Hôm nay,  

Khi Nào Người Già Ngưng Lái Xe?

16/09/200000:00:00(Xem: 7912)
Trong vài thập niên tới đây, số người già, trên 65 tuổi, lái xe ở Hoa Kỳ sẽ càng ngày càng nhiều. Thật vậy, tới năm 2020, sẽ có khoảng 15 phần trăm người già hơn 65 tuổi vẫn còn lái xe (SM Retchin, J Annapolle, Clin.Geriatr. Med. 9: 279, 1993).

Nhưng, thời gian trôi qua. Có một lúc nào đó người già lớn tuổi sẽ không lái xe được nữa. Trước hết, các cụ bắt đầu lo lắng cho sức khỏe của mình, vì mắt nhìn không rõ, vì phong thấp làm đau nhức, cử động khó khăn, và vì trí óc kém minh mẫn.

Vấn đây đặt ra ở đây là cho tới lúc nào, chính người già và thân nhân sẽ nhận thức được điều quan trọng là: khi lớn tuổi sẽ không lái xe an toàn được nữa"

Trước hết, đối với người già lái xe, chúng ta cần đặt những câu hỏi sau đây:
. lái xe có thường xuyên hay không" đi bao xa" lái xe đi đâu"
. lái quanh quẩn vùng quê hay ra ngoài tỉnh" Trung tâm thành phố hay ngoại ô"
. đường đi như thế nào"
. có quen đường xá hay không"
. có chở ai cùng đi không"
. có từng đụng xe bao giờ chưa"
. có hay lạc đường không"

Cần phải để ý thuốc men các cụ đang uống là thuốc gì" Vì nếu đang lái xe, không được uống những thuốc sau đây:
. Loại á phiện (opioids).
. Benzodiazepines.
. Antidepressants (thuốc chữa xuống tinh thần).
. Hypnotics (thuốc ngủ).
. Antipsychotics (thuốc tâm thần).
. Antihistamines (thuốc chữa dị ứng).
. thuốc chữa bệnh cao máu trong mắt (glaucoma).
. Nonsteroidal anti-inflammatory drugs (thuốc chữa phong thấp).
. muscle relaxants (chữa cho bắp thịt không căng thẳng). (DB Carr, American Family Physician, January 2000).

- Những bệnh tật sau đây, nhất là những loại bệnh già, cũng không thể lái xe được:
. bệnh liên hệ tới xương, bắp thịt, phong thấp,
. bệnh não, rối loạn thần kinh,
. tai biến mạch máu não,
. ngủ ngáy (apnea),
. ghiền rượu,
. thuốc xái nghiện ngập.

Nếu có những bệnh sau đây, cũng không được lái xe:
. kinh phong,tiểu đường, bệnh phổi, bệnh tim mạch, bệnh hay quên (dementia), bệnh Parkinson, mắt kém, lãng tai, ngủ ngáy (apnea).
- Những thay đổi hoạt động cơ thể của người già cũng không cho phép lái xe:

Bệnh nhân lớn tuổi cần thử nghiệm để tìm hiểu khả năng hoạt động. Thí dụ: thử nghiệm khả năng nhìn, nghe, chú ý (selective hay divided attention), cần phải tới những nơi chuyên môn. Văn phòng bác sĩ, nói chung, cũng không đũ khả năng chẩn định.

Về vấn đề ghiền rượu, sẽ đặt những câu hỏi cho các cụ như sau:
. Có khi nào cụ nghĩ cần phải bớt uống rượu hay không"
. Có ai chỉ trích cụ uống rượu mà lái xe không"
. Có khi nào cụ thấy hối hận vì uống rưôu không"
. Có khi nào vào mỗi buổi sáng cụ phải uống chút rượu không"

Vài lời khuyên thêm phòng ngừa khi lái xe:
. cả người lái xe lẫn hành khách đều phải đeo giây nịt (seat-belt) cho an toàn. Mặc dầu có người lấy cớ vì mập quá không muốn đeo nịt. Có người viện cớ phải hút thuốc lá nên không đeo nịt. Có trường hợp không ý thức được bổn phận khi lái xe cần phải đeo nịt an toàn.
. Nếu nam giới uống 3 li rượu, một giờ sau, mức rượu trong máu lên 0.05/dl máu, có cơ nguy tăng tai nạn lên gấp đôi. Văy tất nhiên là không được uống rượu khi lái xe.
. Cần phải đi đúng tốc độ theo bảng cho phép bên lề đường.
. không dùng điện thoại cầm tay khi lái xe.
. theo luật ở đây, nếu đi xe đạp thì phải đi nón sắt.

Những trường hợp sau đây không cho phép các cụ lái xe:
. Tự thấy sức khỏe yếu, hay khả năng quá yếu.
. Người thân trong gia đình khuyên nhủ không nên lái xe.
. mất bảo hiểm xe. . không được cấp bằng tiếp tục lái xe.

Và sau hết, cần giải pháp giúp các cụ những phương tiện chuyên chở công cộng.

Tuy nhiên, trường hợp các cụ không chịu nghe lời khuyên nhủ thì sự quyết định cuối cùng vẫn là Cơ quan cấp bằng lái xe (Motor Vehicle Department) sẽ phán xét và quyết định thu bằng lái xe ( DB Carr, American Family Physician, January 2000).

Nói tóm lại, phòng ngừa lái xe cho người già đặt trên căn bản an toàn, tránh tử vong, có lợi cho tất cả mọi người xung quanh, và cũng có lợi cho chính bản thân người lái xe nữa.

(Ghi chú: bài này viết với mục đích giúp nâng cao kiến thức, không dùng tiêu chuẩn trong việc lái xe. Nếu có gì thắc mắc, xin hỏi bác sĩ gia đình, những người có Thẩm Quyền hay Cơ Quan Cấp Bằng lái xe (DMV) tại nơi mình đang cư ngụ).

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., FAAFP; E-mail: nmtran@hotmail.com ; Điện thoại: (714) 547-3915.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.