Hôm nay,  

Nguy Cơ Mù Mắt

22/07/200600:00:00(Xem: 2681)

Bài này đề cập 2 loại bệnh mắt gây nguy cơ mù mắt. Nghiên cứu thứ nhất nói về phụ nữ bị bệnh tiểu đường tăng cao nguy cơ bệnh mắt cườm nước, cao nhãn áp và nghiên cứu thứ hai nói về bệnh mù mắt người già, thoái hóa điểm vàng.

Phụ Nữ Tiểu Đường Tăng Nguy Cơ Cao Nhãn Áp (glaucoma)

Bs Louis Pasquale và các đồng nghiệp thuộc Đại Học Y Khoa Harvard theo dõi bệnh tăng nhãn áp (glaucoma) nghiên cứu 20 năm cho phụ nữ bị tiểu đường loại 2. Tất cả bao gồm 76312 phụ nữ tiểu đường từ năm 1980 tới 2000 trong chương trình nghiên cứu Nurse Health Study. Tất cả mọi bệnh nhân đều trên 40 tuổi, chưa bao giờ bị bệnh cao nhãn áp. Tất cả mọi bệnh nhân được khám mắt định kỳ.

Nghiên cứu xác suất bao gồm những yếu tố như tuổi tác, chủng tộc (race), cao huyết áp, chỉ số trọng khối cơ thể (body mass index), tập thể dục, uống rượu, hút thuốc lá, tiểu sử gia đình tăng nhãn áp. Kết quả cho thấy 60%-70% phụ nữ tiểu đường loại 2 bị bệnh tăng nhãn áp. Dường như không có liên hệ mập phì, tiểu đường loại 2 và nguy cơ cao nhãn áp. Kết quả nghiên cứu cho biết hiện tượng kháng insulin tăng cao áp xuất nhãn cầu, do đó tăng cao nguy cơ bệnh cao nhãn áp (glaucoma). Kết quả còn khuyến cáo: phụ nữ tiểu đường loại 2 nên khám định kỳ truy tầm bệnh tăng nhãn áp. Nghiên cứu đăng trong báo Ophthalmology, July 2006.

Tiếp theo là những nghiên cứu khác liên hệ bệnh tiểu đường và tăng nhãn áp:

1) Cơ Quan Nghiên Cứu Glaucoma Hoa Kỳ cho biết cứ mỗi 2 năm bệnh nhân tiểu đường nên khám mắt định kỳ truy tầm bệnh cao nhãn áp glaucoma. (Glaucoma Foundation, 2006).

2) Bệnh tiểu đường tăng cao nguy cơ bệnh cao nhãn áp glaucoma gấp 2 lần người bình thường.

3) Ngoài bệnh tiểu đường, những nguyên nhân khác có thể gây nguy cơ bệnh cao nhãn áp như: thoái hóa điểm vàng, những thuốc như corticosteroids, thuốc trị bệnh trầm cảm, thuốc trị cao huyết áp, bệnh cao huyết áp, khi về già chất dịch trong mắt di chuyển chậm, bệnh thiếu dinh dưỡng hay di truyền.

Thoái Hóa Điểm Vàng (Macular degeneration)

Trong Báo Archives of Ophthalmology, 2006, có 2 bài nên đọc:

1) Bài thứ nhất: Tăng áp xuất trong tròng mắt khi ngủ và thay đổi áp xuất dịch mắt trong ngày khi trở dậy. Đây là một nghiên cứu bao gồm 148 bệnh nhân bị cườm nước cấp tính chưa điều trị. Áp xuất cường nước đo trong phòng mạch dưới 21 mm thủy ngân (trung bình 14.8 ± 3.2 mm thủy ngân). Đo áp xuất cườm nước khi ngồi dậy so sánh vơí áp xuất khi bệnh nhân nằm ngủ. Kết quả đo áp xuất cườm nước cho 148 bệnh nhân ngồi dậy ban ngày là 16.0 ±  2.7 mm thủy ngân thấp hơn so vơí áp xuất cườm nước khi ngồi (18.9 ± 3.9 mm thủy ngân) hay lúc nước dịch sản xuất trong tròng mắt (17.5 ± 3.6 mm thủy ngân). (p < 0.001). Đo áp xuất cườm mắt ban đêm khoảng 3 giờ sáng và lúc ngồi buổi trưa. Kết quả cho thấy áp xuất cườm nước cao nhất trong lúc ngủ. (Ha T, et al.: Achives of Opthalmology 124: 165, 2006).

2) Bài thứ 2 so sánh giữa bệnh thoái hóa điểm vàng, cườm khô, cườm nước, và mắt không nhìn rõ, vơí mắt bệnh nhân tiểu đường liên tục trong 14 năm.

Nghiên cứu bao gồm 4916 người, tuổi từ 43 tơí 84, trong thơì điểm từ September 15, 1987 tơí May 4, 1988. Tơí thơì điểm December 31, 2002, 32% bệnh nhân tử vong (trung bình thêm đơì sống là 13.2 năm). Sau khi điều trị những yếu tố khác như tuổi tác, giới tính, những yếu tố trong cuộc sống của mỗi bệnh nhân. Kết quả cho thấy đời sống giảm tuổi thọ ở bệnh nhân bị cườm khô, bệnh hư võng mạc do tiểu đường, mắt yếu kém và liên hệ độ xơ cứng mắt. Đàn ông bị ảnh hưởng nhiều hơn đàn bà. Kết quả cho thấy những bệnh mắt như cườm khô, bệnh võng mạc tiểu đường, mắt nhìn không rõ, liên hệ đời sống của bệnh nhân và giảm thọ. (Knudtson MD, et al.: Archives of Opthalmology, 124: 243, 2006).

Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; Điện Thoại: (714) 547-3915; E-mail: nmtran@hotmail.com; Y Dược Ngày Nay: www.yduocngaynay.com/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.