Hôm nay,  

Vì Sao Nước Uống Nhiễm Trùng?

02/12/200000:00:00(Xem: 6580)
Nguồn tin mới nhất tuần này (11/28/2000) cho biết nước uống ở vài thành phố vùng Los Angeles có mức kim loai Aluminium cao và hình như có người bị trúng độc.

Gần đây, chúng ta thường nghe nói tới vấn đề nứơc uống có thể nhiễm trùng hay nhiễm độc. Tại một vài nơi, nước nhiễm độc do những hoá chất khác như chì, muối nitrates, methyl-tertburyl ether-MTBE, và muối chlorides. Ngoài ra nước uống cũng có thể bị nhiễm vi trùng hay nhiễm siêu vi trùng gây nhiều bệnh nguy hiểm (TE Ford, R MacKenzie, PostGraduate Medicine, Serptember 2000).

Nhưng thực ra, khó mà định nghĩa được thế nào gọi là nước uống an toàn" Bởi vì ngày nay, kỹ thuật tân tiến đã giúp nước lọc rất tinh khiết, loại bỏ được khá nhiều chứng bệnh nguy hiểm, như vi trùng như dịch tả (cholera), thương hàn (typhoid), và kiết lị (dysentery).

Cho tới năm 1993, đột nhiên xẩy ra vụ dịch tễ tại Milwaukee, Wisconsin. Dịch do vi trùng Cryptosporidium. Dịch gây nhiễm trùng cho khoảng 400 ngàn người. Và làm hằng trăm người chết, kể cả bệnh nhân AIDs vì bị tử vong rất nhanh chóng. Sau đó người ta mới biết nước uống đã bị nhiễm trùng Cryptosporidium.

Sau tai nạn này, vấn đề phòng ngừa dịch tễ do nước bị nhiễm trùng đã được đề cập tới thường xuyên hơn. Nhiều khía cạnh phòng ngừa được đưa ra. Nhất là vấn đề nước uống bị nhiễm trùng và nhiễm độc.

Trong vài trường hợp, thử nghiệm đã tìm được những vi trùng và độc tố sau đây trong nước uống:
. Vi trùng dịch tả (Vibrio cholera), tiêu chảy (Shigella), thương hàn (Salmonella), tiêu chảy khi du lịch (E. Coli), nhiễm trùng vào gan (Leptospira), đau bao tử (Helibacter Pylori), tiêu chảy do vi trùng Campylobacter, hay Aeromonas, hay do Yersinia enterocolitica, nhiễm trùng phổi do Mycobacterium Avium.
. Ký sinh trùng làm tiêu chảy như Giardia lamblia, kiết lị.
(Entameba histolytica), tiêu chảy do ký sinh trùng Isospora belli hay Cryptosoridium parvum, và nhiễm trùng Toxoplasma gondii (một loại ký sinh trùng vừa gây bệnh cho người, cho súc vật như mèo và chim chóc).
. Siêu vi trùng Norwalk hay Rotavirus trong nước cũng sinh bệnh tiêu chảy. Và thêm siêu vi trùng gây bệnh viêm gan A và E.

Nói chung, phần lớn nhiễm trùng trong nước uống gây bệnh ruột và bao tử. Và 50 phần trăm bị bệnh tiêu chảy.

Nhưng vì sao nước uống bị nhiễm trùng hay nhiễm độc"
. Trước hết là do nguồn nước xuất phát.
. Rồi do cách lọc và tẩy trùng nước.
. Và kỹ thuật phân phối nước.

Những phương pháp kể trên thật ra chưa được toàn hảo. Nhưng tất nhiên, Cơ Quan có thẩm quyền đã cố gắng tới mức tối đa để sản xuất nước uống tinh khiết, tránh khỏi nhiễm trùng hay nhiễm độc.

Phần khác, nước có thể bị ô nhiễm từ không khí hay do vi trùng trong rừng xâu, hoang dã.
Nước từ lòng đất tương đối sạch sẽ hơn, nhưng lại dễ bị nhiễm độc hoá chất MTBE do dầu lửa trong hầm mỏ.

Bởi vậy, nếu muốn nước uống tinh khiết, chúng ta cần phải khử trùng và lọc nước cho sạch. Tuy nhiên, vài chất khử trùng đôi khi cũng có vấn đề, chẳng hạn có thể gây ung thư bọng đái và một ít ung thư khác (RD Morris et al., Am J Public Health 82: 955, 1992). Hiện nay, có vài cách khử trùng mới được dùng như chlorides và ozone.

Vấn đề kế tiếp là hệ thống phân phối nước phải được an toàn. Vì nhiều thành phố còn dùng những hệ thống dẫn nước cũ kỹ. Khi ống nước bị bể, vi trùng có thể lọt vào nước uống. Thí dụ như tai nạn đã xẩy ra vào năm 1989-1990 do vi trùng E. Coli từ lòng đất tràn vào nước uống, giết hại hàng trăm người (DL Swerdlow et al., Ann Int Med 17: 812, 1992).

Để phòng ngừa nước uống khỏi bị nhiễm trùng hay trúng độc:
. Chúng ta nên uống nước đun sôi.
. Phải chặn đứng dịch tễ khi lan tràn.
. Cơ Quan hữu trách phải kiểm soát thường xuyên nước uống.
. Phải cập nhật hóa kỹ thuật bảo vệ nước uống.
. Kiểm soát chặt chẽ nước nguồn.
. Và, cũng phải điều chỉnh kỹ nghệ nước uống thường xuyên.

Sau hết, chúng ta cũng biết rằng vấn đề y tế phòng ngừa ngày nay chưa được mở mang tại nhiều nước trên thế giới. Kiểm sóat nước uống khỏi nhiễm trùng, nhiễm độc chưa được thực hiện hoàn hảo. Ấy là chưa kể nhiều nước ở Á Châu có mỏ dầu lửa. Hóa chất MTBE từ hầm dầu hỏa rất có thể sẽ làm nhiễm độc nước uống, nhưng hiện giờ chưa thấy ai đề cập tới.

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., FAAFP; E-mail: nmtran@hotmail.com ; Điện thoại: (714) 547-3915.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.