho ba vui, có tinh thần mới mần việc tốt được. Nói vậy chớ, có khi ba với mấy chú tham gia xong, rủ nhau đi hết, má dọn dẹp mệt, cũng cằn nhằn chút đỉnh: " Tham gia, tham gia là cha... ăn chực". Nói lén thôi, đâu dám cho ba nghe.


Ba đi làm suốt ngày, có khi tới tối mịt mới về nhà. Mọi sự trong ngoài giao cho má hết. Trông người má mảnh khảnh vậy, tưởng yếu ớt lắm, kỳ thật má rất khỏe. Má làm công chuyện cả ngày: may vá quần áo cho cả sáu đứa con, rồi sàng gạo, ướp cá gài mắm, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, cả trăm thứ việc linh tinh, kể không xuể. Má biết quán xuyến, sắp đặt công việc. Má phân công từ trên xuống dưới, đứa nào việc ấy, răm rắp. Chị Hai là con gái lớn, phụ má lo nấu cơm, cho heo, gà, vịt ăn, giặt quần áo cho mấy đứa nhỏ. Anh Ba là con trai lớn, năm đó, anh đã mười sáu tuổi, cái tuổi đang thời kỳ...nhổ giò, má hay nói vậy. Má giao cho anh đặt vó, săn sóc mấy liếp mía trong vườn, mần cỏ, vun gốc, bỏ phân...Anh làm xốc vác, coi thấy thương lắm. Tôi năm đó cũng đã mười hai tuổi đầu, nhưng coi giống như con vịt đẹt, ốm tong ốm teo, cái bụng ong ỏng, nổi gân xanh như mắc...tôm tích. Má nói hồi nhỏ tôi bệnh rề rề, khó nuôi, lại mang chứng kiết lỵ kinh niên, nuôi hoài hổng lớn. Nhưng được cái, mặt mày tôi cũng sáng sủa, dễ coi, lại thông minh, nhớ dai, cái gì học qua là nhớ liền. Má thường khen tôi là thằng...sáng dạ. Nghe nói hồi đó có ông thầy tướng tới chơi, thấy cái bản mặt xanh mét của tôi, ông phán :"Thằng nhỏ nầy coi bộ khó nuôi đó nghe, nhưng nếu ráng nuôi lớn, sau nầy nó có đường tương... chao lắm. Tin tôi đi!". Đường tương chao là cái giống gì, ai biết được, nhưng má nuôi tôi chắc cực khổ lắm. Vì vậy, tôi luôn được má thông cảm, cho làm việc nhẹ. Việc nhẹ, tức là không có việc gì chánh thức, sai đâu làm đó, cái gì làm nổi thì làm: khi phụ chị Hai cho gà ăn, lúc phụ anh Ba kéo vó, lúc giúp má hái rau sam, rau dền, mồng tơi, bù ngót để má nấu canh "xiêm lo". Mấy thứ nầy mọc thiếu gì ở sau vườn,xách rỗ đi một vòng là đầy nhóc, nấu canh mệt nghỉ. Thằng Bé Lớn nhỏ hơn tôi hai tuổi, coi bộ nó cũng không khá gì hơn tôi. Thằng nầy có tật khoái chơi hơn học, hơn làm. Tối ngày nó đi theo mấy đứa nhỏ hàng xóm ra đồng cởi trâu, mò cua, bắt ốc, cấm câu, bẩy chuột...A, thằng nầy câu cá giỏi lắm nghe. Có khi nó xách về cả giỏ đủ thứ cá lóc, cá trê, cá rô, có khi cả lươn, ếch nữa. Má nói nó có...nghề. Cá câu được má cho nó rọng riêng, bán lấy tiền để dành mua quần áo mới, kêu là tự lực cánh sinh, nên nó sướng lắm. Có lần tôi theo nó đi cấm câu từ lúc đầu hôm, mỗi đứa cắm độ chục cần, dọc theo bờ ruộng. Sáng sớm đi thăm , cần câu của nó "dính" ba, bốn con lóc bự xộn. Còn tôi, cả chục cần chẳng được con nào. Từ đó tôi thôi, không đi câu với nó nữa. Chị Hai nói tại tôi "nặng bóng vía", nên cá không dám ăn. Không biết phải vậy không" Còn con Diệp, em kế thằng Bé Lớn, được má giao nhiệm vụ giử thằng em út, thằng Bé Nhỏ. Thằng nầy mới chừng một tuổi, nhưng đã có "kinh nghiệm" chạy giặc từ khi còn trong bụng mẹ. Mới ra đời được bảy ngày, nó đã biết... chun xuống "trảng sê", trốn máy bay săn giặc của Tây. Thời đó (1950), chiến tranh bắt đầu ác liệt. Vùng chúng tôi đang ở là Ấp Tân Trung, xã Tân an, huyện Càn long, nằm trong khu kháng chiến. Tụi Tây từ ba phía, Trà vinh, Tiểu cần, Càn long bắn ô-buýt (pháo) vô hà rầm. Có khi còn cho " máy bay săn giặc" bay vô bỏ bom, bắn phá dữ lắm. Mà cũng ngộ, dân chúng ở đây dường như không biết sợ chết. Nghe tiếng ô-buýt, tiếng máy bay tới gần thì chun xuống trảng-sê trốn. Thấy yên yên thì chun ra, làn ăn, sinh hoạt bình thường. Bà con nói, nó bay trên trời, hơi đâu sợ. Trời kêu ai nấy dạ, lo chi mệt. Bọn con nít chúng tôi còn coi đó là dịp để...vui. Máy bay Tây mới bay qua là mấy đứa đã ló đầu lô nhô khỏi hầm, miệng la bài hãi: " Máy bay săn giặc, cắn c...ông già". Thiệt vui quá chừng!
Cuộc sống gia đình tôi cứ vậy, lửng lờ trôi, như đám lục bình trên sông, qua ngày, đoạn tháng. Cho tới một ngày nọ, trời tối mịch ba mới về nhà, coi mặt buồn hiu. Ăn cơm xong là ba đi ngủ liền, không ngồi uống trà nhâm nhi như mọi bửa. Nói đi ngủ chớ đêm đó bọn tôi ngủ ngoài bộ ván ngựa, nghe ba má nói chuyện rù rì với nhau trong buồng tới khuya, đâu ai biết chuyện gì. Hồi đầu hôm,  tôi thức hơi khuya, sáng dậy trễ, không thấy ba đâu, tưởng ba đi vô Ủy Ban như thường ngày. Ai dè, ra sau vườn thấy ba đang hì hụt cuốc đất, vun gốc mía. Thấy chuyện lạ, tôi rụt rè tới bên ba, hỏi nhỏ:
- Bộ bửa nay ba hông vô Ủy Ban sao"
Ba cười, mà thấy sao nét mặt không vui chút nào. Ba nói:
- Ba thôi làm Ủy Ban rồi. Ủy Ban cho ba "về vườn" luôn. Từ nay ba chỉ làm vườn, không đi làm việc nữa. Mà con còn nhỏ, đừng có hỏi nhiều, chừng lớn rồi con sẽ biết. Đi múc cho ba ly nước coi, nước mưa ở trong lu đó.
Tôi "dạ", rồi im lặng đi vô nhà rót nước, không dám hỏi thêm. Mãi mười mấy năm sau, lúc tôi đã làm thầy giáo, nghỉ hè về thăm nhà, nhắc lại chuyện cũ, ba mới giải thích lý do, vì sao hồi đó ba "được" về vườn. Nhưng đó là chuyện về sau. Từ hôm đó, ngày ngày ba lo vun xới miếng vườn, phá đất trồng thêm cây ăn trái, mở rộng thêm vườn mía. Khu vườn càng ngày càng tươi tốt hơn; đám mía cũng xanh hơn; mấy cây xoài, cây bưởi, cây ổi, cây mãng cầu cũng ra bông, đậu trái nhiều hơn. Cũng từ ngày đó, nhà tôi khách khứa ra vô cũng ít hơn. Không bao lâu sau đó, không còn ai tới lui như trước nữa. Cả mấy người mần Ủy Ban với ba tôi như chú Hai Quang, chú Sáu Sún, chú Năm Hoảnh, hồi trước ghé nhà tôi " tham gia" hà rầm, nay cũng biến đi đâu mất. Nhờ vậy, má tôi bớt cực nhọc hơn. Còn mấy chị em tôi thì khỏi nói, khoái trong bụng hết biết. Bây giờ vó được cá ngon, má cho ăn thả giàn: bửa canh chua, cá lóc kho tộ; bửa trê vàng dầm mắm gừng, cá rô chiên xả ớt..., không phải lo rọng để dành đãi khách nữa. Cái nhiệm vụ "rọng cá" của tôi cũng nhẹ đi nhiều...
xxx
"Thời giờ thắm thoát thoi đưa...".
Chuyện mới đó mà đã hơn năm mươi năm rồi. Lẹ thiệt! Sáu chị em bây giờ tản mác khắp nơi, như đàn gà con lạc mẹ. Mà lạc thiệt
chớ còn gì, bởi Ba Má cũng đã rủ nhau "về quê" hết rồi. Cái thằng Chiêu ốm yếu, khó nuôi hồi xưa không biết do đâu mà vẫn còn sống nhăng tới bây giờ, nay đã thành một ông già, "xuân xanh xấp xỉ...hàm răng rụng", đang sống lưu vong cách ấp Tân Trung nửa vòng trái đất. Mấy hôm rày đọc báo, thấy tin ông TT Bush qua Hà nội "tham gia" Hội nghị APEC; lại nói Hà nội mới thả BS Phạm Hồng Sơn và mấy người nữa, coi như để "đãi" khách quý tới thăm. Rồi lại nghe tin Hà nội bắt thêm LM Nguyễn Văn Lý, LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Thị Công Nhân và hàng tá người khác bỏ vô "rọng" tiếp...Rồi lại thả ông Nguyễn Vũ Bình; rồi lại bắt ông BS Lê Nguyên Sang..., rồi lại thả Bà LS Bùi Kinh Thành..., để chào mừng phái đoàn ngoại giao gì đó của Mỹ. Bắt rồi thả, thả rồi bắt như vậy riết, coi như lúc nào trong " giỏ " của Nhà Nước cũng có sẵn một mớ..., để dành đổi chác, làm quà cho các quí vị...đại gia, mỗi khi cần xin xỏ một thứ gì: một cái PNTR, một cái WTO, một cái ghế ba chân ở Hội Đồng Bảo An LHQ..." Nghe mấy thứ tin tức...mình đó, "ông già" buồn muốn khóc. Tự nhiên nó làm ông già nhớ tới căn nhà lá ở ấp Tân Trung, nhớ miệng vó bên bờ sông, nhớ cái cầu ao có "neo" cái giỏ tre; nhớ câu chuyện " giỏ nhỏ, giỏ lớn". Và nhớ má quá chừng... Má ơi, má có biết rằng cái  "truyền thống"... rọng cá đãi khách hồi xưa của nhà mình, nay đã tiến nhanh, tiến mạnh lên thành...quốc sách rồi không"" Nhưng bây giờ người ta không rọng cá nữa. Mà rọng...người. (Trích Truyện dài " Ba Chìm Bảy Nổi ", cùng tác giả)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dù lệnh cấm đã được công bố rộng rãi và có hiệu lực, người dân California – kể cả trẻ vị thành niên – vẫn có thể mua thuốc lá điện tử có hương vị trên mạng. Điều này được chỉ ra qua một nghiên cứu mới được xuất bản trên JAMA Network Open. Vào ngày 21 tháng 12 năm 2022, California ban hành Senate Bill 793 của Thượng viện, cấm bán hầu hết các sản phẩm thuốc lá có hương vị (flavored tobacco), bao gồm cả thuốc lá điện tử (e-cigarettes), cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Shisha, các loại xì gà cao cấp và thuốc lá không khói (loose-leaf tobacco) được miễn khỏi luật này.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, tình trạng buồn nôn và nôn mửa thường xảy ra trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ chủ yếu do một loại hormone gây ra. Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này có thể dẫn tới những phương pháp điều trị tốt hơn cho tình trạng ốm nghén, kể cả những trường hợp hiếm gặp, nguy hiểm đến tánh mạng.
Thời tiết thay đổi có thể khiến cho tâm trạng và cảm xúc thay đổi theo, mùa lễ cũng có thể gây ra những thay đổi trong tâm trạng và hành vi của mọi người. Vào khoảng thời gian này trong năm, sẽ có nhiều người trong chúng ta cảm thấy căng thẳng, lo lắng và bực bội hơn bình thường. Những nguyên nhân gây căng thẳng có thể dẫn tới nguy cơ cao về các bệnh tim mạch, ngộ độc rượu và cả tỷ lệ tử vong do đột quỵ.
Salmonella lại hoành hành. Vào đầu tháng 12, các cửa hàng thực phẩm trên khắp Hoa Kỳ đã thu hồi dưa vàng (cantaloupes) sau khi người ta phát hiện ra rằng cả trái nguyên và loại cắt sẵn đều bị nhiễm khuẩn Salmonella ở 34 tiểu bang – và đã gây ra hai trường hợp tử vong. Dưa cantaloupes nhiễm salmonella cũng được phát hiện ở Canada, các viên chức y tế công cộng cũng ra lệnh thu hồi loại trái cây này.
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta đều đối mặt với rất nhiều kẻ xâm nhập tiềm ẩn, đặc biệt là trong mùa lạnh và ở những vùng khí hậu lạnh. Những vi sinh vật này, được gọi là các tác nhân gây bệnh (hay mầm bệnh), xuất hiện dưới nhiều hình thức như vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Hệ thống miễn dịch của cơ thể thiết lập nhiều tuyến phòng thủ để chống lại chúng. Và đây là cách hệ thống đa tầng này hoạt động.
Vào ngày Chủ Nhật 7 tháng 12 2023, tại Trung Tâm Thực Hành Chánh Niệm Nam Cali (MPC), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi chia sẻ về cách hướng dẫn cho các em tuổi teen thực hành chánh niệm. Cùng tham dự buổi chia sẻ còn có chị Chơn Nguyên, y tá của Học Khu Centralia (Buena Park), huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, nhiều bậc phụ huynh có con em đang ở tuổi teen, tăng thân Xóm Dừa, Nụ Hồng…
Thuốc diệt siêu vi (Antiviral drugs) thường được coi là một phát minh của thế kỷ 20. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một điều bất ngờ trong hệ thống miễn dịch của chúng ta: Nó có thể tự mình tổng hợp các phân tử diệt siêu vi (antiviral) để phản ứng chống lại sự lây nhiễm của vi rút. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về một loại protein tạo ra các phân tử diệt siêu vi tự nhiên. Khác xa với phát minh hiện đại của nhân loại, tự nhiên đã tiến hóa các tế bào tiến hóa để tạo ra “loại thuốc” của riêng chúng – biện pháp phòng vệ xa xưa nhất để chống lại virus.
Trí tuệ nhân tạo / AI (Artificial Intelligence) gần đây được nhắc đến rất nhiều không những trong giới công nghệ máy tính mà cả trong các môi trường chính trị, kinh tế, xã hội vì tác dụng tiềm năng của nó trên mọi lãnh vực của đời sống con người. Riêng trong lãnh vực y học, AI đã và đang có những bước tiến đáng kể. AI đang được sử dụng để cải thiện kết quả của bệnh nhân, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe, có khả năng cách mạng hóa y học bằng cách cung cấp các chẩn đoán chính xác hơn, kế hoạch điều trị cá nhân hóa và cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân.
Cũng giống như một cuốn từ điển vật lý, ‘cuốn từ điển’ trong đầu của chúng ta cũng chứa thông tin về các từ, bao gồm các chữ cái, âm thanh và ý nghĩa hoặc ngữ nghĩa của từ, cũng như thông tin về các thành phần câu cú và cách ghép các từ lại với nhau để tạo thành các câu đúng ngữ pháp. ‘Cuốn từ điển’ đó còn là một cuốn từ điển các từ ngữ đồng nghĩa. Nó có thể giúp chúng ta kết nối các từ ngữ và xem chúng giống nhau về ý nghĩa, âm thanh hoặc chính tả như thế nào.
Vừa mới mua một thùng raspberry hôm qua, mà hôm nay chúng bắt đầu trông hơi…mốc lên rồi. Mà mang bỏ hết thì tiếc đứt ruột – hay là chỉ lấy những trái bị mốc bỏ ra là được? Không ít người sẽ quyết định như vậy. Tưởng chừng như vô hại, nhưng nấm mốc trên thực phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề, từ chứng khó tiêu cho đến những tình huống nghiêm trọng nhất như tổn thương thận hoặc thậm chí là ung thư.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.