Hôm nay,  

Những Ngày Cuối Của Người Bệnh Hiv-aids

14/04/200100:00:00(Xem: 7873)
Năm 1992, bệnh nhân bị bệnh nhiễm HIV lên tới một triệu người tại Hoa Kỳ. Số người bị bệnh đã giảm đi nhiều trong những năm gần đây. Nhưng nguồn tin mới nhất cho biết bệnh nhân bị HIV tại Việt Nam có khoảng 30,000 người. Theo các nhà chuyên môn, con số này có thể còn cao hơn.

Nói chung, bệnh nhân bị HIV-AIDs sẽ sống lâu nếu được chữa chạy trong những nơi có phương tiện đàng hoàng. Tại Mỹ, so sánh tử vong vì Aids năm 1995 và những năm 1998-1999 thấy giảm đi từ 75.6 phần trăm xuống 33.2 phần trăm. Phần khác, nguyên nhân tử vong vì AIDs cũng thay đổi. Chẳng hạn trước đây vào năm 1995, tử vong thường do nhiễm trùng và ký sinh trùng, thì ngày nay, từ 1998-1999, tử vong AIDs vì suy thận, ung thư, và sưng phổi.

Bệnh nhân trong giai đoạn cuối có những triệu chứng như: đau đớn, mất cân lượng, ăn không ngon, tê liệt thần kinh, quên lãng, táo bón, tiêu chảy, xuống tinh thần ưu trầm (depression), ói, mửa, và không vui.

Những bác sĩ chuyên môn hay chuyên viên cần theo dõi chữa bệnh liệt kháng trong giai đoạn cuối của cuộc đời đã theo đúng tiêu chuẩn của Cơ Quan Y Tế Thế Giới. Tất nhiên phải bao gồm nhiều vấn đề như lo lắng chăm sóc triệu chứng đau đớn của bệnh nhân, chăm sóc tâm thần, đời sống tâm linh hay tâm lý, giúp bệnh nhân phấn đấu với cuộc sống, hay an ủi gia đình bệnh nhân sẵn sàng đáp ứng mọi biến chuyển có thể sẽ sẩy ra cho người bệnh.

Bệnh nhân liệt kháng AIDs mất dần sức sống:
Trước hết cân lượng xuống nhiều, ít ra mất cân khoảng 10 phần trăm. Nóng lai rai, yếu sức, hay tiêu chảy.

Xuống cân một phần do mất năng lực, không ăn uống để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể, một phần vì dinh dưỡng đã bị tiêu hủy. Bệnh nhân nhiễm HIV tiêu hao năng lực nhiều hơn người bình thường. Tệ hơn nữa nếu còn bị nhiễm trùng thêm nhiều thứ khác ngoài HIV. Đôi khi bệnh nhân cần uống vài loại thuốc để kích thích sự ăn uống, chẳng hạn Dronabinol. Những thuốc khác cũng được dùng như: megestrol acetate, cyproheptadine, prednisone. Đôi khi phải dùng testosterone trong trường hợp bị yếu sinh lý (hypogonadism). Trong những trường hợp nặng và nếu cân lượng xuống quá thấp, có khi phải dùng kích thích tố tăng trưởng như cộng thêm thuốc cytokine-modulators (thalidomide và pentoxiphylline).

Bệnh nhân nhiễm HIV trong thời kỳ cuối cùng bị đau đớn không khác gì như người bị ung thư. Người bệnh kêu đau ngực, đau bụng, đau thần kinh ngoại biên, nhức đầu, đau bụng dưới, đau bắp thịt, đau khớp xương. Bệnh nhân nhiễm HIV đau đớn trong giai đoạn cuối sẽ được chữa trị đúng mức như bệnh ung thư.

Người nhiễm HIV dễ bị bệnh quên lãng:
Khoảng 20 phần trăm bệnh nhiễm HIV bi bệnh liên hệ vấn đề thần kinh. Chẳng hạn bệnh lãng quên. Bệnh nhân không tập trung được, đi đứng không vững, run rẩy, mất thăng bằng, người mềm xèo, đôi khi bị ưu trầm tinh thần xuống dốc (depression).

Nói tóm lại, bệnh nhân nhiễm HIV trong giai đoạn cuối cùng của cuộc đời cần được săn sóc giống như tất cả những bệnh nhân khác. Bài này viết với mục đích giúp chúng ta chứng kiến sự đau khổ của chứng bệnh hiểm nghèo trong giờ phút cuối cùng của một đời người.

Sau đây là vài lời khuyên cần tránh để khỏi bị nhiễm HIV-AIDs.
- Cần tránh những chất nhờn hay dung dịch từ người bị HIV-AIDs như máu (kể cả máu từ đường kinh), tinh trùng, chất nhờn phụ nữ hay huyết trắng phụ nử, sữa từ vú khi cho con bú: tất cả đều có thể truyền HIV. Ngay cả nước miếng, mồ hối, nước mắt, cũng có HIV nhưng số lượng siêu vi trùng ít nên không truyền bệnh được.

Chúng ta cần hiểu biết ít điều căn bản sau đây:
- Nên tránh luyến ái lung tung. Luyến ái với một người tốt hơn là gặp nhiều người. Không nên luyến ái cách khác hơn là thiên nhiên vì dễ bị nhiễm HIV. Nhiễm trùng HIV dễ sẩy ra trong trường hợp đồng tính luyến ái.
- Trong trường hợp nghi ngờ, không an toàn, cần đeo bao áo mưa.
- Không dùng chung chạ kim chích với người khác trong vấn đề ma túy. Nên tới trung tâm chuyên môn để cai ghiền thuốc.
- Cẩn thận trong vấn đề tattoo nếu không sát trùng cẩn thận, hay dùng đồ xỏ tai, xỏ môi hay mũi.
- Không uống nhiều rượu. Không dùng cocaine, marijuana, và nhiều loại thuốc xái khác. Ảnh hưởng ma túy làm tâm thần hết sáng suốt, không đề phòng chu đáo, dễ nhiễm trùng HIV hơn.
- Không những phải đề phòng HIV, mà cần ngừa những chứng bệnh phong tình khác có thể sẩy ra bất cứ lúc nào.

Ghi chú:

1. Bài này viết với mục đích nâng cao kiến thức, không dùng để tự trị liệu. Nếu bạn có thắc mắc về tình trạng sức khỏe hay thuốc men, xin hỏi bác sĩ gia đình.

2. Bác Sĩ Phi Huynh-Đỗ, Chuyên khoa về Nhiễm Trùng, Bệnh HIV-AIDs, tại Đaị Học Y Khoa Bern, Thụy Sĩ sẽ thuyết trình đề tài về HIV: The exploding HIV-epidemic in Asia and in VietNam- Building partnerships to combat AIDs, tại trụ sở Vietnamese American Medical Research Foundation (Dr. Lương Quốc Khanh), Westminster, California, ngày April 22, 2001).


Bác Sĩ Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; E-mail: nmtran@hotmail.com; Điện thoại: (714) 547-3915.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.